Văn bản ngữ văn 7

NY

Em có suy nghĩ gì về ý kiến :"Phò giá về kinh " là 1 khúc khải hoàn ca về niềm tin chiến thắng ??

Ai biết câu này giúp mình với ạ!!!Mn giúp mình với mai mình phải nạp rồi!!! Help me!!!!!!!khocroikhocroi

ND
10 tháng 12 2016 lúc 21:28

Tụng giá hoàn kinh sưnhư một trang kí sự bằng thơ nóng hổi tính thời sự và đầy ắp sự kiện lịch sử của thời đại nhà Trần. Bài thơ tứ tuyệt này ghi lại một cách hào hùng hai chiến công vang dội của quân và dân Đại Việt vào xuân - hè năm Ất Dậu (1285): trận Hàm Tử và trận Chương Dương. Thừa thắng, quân ta tiến lên giải phóng kinh thành Thăng Long. Trần Quang Khải kể lại hào khí chiến thắng đó:

“Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm Tử bắt quân thù

Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy ngàn thu”.

Thượng tướng Trần Quang Khải là một người văn võ toàn tài, một trong những anh hùng - thi sĩ tài ba lỗi lạc thời nhà Trần. Ông là một trong những anh hùng đã đem tài thao lược chỉ huy tướng sĩ làm nên những chiến công oanh liệt Chương Dương, Hàm Tử.

Hai câu đầu ghi lại những trận thuỷ chiến dữ dội nổ ra trên chiến tuyến sông Hồng. Trận Hàm Tử diễn ra vào tháng 4 - 1285, tướng Trần Nhật Duật chém được Toa Đô. Hai tháng sau, Trần Quang Khải đại phá giặc Nguyên - Mông tại bến Chương Dương. Hàng vạn giặc bị tiêu diệt, bịbắt làm tù binh. Quân ta chiếm được nhiều chiến thuyền, vũ khí và lương thảo của quân giặc phương Bắc.

Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp liệt kê và phép đối, làm nổi bật hai sự kiện lịch sử mang tầm chiến lược đã diễn ra tại bến đò và quan ải trọng yếu trên phòng tuyến sông Hồng. Việc sau (Chương Dương) nói trước, việc trước (Hàm Tử) kể sau: nói ít mà gợi nhiều, sức rung cảm của vần thơ rất kì diệu:

“Đoạt sáo Chương Dương độ,

Cầm Hồ Hàm Tử quan”.

Hai cụm từ: “Đoạt sáo” (cướp giáo) và “Cầm Hồ” (bắt giặc Hồ) được đặt ở vị trí đầu cầu thơ, như một trọng âm, một nốt nhấn trong khúc ca khải hoàn, đồng thời gợi tả hai cú đánh trời giáng xuống đầu quân xâm lược, Chiến công nối tiếp chiến công, quân ta đánh thắng giòn giã. Niềm vui thắng trận tràn ngập lòng người. Từ nhà vua đến tướng sĩ, từ vương hầu đến người dân, ai ai cũng hả hê, sung sướng.

Cuốn Kinh thế đại điển tự lục đời Nguyên đã ghi nhận: “Thuỷ lục đến đánh vào đại doanh, vây thành vòng, tuy chết nhiều, nhưng quân tăng thêm càng trở nên đông. Quan quân (nhà Nguyên) sớm tối đánh rất khôn đôn, thiếu thôn, khí giới đều kiệt”.

Hai chiến công ở bến Chương Dương và cửa Hàm Tử đã làm thay đổi cục diện chiến trường, quân ta từ rút lui chiến lược đã tiến lên phản công như vũ bão. Mới ngày nào, 50 vạn quân Mông cổ do Thoát Hoan cầm đầu kéo sang như sóng dữ tràn ngập bờ cõi Đại Việt. Khói lửa ngút trời kinh thành Thăng Long. Giặc từ hai phía kẹp lại như hai gọng kìm sắt, từ ải Nam Quan đánh xuống, từ Chiêm Thành đánh ra. Vận nước như ngàn cân treo sợi tóc. Nhưng với tài thao lược của Trần Quốc Tuấn và tướng sĩ, quân ta đã “lấy đoản binh chế trường trận” của quân xâm lược Thiên triều. Trận Chương Dương, Hàm Tử đại thắng. Thế cờ đảo ngược. Quân ta đánh thắng giòn giã, giáng sấm sét xuống đầu lũ giặc phương Bắc. Kinh thành Thăng Long được hoàn toàn giải phóng. Quân xâm lược bị quét sạch ra khỏi đất nước ta. Đó là những ngày tháng vinh quang của dân tộc. Mùa hè năm Ất Dậu (1285) là mùa hè mà niềm vui chiến thắng trào dâng sông núi. Câu thơ của Trần Quang Khải như một trang kí sự chân thực, hào hùng, mang phẩm vị anh hùng ca tạo nên một nét rất đẹp của bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư.

Máu xương của ba quân, lòng quả cảm của người chiến binh, tài thao lược của tướng soái... đã góp phần làm nên chiến công Chương Dương, Hàm Tử oanh liệt. Phải là người trong cuộc, phải là nhà thơ tài hoa, Trần Quang Khải mới viết được những câu thơ hùng tráng như vậy! Tác giả Tụng giá hoàn kinh sư là một trong những thi sĩ đầu tiên của Đại Việt đã đem địa danh sông núi thân yêu in đậm vào lịch sử và nền thơ ca dân tộc như mộtdấu son chói lọi: Chương Dương và Hàm Tử. Ta đã biết tính hàm súc là một trong những tính chất làm nên vẻ đẹp văn chương của thơ ca đích thực. Chỉ bằng hai câu thơ ngũ ngôn, thi sĩ đã gợi ra bao ý nghĩ, bao liên tưởng, bao cảm xúc, ý vị sâu xa về sức mạnh Đại Việt.

Từ trong khói lửa của chiến tranh, từ trong đống tro tàn của đất nước, nhà thơ đã nghĩ về đất nước trong ngày mai thanh bình. Phần hai của bài thơ nói lên những suy nghĩ của Trần Quang Khải về giang sơnTổ quốc, về tiền đồ của dân tộc. Giọng thơ trở nên sâu lắng, thâm trầm. Như một lời tâm tình, nhắn gửi:

“Thái bình tu trí lực,

Vạn cổ thử giang san”.

Nhà thơ tự nói với mình, tự nhắc nhở mình về nhiệm vụ trước mắt mà cũng là nhiệm vụ lâu dài: “Thái bình tu trí lực”. Giặc ngoại xâm đã bị quét sạch, đất nước mới được thái bình, các quý tộc, các vương hầu phải “tu trí lực”, nghĩa là nên gắng sức, đem tài trí, đem sức người, sức của ra xây dựng đất nước. Đó cũng là điều tâm huyết mà nhà thơ muốn nhắc nhở mọi người. Lời thơ cho thấy nhãn quan sáng suốt, sâu xa của Trần Quang Khải, cho thấy tầng lớp quý tộc nhà Trần là lực lượng tiến bộ nhất, trong xu thế đi lên của lịch sử, đang nắm quyền lãnh đạo đất nước Đại Việt.

Vì sự vững bền của giang sơn đến muôn đời mà “tu trí lực”. Lời thơ bình dị, nhưng ý tưởng chứa đựng bên trong, cái ý thức nhắc nhở của nhà thơ thì không chút tầm thường và đơn giản. Câu thơ hàm chứa một tư tưởng vĩ đại. Khi Tổ quốc Đại Việt đứng trước họa xâm lăng của Hốt Tất Liệt thì “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức” (Trần Quốc Tuấn). Trong hòa bình, từ vua tôi đến tướng sĩ, từ vương hầu đến người dân bình thường, ai ai cũng phải biết “tu trí lực” sống hết mình vì sự bền vững muôn thuở của đất nước thân yêu: Tự hào về quá khứ oanh liệt của ông cha, mọi người phải nghĩ về tương lai của đất nước, về tiền đồ của dân tộc, để sống và lao động sáng tạo sao cho thật có ích, có nhiều ý nghĩa:

“Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy ngàn thu”.

Tóm lại, bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư là một kiệt tác trong nền thơ văn cổ Việt Nam. Ý thơ hàm súc, ngôn ngữ thơ bình dị mà sâu sắc. Bài thơ có giá trị lịch sử như một tượng đài chiến công tráng lệ, nó làm ta sống lại những năm tháng kháng chiến hào hùng đánh thắng giặc Nguyên - Mông. Nó nhắc nhở mỗi con người Việt Nam biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, đẹp tươi, bền vững muôn đời. Trên hành trình đi tới thế kỉ XXI của nhân dân ta, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh...”. Bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải vẫn mang tính thời sự thiết thực đốivới mỗi chúng ta. Tâm thức của thi sĩ - anh hùng vẫn như ánh sao chiếu sáng bầu trời quê hương đất nước!

Bình luận (0)
NL
10 tháng 12 2016 lúc 21:17

+ Thời tiết diễn biến thất thường

+ Mùa mưa có năm đến sơm, năm lại đến muộn

+ Lượng mưa có năm ít, có năm gây lũ lụt, năm lại gây hạn hán

Bình luận (0)
NL
10 tháng 12 2016 lúc 21:18

Xin lỗi, mk trả lời nhầm câu =))))

Bình luận (0)
TA
10 tháng 12 2016 lúc 21:18

I. Mở bài

- Trần Quang Khải (1241-1294) là vị tướng có công lớn trong cuộc kháng chiến chông quân Nguyên - Mông ở đời Trần. Lịch sử ca ngợi ông là vị tướng tài, văn học ghi nhớ ông với những vần thơ sâu xa lí thú (Phan Huy Chú - Lịch triều hiến chương loại chí).

- Bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư (Phò giá về kinh) là một trong 11 bài thơ còn lại của ông và cũng là tác phẩm có vị trí đặc biệt trong lịch sử văn học Việt Nam.

II. Thân bài

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Cuối năm 1284, quân Nguyên - Mông do Thoát Hoan cầm đầu ồ ạt tấn công nước ta lần thứ II. Trước sức mạnh của quân giặc, Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông phải rời khỏi kinh đô đi lánh nạn. Nhưng chỉ mấy tháng sau, vào tháng 5 - 1285 (tháng 4 năm Ất Dậu), quân ta đã phản công bất ngờ, chiến thắng lớn ở trận Hàm Tử; tháng 7 - 1285 (tháng 6 năm Ất Dậu), ta lại thắng lớn ở Chương Dương. Kẻ thù thất bại hoàn toàn.

- Sau chiến thắng, Trần Quạng Khải là người hộ giá hai vua Trần trở về kinh đô. Trong không khí ngày khải hoàn, Trần Quang Khải đã cảm hứng làm bài thơ này.

2. Phân tích

2.1 Tựa đề

- Tụng giá hoàn kinh sư nghĩa là Phò giá về kinh. Tựa đề nêu lên một sự kiện lịch sử, nhưng sâu xa còn là nguyên cớ gợi cảm hứng cho nhà thơ. Bởi lẽ, sự kiện đưa vua trở về kinh đô đánh dấu chiến thắng của quân ta, khẳng định đất nước ta sạch bóng quân thù, quê hương dã trở lại những ngày thanh bình. Mặt khác, tác giả còn là người góp một phần công sức vào niềm vui chiến thắng của toàn dân tộc. Vì thế, sự kiện lịch sử không là những con số vô cảm mà là một niềm thơ, niềm cảm xúc dạt dào.

2.2 Hai câu đầu

- Hai câu thơ đầu nhắc lại chiến thắng có tính quyết định, trận Chương Dương và Hàm Tử. Hai địa danh vừa có ý nghĩa cụ thể về lịch sử, vừa có ý nghĩa tượng trưng. Tượng trưng vì từ nay, hai địa danh này sẽ vang lên trong lòng người dân Việt Nam, trong lịch sử như một thời đại hào hùng. Hai thế kỉ sau, trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã tự hào nhắc lại:

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi ÔMã.

Việc xưa xem xét,

Chứng cớ còn ghi.

- Cách sắp xếp thứ tự hai địa danh có phần đặc biệt. Trận đánh Chương Dương xảy ra sau nhưng lại được Trần Quang Khải kể trước. Điều này phù hợp với diễn biến tâm trạng của nhà thơ. Trận sau mới xảy ra, dường như còn nóng hổi, đang nức lòng mọi người, đặc biệt là tác giả, người có vai trò lớn trong chiến công này.

- Âm điệu hai câu thơ khác nhau. Câu một với động từ mạnh Đoạt sáo nghĩa là cướp giáo, nhịp thơ nhanh gấp, mạnh mẽ, dứt khoát diễn tả thế trận chuyển hóa bất ngờ, mau lẹ, từ chỗ lùi bước đến đánh đuổi quân giặc, từ trường kì kháng chiến đến kháng chiến chớp nhoáng tiêu diệt kẻ thù. Câu hai với âm điệu lại nhẹ nhàng diễn tả việc bắt giặc, mà là bắt sống một cách dễ dàng.

- Lời thơ ngắn gọn, chắc nịch, đanh thép, bày tỏ niềm tự hào về chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

2.3 Hai câu sau

- Nếu hai câu đầu kể về chiến công thì hai câu sau là lời kêu gọi nỗ lực xây dựng đất nước vững bền. Trần Quang Khải đã không dừng lại ở niềm vui chiến thắng, không nghĩ đến việc nghỉ ngơi, hưởng lạc. Ngay trong không khí chiến thắng, ông đã nghĩ đến kế sách lâu dài với một tinh thần trách nhiệm, nhìn xa trông rộng.

- Ông quan niệm đất nước thái bình không chỉlà chấm dứt chiến tranh, thái bình còn phải là xây dựng đất nước mãi mãi vững bền, mang lại hạnh phúc ấm no cho nhân dân. Mà muốn có thái bình, phải có sự phấn đấu nỗ lực của toàn dân. Lời thơ như một lời tự nhủ, đồng thời bộc lộ niềm tin, niềm hi vọng vào sự bền vững muôn đời của đất nước.

- Nếu hai câu thơ đầu ta bắt gặp vẻ đẹp oai hùng của một vị tướng thì hai câu thơ sau ta cảm nhận được nét đẹp trong trí tuệ và đạo đức của nhà thơ Trần Quang Khải.

III. Kết bài

- Bài thơ bày tỏ nỗi vui mừng, niềm hãnh diện tột độ của tác giả trước chiến thắng vẻ vang của dân tộc, đồng thời khẳng định quyết tâm xây dựng đất nước ngàn thu.

- Làm nên chất thơ chính là cảm xúc tự hào, vui mừng về chiến công hiển hách của dân tộc, là hào khí của thời đại nhà Trần và niềm tin vào một nền thái bình vững chắc. Những cảm xúc ấy được ẩn chứa trong cách nói chắc nịch, ngắn gọn của thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, không hoa mĩ, cầu kì. Đây cũng là vẻ đẹp độc đáo của bài thơ mà tác giả là một vị tướng.

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
PM
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
NY
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết