Xác định danh từ,động từ,tính từ và phó từ có trong đoạn văn sau :
VẾT NỨT VÀ CON KIẾN
Khi ngồi ở bậc thềm nhà,Tôi thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng.Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.Bò được một lúc,con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng.Nó dừng lại giây lát.Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại,hoặc là nó sẽ một mình bò qua vết nứt đó.Nhưng không.Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước,sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên chiếc lá.Đến bờ bên kia,con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình lại không thể học loài kiến bé nhỏ kia,biến trở ngại,khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn.
PLEASE, HELP ME .....!!!!!!!!!!
I. Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
VẾT NỨT VÀ CON KIẾN
Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.
Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tiếp tục tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.
Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!
(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)
1. Nêu phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên.
2. Nêu hình tượng trung tâm của đoạn trích trên.
3. Nêu ý nghĩa của chiếc lá và vết nứt.
4. Nêu bài học được rút ra từ đoạn trích trên.
II. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 10 dòng ) nêu bài học được rút ra từ đoạn trích trên.
Bài 2: Phân tích cấu tạo các câu văn và cho biết chúng thuộc kiểu câu nào?
a. “- Thằng Thành, con Thủy đâu?
Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy.
- Đem chia đồ chơi ra đi! – Mẹ tôi ra lệnh.”
(Trích “Cuộc chia tay của những con búp bê”)
b. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. (Trích “Đức tính giản dị của Bác Hồ”)
c. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai, bữa ốc.
Suy nghĩ về câu chuyện trên
Một buổi chiều muộn, khi những ánh hoàng hôn cuối cùng vừa tắt, trên bờ biển vắng, một cô gái trẻ một mình dạo bước trên cát với đôi bàn chân không. Cô dừng bước, quay nhìn đằng sau với ý muốn xem lại những dấu chân mình đã để lại trên cát. Nhưng không có gì, sóng đã xóa sạch. Cô định đi tiếp, song vừa quay lại cô đã phải giật mình hoảng hốt vì hình ảnh trước mặt: bên một đống lửa đang cháy, một bà già ngồi cuộn mình trong chiếc mền, chậm rãi lật từng trang một cuốn sách.
Cô gái cố trấn tĩnh, tiến lại gần bà lão và hỏi: "Bà từ đâu tới? Chỉ mới đây thôi, cháu không hề thấy bà? Bà làm cách nào mà đã nhóm được đống lửa này một cách nhanh chóng như vậy?". Với giọng nói chậm rãi và rõ ràng, bà lão đáp, không nhằm vào câu hỏi của cô gái: "Hãy ngồi xuống đây với ta, con gái. Ta có cái này cho con xem".
Cô gái ngồi xuống bên đống lửa, đón nhận cuốn sách từ tay bà lão thần bí. Cô tò mò lật giở cuốn sách và vô cùng sửng sốt khi đọc thấy những dòng chữ viết về cuộc đời mình, về tất cả những gì diễn ra với cô từ khi mới sinh ra cho đến lúc này. Cô đã đọc hết trang sách viết về cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa mình và bà lão bên đống lửa trên bãi biển vắng này. Lật sang trang tiếp theo, nhưng nó là trang giấy trắng. Cô vội vã tìm kiếm ở những trang còn lại, nhưng cũng không có một chữ nào, chúng hoàn toàn là những trang giấy trắng. Vô cùng hoang mang, với ánh mắt cầu cứu, cô nhìn bà lão:
- Điều này có nghĩa là cuộc đời cháu sẽ kết thúc tại đây, ngay lúc này?
- Không, con gái. Nó có nghĩa là từ đêm nay, cuộc sống của con mới bắt đầu.
Trong chốc lát, bà lão cầm lại cuốn sách, bắt đầu xé từng trang, từ trang đầu tiên với những dòng chữ về cuộc đời cô gái từ khi mới được sinh ra, đưa chúng về phía ngọn lửa, để cho lửa liếm cho đến lúc thành than. Bà lão đốt cho đến hết những trang giấy có chữ mà cô đã đọc. Xong xuôi, bà đưa cho cô gái phần còn lại của cuốn sách, toàn bộ là những trang giấy trắng:
- Con xem, sóng đã xóa hết dấu chân của con trên cát. Quá khứ của con không bao giờ trở lại, không bao giờ. Chỉ có hiện tại mới là thực tế. Mỗi khoảnh khắc hiện tại đều là một sự bắt đầu của cuộc đời con và chính là cuộc sống mà con cần nắm giữ. Không có sự trở lại lần thứ hai, mỗi giây phút hiện tại. Quan trọng hơn tất cả, mỗi ngày mới đều mang đến cho con một cơ hội để yêu, để sống và cơ hội đó không bao giờ trở lại lần thứ hai. Tương lai của con, con được tự do lựa chọn theo ước mơ của chính con. Và trên những trang giấy còn trắng này, chính con là người viết tiếp những dòng chữ về cuộc đời mình.
Rồi, cũng đột ngột như khi xuất hiện, bà lão cùng đống lửa biến mất trong bóng đêm...
Cuộc đời của bạn và của tôi cũng giống như cô gái trẻ nọ và tất cả mọi người - quá khứ là những gì chúng ta đã viết trên cát, sóng sẽ xóa đi tất cả; tương lai là những gì chính ta sẽ viết trên những trang giấy trắng, từ hôm nay, ngay giờ phút hiện tại này. Viết gì đây, cho cuộc đời của chính mình…
Bài 1 : 6đ Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Vết nứt và con kiến
Khi ngồi ở bậc thềm nhà, tôi thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng.
Chiếc lá lớn hơn Con kiến gấp nhiều lần.Bò được một lúc, con kiến chạm
phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng.Nó dừng lại giây lát. Tôi nghĩ
con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng
không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt
nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại
tục cuộc hành trình tha chiếc lá và tiếp.Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ
rằng tại sao mình không thể học loài kiến bé nhỏ kia, biến trở ngại, khó
khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn.
(Hạt giống tâm hồn 5- Ý nghĩa cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. HCM)
1.Xác định thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản?
2 Con kiến đã làm gì để vượt qua vết nứt?
3. Từ văn bản em rút ra bài học gì?
4. Viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tinh thần vượt khó khăn trở ngại của
con người trong cuộc sống.
- Gợi ý:Đây là dạng bài nghị luận về tư tưởng đạo lí được làm theo 4 bước
+ Giải thích thế nào là tinh thần vượt khó khăn trở ngại. Biểu hiện của tinh thần
vượt khó trong cuộc sống.
+ Khẳng định: Trong cuộc sống rất cần có tinh thần vượt khó. Vì sao ?Đưa ra lí lẽ
và dẫn chứng để làm rõ.( Từ 2-3 dẫn chứng Ví dụ trong học tập, trong lao động, trong
chiến đấu…). Nếu không có tinh thần vượt khó thì sẽ ra sao?
+ Bàn luận: Tinh thần vượt khó có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
Phê phán tư tưởng sai trái … Nêu một số biểu hiện…
+ Bài học nhận thức và hành động ( Em phải làm gì để phát huy tinh thần vượt khó…
HS cần trình bày cụ thể một số việc làm không nêu chung chung)
( Đề yêu cầu viết trong một đoạn văn)
Bài 2: 4đ: Cho câu chủ đề: Hút thuốc lá có rât có hại.Hãy viết đoạn văn nghị luận
theo cách diễn dịch để triển khai cho luận điểm trên
Viết đoạn hội thoại ngắn từ 7-10 câu, trong đó có sử dụng hành động nói, cho biết thuộc kiểu hành động nào, cách dùng trực tiếp hay gián tiếp.
ĐỀ BÀI: Tại sao nói chiếc lá của cụ Bơ-men trong đoạn trích "Chiếc lá cuối cùng" của O Hen-ri là một kiệt tác. Hãy trình bày ý kiến của em bằng một đoạn văn.
Từ câu văn phần ngữ liệu: "Có chiếc lá như sợ hãi,ngần ngại rụt rè,rồi như gần tới mặt đất ,còn cất mình muốn bay trở lại cảnh".Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)bàn về tác hại của sự nhút nhát trong cuộc sống.
Hãy kể lại một câu chuyện về lòng nhân ái mà em trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến (có yếu tố miêu tả và biểu cảm).