Văn bản ngữ văn 7

BC

em có suy nghĩ gì về tình cảm của em đối với cha mẹ

VT
21 tháng 10 2019 lúc 23:53

Tham khảo:

“Công cha đức mẹ cao dày

Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ

Nuôi con khó nhọc đến giờ

Trưởng thành con phải biết thờ song thân”

Công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái là vô cùng to lớn, không sao kể xiết. Vì vậy, những người làm con khi đã khôn lớn, trưởng thành phải luôn ghi nhớ công lao trời biển ấy và báo đáp, phụng dưỡng cha mẹ. Đúng như những lời trong câu ca dao: “Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Bất kể ai cũng vậy, từ khi mới chào đời ta đã nhận được tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ và những người xung quanh. “Mang nặng đẻ đau” chín tháng mười ngày để rồi vỡ òa trong niềm vui và hạnh phúc khi nghe thấy tiếng khóc đầu đời của con. Còn gì vui sướng hơn khi sau bao nhiêu ngày tháng chờ đợi, thiên thần của cha mẹ đã ra đời. Và cũng từ đó, cha mẹ vất vả hơn khi phải chăm sóc con, lo cho con tất cả mọi thứ, thức trắng đêm trông nom khi con ốm. Cứ như vậy cho đến khi con “ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”, thời gian trôi con lớn dần trong vòng tay yêu thương, chăm sóc của cha mẹ còn cha mẹ thì vất vả hơn vì vừa phải lo cho công việc vừa phải lo cho con. Nhưng có một điều mà chắc chắn ai cũng biết đó là cho dù vất vả, nặng nhọc đến đâu chỉ cần những đứa con luôn vui tươi, khỏe mạnh thì đó đã là niềm động viên, an ủi, tiếp thêm sức mạnh cho những người làm cha, làm mẹ rồi.

Công lao của cha mẹ thật vô cùng lớn lao, chính vì vậy con cái cần làm tròn trách nhiệm của mình đối với cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành. Khi còn nhỏ, bổn phận của con cái là phải biết vâng lời cha mẹ, chăm chỉ học tập rèn luyện để cha mẹ được vui lòng. Tuy còn nhỏ, chưa thể giúp gì nhiều cho cha mẹ nhưng việc phấn đấu để trở thành con ngoan trò giỏi chính là món quà to lớn dành cho cha mẹ của mình. Mặc dù có nhiều lúc cha mẹ có quát mắng ta nhưng suy cho cùng, những bậc làm cha làm mẹ chỉ muốn những điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình. Có thể khi đó, chúng ta còn quá nhỏ để hiểu được một cách sâu xa những lời quát mắng đó là muốn tốt cho mình, nhưng khi đã trưởng thành, ta thầm cảm ơn những lời quát mắng đó đã giúp ta hiểu ra nhiều điều hơn. Khi con cái dần trưởng thành cũng là lúc cha mẹ ngày càng già yếu đi, đây chính là lúc những người làm con cần làm làm tròn chữ hiếu của mình, đó là phải phụng dưỡng, chăm sóc chu đáo cho cha mẹ của mình, có như vậy mới làm tròn chữ hiếu của đạo làm con.

Tuy nhiên không phải những người con nào cũng làm tròn trách nhiệm của mình đối với cha mẹ. Có những người con xem cha mẹ của mình là gánh nặng khi họ già yếu đi, anh em trong cùng một gia đình đùn đẩy trách nhiệm nuôi cha mẹ hết cho người này rồi đến người khác, có một số người chọn cách đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão để không mất thời gian chăm sóc. Cha mẹ cả một đời vất vả vì con cái, chỉ mong lúc về già được an nhàn, sum họp bên con cháu, vậy mà những người con nỡ nhẫn tâm bỏ mặc cha mẹ trong sự cô đơn, mặc dù vẫn đầy đủ về cuộc sống vật chất nhưng lại thiếu thốn tình cảm, lúc nào cũng cảm thấy cô đơn.

“Công cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”

Một lần nữa phải luôn tự nhắc nhở rằng, công lao, ơn nghĩa của cha mẹ là không gì có thể sánh nổi. Những người làm con phải luôn ghi nhớ công lao ấy và phải làm tròn trách nhiệm của mình đối với cha mẹ, đừng để khi cha mẹ mãi mãi không còn trên thế gian này nữa thì mọi sự báo đáp cũng đã muộn rồi.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
KJ
21 tháng 10 2019 lúc 23:28

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”

Ai sống trong đời lại không được cha mẹ sinh ra? Có mấy ai lớn lên, mà không nhờ ơn mẹ cha dưỡng dục? Có thể nói, công ơn sinh thành nuôi dưỡng của mẹ cha không gì so sánh được. Đặc biệt, trong văn hóa của người phương Đông, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái có sự gắn bó và khăn khít. Nhưng theo dòng chảy của cuộc đời, sự du nhập mới mẻ của tư tưởng văn hóa phương Tây thì mối liên kết giữa cha mẹ và con cái đang ngày càng độc lập và tách biệt hơn. Bài viết dưới đây sẽ là một vài khía cạnh nhỏ bàn về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội hiện nay.

Cha mẹ là những người đã cho ta sự sống, không có cha mẹ, thì đã không có ai gieo nên mầm sống cho chúng ta. Cha mẹ và con cái chính là mối quan hệ huyết thống chặt chẽ. Có thể nói rằng, trong quá trình trưởng thành của nhiều người, cha mẹ đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Cha mẹ không đơn thuần chỉ là người lo lắng và dạy dỗ cho chúng ta nữa, mà cha mẹ còn là người bạn, chia sẽ, cảm thông và lắng nghe chúng ta. Những bậc phụ huynh khi ấy là trở thành một “diễn viên đóng hai vai”, họ sẵn sàng che chở, bao bọc cho chúng ta nhưng đồng thời cũng sẻ chia và gắn bó với cuộc sống của con mình. Vì vậy, mà mỗi người con cũng cần phải có sự quan tâm, chia sẻ, báo hiếu đối với cha mẹ để mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên khăng khít hơn, mỗi thành viên thêm hiểu nhau hơn.

Nhưng đối với một số người, đặc biệt là những bạn trẻ đã thấm nhuần vào mình tư tưởng của xã hội phương Tây, thì họ khát khao cho mình một cuộc sống độc lập và tự chủ, rời xa vòng tay bố mẹ, họ đam mê sự tự do tột độ. Mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái, chính là sợi dây liên kết giữa các thành viên trong gia đình, mối quan hệ ấy được hình thành từ sự yêu thương và chăm sóc giữa mọi người trong gia đình giành cho nhau, hay đặc biệt là bố mẹ giành cho con cái, nó cho phép bố mẹ và con cái cảm thông, thương yêu và giúp đỡ nhau. Mối quan hệ độc lập giữa hai thế hệ, là một mối quan hệ mà những đứa con sẽ tự xây dựng cuộc sống của mình, sống độc lập không trông cậy nhiều vào bố mẹ nhưng vẫn không mất đi tình thương. Mối quan hệ độc lập như thế có thể rèn luyện cho các bạn tính tự lập và một ý chí kiên cường khi đối diện với khó khăn, thử thách. Bố mẹ và con cái có mối quan hệ tách biệt như vậy thì đứa con có thể trưởng thành sớm, tự tích lũy cho mình kinh nghiệm và trở nên dày dặn hơn ở đời. Đồng thời, cách sống như vậy cũng có thể làm giảm tránh đi xung đột thế hệ, khi mà khoảng cách giữa thế hệ bố mẹ và con cái là quá xa nhau. Đó chính là lý do vì sao con cái và bố mẹ ngày nay hình thành mối quan hệ độc lập như vậy ! Nhiều bạn trẻ ngày nay đã thành công khi tách ra sống tự lập để theo đuổi ước mơ, đam mê của bản thân mình

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ngày nay trong một số gia đình chính là sự thiếu quan tâm, thiếu chia sẻ, lỏng lẻo, hời hợt hay cha mẹ áp đặt con cái quá mức. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, cha mẹ và con cái đều mải mê công việc, ít có thời gian cho nhau nên khoảng cách thế hệ ngày càng xa hơn. Đó cũng là nguyên nhân mà nhiều bạn trẻ rơi vào tệ nạn xã hội mà gia đình không biết hay sự bất hiếu, bất lương xảy ra triền miêm hiện nay.

Vì vậy, dù cuộc sống có bận rộn đến đâu thì cha mẹ và con cái hãy dành thời gian cho nhau, cho nhau sự chia sẻ, động viên và thấu hiểu để gia đình hạnh phúc hơn và xã hội phát triển lành mạnh hơn. Mỗi người tự trách nhiệm cao với bản thân và gia đình để xây dựng mối quan hệ gia đình ngày càng gắn bó khăng khít hơn dù là chia sẻ, gắn bó hay bình đẳng, độc lập. Mỗi học sinh, đang ngồi trên ghế nhà trường, hãy cố gắng học tập tốt và không ngần ngại chia sẻ mọi vấn đề của cá nhân với bố mẹ, anh chị em trong gia đình bởi gia đình luôn là số 1!



Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Dù bạn ở đâu, bạn làm gì thì bạn vẫn biết rằng cha mẹ vẫn luôn ở bên. Tình mẫu tử, tình phụ tử là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, là chiếc la bàn giúp ta định vị được những hướng đi đúng đắn trong cuộc sống. Nó không giống như tình cảm bạn bè, cũng không phải là tình cảm khi ta yêu một người nào đó mà là tình cảm của cha mẹ dành cho con cái. Không ai trong chúng ta không có tình cảm này. Và chúng ta có thể khẳng định rằng chúng ta không đơn độc giữa cuộc đời này, vì ít nhất vẫn còn tình cảm của cha mẹ.

Như mọi người biết, thông thường tình cảm bắt nguồn từ các mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Riêng tình cảm cha mẹ đối với con cái là do được khơi dậy từ tình yêu thương tự nhiên. Nó được xuất phát và diễn biến một cách hết sức tự nhiên. Tình thương của cha mẹ đối với con cái là sự tự nguyện hi sinh không điều kiện. Bằng chứng là nó không hề bắt đầu từ một hình thức "hợp đồng" hay "giao kèo" để ấn định sự lời lỗ giữa hai bên cha mẹ và con cái. Con cái bất luận là trai hay gái, bình thường hay mang dị tật, cha mẹ đều yêu thương, nuôi dưỡng, không ngại ngùng công lao cực khổ và tính toán với con cái. Chính vì thế, tình cảm cha – mẹ - con cái và ngược lại, đạo làm con đối với cha mẹ là quan hệ "máu mủ ruột rà", có ý nghĩa thiêng liêng, gắn bó nhất của con người. Nó là nền tảng để xây dựng những mối quan hệ tình cảm khác trong xã hội chúng ta.

Như đã nói ở trên, mối quan hệ này đã tồn tại trong xã hội chúng ta, rộng rãi hơn nữa là trên thế giới, toàn nhân loại hàng ngàn năm và không phải ngẫu nhiên mà lại được đề cao, tôn vinh, tôn thờ như thế. Thuở sơ khai, tạo hóa đã cho ta được những gì? Một xã hội không văn hóa, không giai cấp, không gia đình,... Nhưng khi một đứa trẻ sinh ra, chúng đã được chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng và được dạy cho những bài học sinh tồn, những bài học đầu đời từ những người sinh thành. Trải qua rất nhiều thế kỉ, đến xã hội chúng ta ngày nay, cuộc sống văn minh, hiện đại, phân tầng giai cấp rõ rệt, con người đã tụ tập theo huyết thống tạo thành những gia đình,... Nhưng khi có một đứa trẻ sinh ra, nó vẫn được dạy dỗ, chăm sóc, yêu thương, bảo vệ trong vòng tay của những người sinh thành. Những tiếng bập bẹ đầu đời, nó luôn gọi tên những người gần gũi với chúng nhất. Đó là cha, là mẹ! Điều tôi muốn nói ở đây là tình cảm của cha mẹ và con cái đã trở thành thứ tình cảm trường tồn, vượt qua không gian, thời gian và những biến đổi của các yếu tố trong xã hội. Chính vì vậy, chúng ta phải biết quý trọng tình cảm này, phải vun đắp tình cảm này trở nên đẹp đẽ và to lớn hơn. Ta phải biết:

"Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".

Đây là câu ca dao muốn nhắc nhở chúng ta về công lao to lớn của cha mẹ, "Núi Thái Sơn" là ngọn núi cao và đồ sộ ở Trung Quốc, ý muốn so sánh công lao của người cha vô cùng vĩ đại. Còn ví nghĩ mẹ như "nước trong nguồn" chảy ra là chỉ tình mẫu tử hết sức bền chặt, lâu dài giữa mẹ và con. Cả hai vế của câu ca dao trên không chỉ có ý nhấn mạnh, nhắc nhở những kẻ làm con phải biết đến công lao vô cùng to lớn và lâu dài của cha mẹ mà còn gián tiếp khuyên kẻ làm con phải biết làm tròn "chữ hiếu" với cha mẹ.

Vẫn biết tình mẫu tử, phụ tử là thiêng liêng, cao đẹp và chúng ta phải biết trân trọng tình cảm ấy. Nhưng trong cuộc sống thực tại có rất nhiều bậc làm cha mẹ không giữ đúng được vai trò của mình, không làm gương tốt cho con cái,... rồi cũng có những đứa con ngỗ ngược, hư hỏng,... Báo đài gần đây cũng đưa tin về nhiều vụ việc như vậy xảy ra. Theo tôi thấy thì đây quả là một vấn đề rộng lớn, không đơn giản bởi nếu nói cho cùng thì cũng có những nguyên nhân. Tuy nhiên, nếu nói gọn lại thì có những nguyên nhân cơ bản như sau: Trước hết phải khẳng định đó cũng là một mặt trái của "cơ chế thị trường", "thời cơ hội nhập" đã tác động mạnh vào xã hội nước ta trong thời gian vừa qua. Vì mục đích mưu sinh mà nhiều gia đình không còn giữ được nếp sống theo truyền thống văn hóa thuần Việt như ngày xưa, sự xa cách, xu thế độc lập, lối sống tự do theo kiểu phương Tây,... làm cho mối quan hệ tình cảm gia đình giữa bố mẹ và con cái có xu thế trở nên xa cách hơn. Hơn nữa, trong thời đại hội nhập hiện nay, con cái muốn tự lập để khẳng định bản thân, sống một cách buông thả, bất cần,... đã làm cho nhiều sợi dây gắn kết gia đình trở nên yếu đi. Tiếp theo, mặc dù cha mẹ sống có trách nhiệm với con cái, song tình cảm thực vẫn thiếu, điều đó cũng xảy ra ở một số gia đình. Tuy vậy không nhiều. Nguyên nhân chính gây nên chuyện này là do người lớn thiếu trách nhiệm trong việc nuôi dạy con cái, do nhiều nguyên nhân mà họ không thể gần gũi con cái, từ đó không hiểu được tâm tư, tình cảm của con trẻ, không dành được tình thương yêu cho con cái dẫn đến việc không có tình cảm. Chẳng lẽ rồi sẽ có lúc gia đình và các giá trị tình cảm của chúng sẽ biến mất trong cuộc sống xã hội? Bạn thử tưởng tượng nếu như con cái vừa được đẻ ra là được máy tính hóa dữ liệu và chuyển vào Internet thay cho các giấy khai sinh. Tiếp đó đứa con sẽ được chuyển ngay cho các chú rô bốt tự động để nuôi nấng. Bố mẹ quá bận làm việc nên chỉ định kì hằng tháng mới mở chiếc máy tính của mình ra và truy cập vào mạng để biết được thông tin và tình trạng của con cái. Đừng quá "sốc" khi nghe mô phỏng cuộc sống gia đình tương lai như vậy các bạn ạ! Nếu để tình trạng này còn xảy ra thì đó là một viễn cảnh không quá xa vời đâu.

Nếu để cái viễn cảnh như trên không thể xảy ra thì chúng ta phải làm gì? Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc tới con cái. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn để quan tâm, chăm sóc tới con cái. Cha mẹ nên quan tâm để giúp con cái định hướng, tránh xa cám dỗ, các tệ nạn xã hội. Và ngược lại, con cái cũng phải yêu thương kính trọng và tròn đạo hiếu với cha mẹ:

"Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".

Nếu chúng ta có thể thực hiện được tốt những điều này thì cái viễn cảnh về một tương lai gia đình và các giá trị về tình cảm gia đình sẽ chẳng bao giờ có thể biến mất trong xã hội.

Mỗi ngày hãy tập nói "Con yêu cha mẹ" để nó trở thành một thói quen. Tình yêu cha mẹ của con cái chính là những biểu hiện cao đẹp nhất của tình cảm con người đấy, bạn ạ. Đừng quên nói với các bậc sinh thành rằng "Con yêu cha mẹ".



Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TM
22 tháng 10 2019 lúc 12:13

“Công cha đức mẹ cao dày

Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ

Nuôi con khó nhọc đến giờ

Trưởng thành con phải biết thờ song thân”

Công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái là vô cùng to lớn, không sao kể xiết. Vì vậy, những người làm con khi đã khôn lớn, trưởng thành phải luôn ghi nhớ công lao trời biển ấy và báo đáp, phụng dưỡng cha mẹ. Đúng như những lời trong câu ca dao: “Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Bất kể ai cũng vậy, từ khi mới chào đời ta đã nhận được tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ và những người xung quanh. “Mang nặng đẻ đau” chín tháng mười ngày để rồi vỡ òa trong niềm vui và hạnh phúc khi nghe thấy tiếng khóc đầu đời của con. Còn gì vui sướng hơn khi sau bao nhiêu ngày tháng chờ đợi, thiên thần của cha mẹ đã ra đời. Và cũng từ đó, cha mẹ vất vả hơn khi phải chăm sóc con, lo cho con tất cả mọi thứ, thức trắng đêm trông nom khi con ốm. Cứ như vậy cho đến khi con “ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”, thời gian trôi con lớn dần trong vòng tay yêu thương, chăm sóc của cha mẹ còn cha mẹ thì vất vả hơn vì vừa phải lo cho công việc vừa phải lo cho con. Nhưng có một điều mà chắc chắn ai cũng biết đó là cho dù vất vả, nặng nhọc đến đâu chỉ cần những đứa con luôn vui tươi, khỏe mạnh thì đó đã là niềm động viên, an ủi, tiếp thêm sức mạnh cho những người làm cha, làm mẹ rồi.

Công lao của cha mẹ thật vô cùng lớn lao, chính vì vậy con cái cần làm tròn trách nhiệm của mình đối với cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành. Khi còn nhỏ, bổn phận của con cái là phải biết vâng lời cha mẹ, chăm chỉ học tập rèn luyện để cha mẹ được vui lòng. Tuy còn nhỏ, chưa thể giúp gì nhiều cho cha mẹ nhưng việc phấn đấu để trở thành con ngoan trò giỏi chính là món quà to lớn dành cho cha mẹ của mình. Mặc dù có nhiều lúc cha mẹ có quát mắng ta nhưng suy cho cùng, những bậc làm cha làm mẹ chỉ muốn những điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình. Có thể khi đó, chúng ta còn quá nhỏ để hiểu được một cách sâu xa những lời quát mắng đó là muốn tốt cho mình, nhưng khi đã trưởng thành, ta thầm cảm ơn những lời quát mắng đó đã giúp ta hiểu ra nhiều điều hơn. Khi con cái dần trưởng thành cũng là lúc cha mẹ ngày càng già yếu đi, đây chính là lúc những người làm con cần làm làm tròn chữ hiếu của mình, đó là phải phụng dưỡng, chăm sóc chu đáo cho cha mẹ của mình, có như vậy mới làm tròn chữ hiếu của đạo làm con.

Tuy nhiên không phải những người con nào cũng làm tròn trách nhiệm của mình đối với cha mẹ. Có những người con xem cha mẹ của mình là gánh nặng khi họ già yếu đi, anh em trong cùng một gia đình đùn đẩy trách nhiệm nuôi cha mẹ hết cho người này rồi đến người khác, có một số người chọn cách đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão để không mất thời gian chăm sóc. Cha mẹ cả một đời vất vả vì con cái, chỉ mong lúc về già được an nhàn, sum họp bên con cháu, vậy mà những người con nỡ nhẫn tâm bỏ mặc cha mẹ trong sự cô đơn, mặc dù vẫn đầy đủ về cuộc sống vật chất nhưng lại thiếu thốn tình cảm, lúc nào cũng cảm thấy cô đơn.

“Công cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”

Một lần nữa phải luôn tự nhắc nhở rằng, công lao, ơn nghĩa của cha mẹ là không gì có thể sánh nổi. Những người làm con phải luôn ghi nhớ công lao ấy và phải làm tròn trách nhiệm của mình đối với cha mẹ, đừng để khi cha mẹ mãi mãi không còn trên thế gian này nữa thì mọi sự báo đáp cũng đã muộn rồi.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TP
22 tháng 10 2019 lúc 13:11

"Công lao của cha mẹ to lớn như biển cả và nó rất quan trọng đối với chúng ta". Một công đôi việc mà cha mẹ đã hy sinh cho chúng ta. Họ là người đã chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. không có người trồng cây, không có quả. Không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ không gì sánh bằng: cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, việc học hành. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên. Lúc con ốm đau, bệnh tật, cha mẹ lo lắng thuốc thang. Lòng thành kính của chúng ta tới cha mẹ được biểu hiện trong thực tế đời sống như phải biết kính trọng biết ơn cha mẹ, phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau bệnh tật, khi về già phải biết chia sẻ gánh nặng cuộc sống với cha mẹ. Người con có hiếu là người con luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ, phải làm cho cha mẹ vui lòng và tự hào về những cử chỉ hành động của chúng ta!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
NP
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
BR
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết