Ôn tập ngữ văn 12

VN

Em hãy cảm nhận về cảm xúc, tâm trạng và những thay đổi của nhân vật Tràng từ khi có vợ (truyện ngắn Vợ nhặt – Kim Lân)? Từ đó liên hệ với cảm xúc, tâm trạng của nhân vật Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở ( truyện ngắn Chí Phèo – Nam Cao) để thấy được chiều sâu của ngòi bút nhân đạo ở hai nhà văn?

NH
21 tháng 5 2019 lúc 9:46

Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng:

a. Giới thiệu chân dung lai lịch:

- Lai lịch: dân ngụ cư: tha phương cầu thực, không sống được ở quê mình nên tìm đến một vùng đất khác -> bị kì thị, bị phân biệt đối xử:

+ Không được chia ruộng đất

+ Không được sống cùng trong không gian của ngôi làng, phải sống ở rìa làng hoặc ngoài đê.

+ Không được tham gia bất cứu sinh hoạt cộng đồng nào của làng xã.

Dân gian có câu: “Trai làng ở góa còn đông/ Tại sao em lại lấy chồng ngụ cư

- Gia cảnh: nghèo

+ Gia đình chỉ có mẹ góa con côi, bố mất sớm.

+ Công việc bấp bênh, không ổn định: kéo xe bò thuê ở trên tỉnh, thu nhập không cao.

- Chân dung ngoại hình: đường nét thô kệch giống như sự gò đẽo sơ sài của tạo hóa.

+ Hai mắt nhỏ tí gà gà đắm vào bóng chiều.

+ Hai bên quai hàm bạnh ra

+ Thân hình to lớn vập vạp

+ Lại có tật vừa đi vừa lảm nhảm những điều mình nghĩ. (lẽ ra chỉ nghĩ trong đầu)

+ Khi cười thường ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch.

=> Đối với những đứa trẻ trong xóm, Tràng chỉ như một đứa trẻ lớn. Anh chỉ có “sức hấp dẫn” với lũ trẻ con trong xóm chứ không phải các cô gái đến tuổi cập kê.

=> Ở Tràng hội tụ đầy đủ các yếu tố bất lợi để có thể lấy được vợ. => đáng thương, tội nghiệp

b. Sự kiện mang tính bước ngoặt cuộc đời: Tràng “nhặt” được vợ:

- Xuất phát từ những câu bông đùa: (lần thứ nhất) “Muốn ăn cơm trắng với giò/ Lại đây mà đẩy xe bò với anh”. Đó là câu đùa vui của tuổi trẻ (trai chưa vợ, gái chưa chồng), và cũng là câu hò để đánh nhịp, cho đỡ mệt khi đang kéo xe lên dốc tỉnh. Đối tượng nghe là mấy cô gái đang ngồi vêu ra trước cửa kho thóc, nhưng anh không chủ tâm tròng ghẹo cô nào cả. Nhưng trong đám phụ nữ đang ngồi vêu ở cửa kho thóc đẩy ra một người phụ nữ, đó là thị. Thị ton ton chạy lại, liếc mắt cười tít đẩy xe bò giúp Tràng thật.

- Sự chia sẻ, thương cảm giữa những người đồng cảnh. Đó là những người nghèo phải đối với cái chết đang treo trước mặt. Tràng thấy thị: Hôm nay thị rách quá, áo quần như tổ đỉa, trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai hốc mắt. (Liên hệ với gương mặt của A Phủ khi bị trói đứng) Nhìn thấy tình cảnh ấy của thị, Tràng rất thương. Tràng sẵn sàng đãi thị một chặp bốn bát bánh đúc. Đặt trong bối cảnh nạn đói những năm 45, miếng ăn trở thành tâm điểm, trở thành quan trọng và quý hơn cả. Tràng đãi một người phụ nữ không quen biết ấy cho thấy Tràng là người rất hào phóng.

- Từ lời nói đùa của Tràng, thị theo về thật. (Lần thứ hai)

Khi Tràng lại kéo xe qua, thị chạy ra: “Điêu, người thế mà điêu. Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt”.

Tràng nói: “Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã”.

Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu”.

Đấy ăn gì thì ăn”.

Thế là thị ngồi sà xuống, ăn một chặp bốn bát bánh đúc. Ăn xong, thị nói: “Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố”.

Làm ***** gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”.

Thị theo về thật. Tràng cũng trợn. Sợ không biết có kham nổi không. Nhưng đó chỉ là nỗi sợ thoáng qua, Tràng dẫn thị về làm vợ.

=> Trong những lời bông đùa, nói vui, có cả sự đồng cảm, đó là bối cảnh khiến Tràng rất tình cờ nhặt được vợ. Xuất phát từ lời nói bông đùa, chẳng cần rò la tận nguồn lạch sông, thị theo không Tràng về làm vợ. Đó là tình huống hết sức lạ lùng khiến Tràng có diễn biến tâm trạng lạ lùng: từ ngạc nhiên, ngỡ ngàng, vui vẻ, lo âu, bối rối, mà cũng tràn đầy lạc quan, tin tưởng.

c. Diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng:

* Chiều hôm trước:

- Trước khi dẫn nhau về: Tràng xưa nay vốn là anh chàng cục mịch thô kịch bỗng trở nên tinh ý, tinh tế. Anh thấy người phụ nữ rách tả tơ như tổ đỉa, trên khuôn mặt chỉ có dấu hiệu hiện hình của cái chết. Anh trở nên tinh tế bằng một loạt những hành động:

+ Mua cho 1 cái thúng con mới. (để thị đỡ tủi thân)

+ Dẫn đi ăn một bữa no. (thay mâm cơm này cưới)

+ Mua 2 hào dầu. (được gọi là hoang phí, bởi khi ấy chỉ cần có miếng ăn cho ấm bụng là tốt rồi nhưng với Tràng, hôm nay anh có vợ mới nên hào phóng mua hẳn 2 hào dầu để nhà cửa cũng sáng sủa một chút)

=> Từ con người thô kệch trở nên tâm lí, tinh tế. Tràng chăm sóc vợ mới rất chu đáo.

- Trên đường về:

+ Phớn phở, tủm tỉm, sáng lấp lánh. (niềm vui)

+ Tràng lấy làm thích chí lắm, mặt vênh vênh lên tự đắc với mình. (khi thấy thị e thẹn, rón rén, cúi đầu, chân nọ bước ríu cả vào chân kia)

+ “Như quên hết cảnh sống ê chề tăm tối hàng ngày, quên hết cả cái đói, quên hết cả những tháng ngàu trước mặt, chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi lên. Một cái gì mới mẻ lạ lẫm lắm, chưa từng xuất hiện trong người đàn ông ấy

=> Tràng vượt qua tất cả để sống với hạnh phúc mình đang nắm giữ.

=> Trong cả đoạn văn bị lược trích, có tới 20 lần nhà văn miêu tả và khắc họa điệu cười tủm tỉm ấy của Tràng => vui, phấn khởi

- Khi về đến nhà:

+ Bỗng cùng ngượng nghịu.

+ Đứng tây ngây giữa nhà, chợt thấy sờ sợ.

+ Tủm tỉm cười một mình, ngạc nhiên trong sửng sốt: “Đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra là hắn đã có vợ rồi đấy ư.

=> Đây là khuôn mặt sung sướng của một người đã lấy được vợ.

- Khi giới thiệu với mẹ về nàng dâu mới:

+ Sốt sắng chờ mẹ về.

Hắn lật đật chạy ra đón: Hôm nay sao u về muộn thế! Làm tôi đợi nóng cả ruột.”

+ Khi bà cụ tứ trở về ríu rít vui mừng. Mời mẹ ngồi một cách chĩnh chện để thưa truyện.

+ Giới thiệu vợ với mẹ một cách trân trọng.

Kìa nhà tôi nó chào u. Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ. Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau. Chẳng qua nó cũng là cái số cả.” => Sự giới thiệu trân trọng và đầy trìu mến với mẹ về người vợ mới mà mình vừa nhặt được. Cách giới thiệu khiến người vợ không bị tủi thân, lạ lẫm, không bị cảm thấy mất bình đẳng vì mình theo không về nhà chồng. Cách giới thiệu này thể hiện sự trân trọng, bình đẳng, có chút gì đó ngờ nghệch của Tràng.

+ Khi được đồng ý thì thở phào, người như nhẹ hẳn đi. Từ giờ phút này anh đã chính thức có vợ, có hạnh phúc của riêng mình, có một gia đình, một người vợ để chăm sóc.

* Sáng hôm sau:

- Hạnh phúc đã khơi dậy ý thức bổn phận của người đàn ông trong gia đình.

+ Tràng tỉnh dậy muộn -> dễ chịu, êm ái, lửng lơ như người từ trong giấc mơ đi ra -> ngỡ ngàng trước hạnh phúc mình đang nắm giữ.

+ Tràng quan sát khung cảnh đang bày ra trước mắt mình, nhận thấy cảnh tượng thay đổi mới mẻ, khác lạ:

· Nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ hẳn: đống quần áo rách như tổ đỉa vắt khươm mươi niên ở góc nhà đã được đem ra sân hong, 2 chiếc am nước khô cong giờ đã được kín được đầy ăm ắp, đống rác mùn tung bành ngay giữa lối đi đã được dọn sạch.

· Không khí gia đình: mẹ và vợ chung tay dọn dẹp, vun vén nhà cửa: mẹ anh đang lúi húi rẫy những búi cỏ dại mọc nham nhở ở ngoài vườn, vợ anh đang quét sân, tiếng chổi quét đưa xoàn xoạt. Hình ảnh ấy, âm thanh vui tươi ấy khác hẳn với cảnh ngày thường.

=> Gia đình được quét dọn sạch sẽ, chung tay bởi tất cả các thành viên trong gia đình.

=> Thức dậy trong Tràng nhiều cảm xúc:

Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía, cảm động. Bỗng hắn thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này”.

- Thấm thía cảm động

- Bỗng thấy thương yêu, gắn bó.

- Vui sướng, phấn chấn.

=> Nhận thức mới mẻ: nhận thấy có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.

=> Hành động: Xăm xăm chạy ra sân, muốn chung tay tu sửa căn nhà.

=> Muốn chung tay để nghênh đón tương lai tươi sáng đến với gia đình.

- Khao khát đổi đời:

+ Quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội: Trong bữa cơm đầu tiên chào đón cô con dâu mới. Bà cụ Tứ bê ra hồ hởi, chè khoán đây chè khoán đây nhưng thực chất là nồi cháo cám. Bà cụ né tránh cái nhìn của mọi người. Cô con dâu cũng ngồi sà xuống. Lúc bấy giờ có tiếng trống thúc sưu. Bà cụ than thở: “Đằng nó bắt giồng đay, đằng nó bắt nộp thuế. Giời đất này thì có sống nổi hay không?”. (Liên hệ chị Dậu, đó là tình cảnh chung: bán con bán chó vẫn không đủ tiền đóng sưu). Người vợ ngạc nhiên và nói ở mạn Thái Nguyên Bắc Giang người ta không đóng thuê mà còn phá kho thóc Nhật cha cho người đói. Nghe thông tin ấy Tràng đã thần mặt ra nghĩ ngợi, khuôn mặt khó đăm đăm. Anh nhớ tới hình ảnh những người kéo đi phá kho thóc Nhật “Những người đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Anh hỏi: “Việt Minh phải không? Việt Minh phải không?” Anh nhớ lại và tiếc rẻ, nghĩ ngợi vẩn vơ khó hiểu. Nếu được quay ngược thời gian, có khi anh sẽ không kéo xe đi một lối khác mà anh đã nhập vào đoàn người đi phá kho thóc Nhật ấy.

=> Nghĩ ngợi -> Nhớ lại -> Ân hận, tiếc rẻ.

+ Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới lẩn khuất, ẩn hiện trong trí óc Tràng.

-> Người đọc tin tưởng Tràng sẽ đi theo Việt Minh, theo cách mạng. Có lẽ anh sẽ trở thành người dân đầu tiên ở Việt Minh nổi dậy chống Nhật, phá kho thóc Nhật cứu đói, giải phóng làng của mình.

-> Hình ảnh lá cờ chính là tín hiệu cho tương lai tươi sáng.

-> Đây là cái kết mở, đầy tính khai sáng, khác hẳn với các tác phẩm trước đây. Trước năm 1945, các tác phẩm với cảm quan bi quan nên nhân vật luôn có cái kết bi thảm đó là cái chết nhưng sau năm 1945, Kim Lân đã có cảm quan của người chịu ảnh hưởng của CM. Chi tiết kết thúc này có giá trị nghệ thuật và mang sức nặng về tư tưởng rõ nét: thể hiện niềm tin, niềm lạc quan của con người dưới sự soi rọi và dẫn dắt của Cách mạng, của Đảng.

d. Liên hệ với cảm xúc, tâm trạng của nhân vật Chí Phèo:

- Tràng nhặt được vợ là tình huống éo le đến chính bản thân nhân vật cũng không ngờ tới. Tình huống này khiến nhân vật vui sướng, hạnh phúc. Ban đầu cũng chợm nghĩ "không biết có nuôi nổi nhau" qua cái nạn đói này không nhưng rồi cũng tặc lưỡi và quyết chí làm ăn, xây dựng gia đình.

- Còn Chí Phèo khi gặp Thị Nợ thì cũng thức tỉnh khát vọng hoàn lương và muốn trở lại làm người lương thiện, xây dựng một gia đình nhỏ. Chí Phèo và Thị Nở đã ăn ở và sống với nhau đúng 5 ngày theo nghĩa vợ chồng. Nhưng sự dở hơi và phũ phàng của Thị Nợ đã khiến Chí Phèo nhận ra mình đã mãi mãi mang khuôn mặt quỷ dữ, không thể trở lại làm người lương thiện được nữa. Chí Phèo xách dao đến đâm chết Bá Kiến rồi cũng tự đâm chết mình.

=> Như thế, khi gặp nhân vật nữ của mình, hai nhân vật Tràng và Chí Phèo đều có sự thay đổi trong cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ. Nhưng Tràng có những suy nghĩ tích cực và vượt qua khó khăn còn Chí Phèo lại không thể vượt qua "hình hài quỷ dữ" để trở lại làm người lương thiện. Sở dĩ có sự khác biệt là do Tràng là nhân vật gắn bó với thời cách mạng tháng Tám - khi nhân dân đã biết đứng dưới ngọn cờ của Đảng để đấu tranh giải phóng, còn Chí Phèo là nhân vật của làng Vũ Đại - nơi còn chịu sự ràng buộc và thống trị của những lễ giáo phong kiến hà khắc, chế độ phong kiến bất công...

=> Do thời đại và hoàn cảnh sáng tác khác nhau nên mỗi tác phẩm lại được khắc họa theo một cách khác nhau. Điều này cũng chứng tỏ nhãn quan và cái tài của người cầm bút khi đã nhận ra được vấn đề của thời đại, của xã hội đương thời.

e. Tổng hợp đánh giá:

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Tạo dựng tình huống truyện độc đáo: Tràng nhặt vợ -> Làm tiền đề để khắc họa tính cách, tâm lí nhân vật -> Nhân vật hiện lên nổi bật, sắc nét.

- Khả năng khám phá và phân tích diễn biến tâm lí nhân vật điêu luyện, tài tình.

- Sử dụng ngôn ngữ người nông dân rất tự nhiên, nhuần nhuyễn, đưa ngôn ngữ đời sống của người dân vào trang văn -> nhân vật hiện lên chân thực, sống động.

* Giá trị nội dung tư tưởng mà nhân vật truyền tải:

- Giá trị hiện thực: Phơi bày, phản ánh tình trạng khổ sở của người nông dân Việt Nam trong nạn đói năm 1945 trong tình cảnh 1 cổ 3 tròng (Phong kiến, Nhật, Pháp).

- Giá trị nhân đạo:

+ Cảm thông, thương xót trước nỗi khổ tận cùng của người dân Việt Nam trong nạn đói năm 1945

+ Lên án, tố cáo những thế lực đã gây ra thảm cảnh cho người dân Việt Nam: phong kiến tay sai, thực dân Pháp, phát xít Nhật.

+ Phát hiện và trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người dân Việt Nam trong tình cảnh khốn cùng: tấm lòng nhân hậu, khát khao hạnh phúc, tin tưởng vào tương lai.

+ Tìm thấy tia sáng cuối đường hầm, lối thoát đổi đời cho người dân.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NL
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
PB
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
VP
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết