Nghị luận về một hiện tượng đời sống

PL

Đọc truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, em suy nghĩ gì về nạn bạo hành gia đình trong xã hội? n                        

NH
9 tháng 6 2016 lúc 9:39

          Bạo hành là hành vi bạo lực, đối tượng này dùng để trấn áp đối tượng kia. Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, nạn bạo hành gia đình được Nguyễn Minh Châu phản ánh qua hành vi vũ phu, tàn bạo của người chồng: trút tất cả cơn bực bội, bức xúc vì gánh nặng cuộc sống vào những trận mưa dây thắt lưng quật tới tấp lên người vợ (người đàn bà hàng chài) khốn khổ. Và đứa con trai, vì bênh mẹ đã đánh lại cha.

          Nạn bạo hành trong gia đình hàng chài trong tác phẩm cũng là hiện tượng khá phổ biến trong xã hội ngày nay. Nạn bạo hành trong gia đình diễn ra ở nhiều hình thức: chồng đánh chửi vợ; cha, mẹ đánh con cái; thậm chí con cái đánh chửi cha mẹ. Trong đó chủ yếu chồng bạo hành với vợ và thường diễn ra hai hình thức: bạo hành thể xác (đánh đạp vợ), bạo hành tinh thần (chửi bới nhục mạ vợ...)

          Có nhiều nguyên nhân gây ra nạn bạo hành: đời sống kinh tế khó khăn, áp lực công việc hàng ngày, quan hệ căng thảng ở công sở, chồng (vợ) ngoại tình... mà nguyên nhân chính là ý thức con người còn hạn chế.

          Nạn bạo hành tác động xấu tới gia đình và xã hội. Sức khỏe con người bị giảm sút, tinh thần căng thẳng, gia đình xáo trộn. Nguy hiểm hơn, nhiều người vợ không chỉ bị thương tật, tàn phế và còn mất mạng. Trẻ em bị ảnh hưởng tâm lí nặng nề, nhiều em bị đẩy ra ngoài đường “đi bụi” gây ra biết bao nhiêu tệ nạn xã hội. An ninh trật tự vì thế mà bất ổn. Nếp sống văn hóa bị phá vỡ. Sự phát triển kinh tế chậm lại.

          Để hạn chế và tiến tới thanh toán nạn bạo hành, xã hội đồng thời phải dùng nhiều biện pháp: thúc đẩy kinh tế phát triển, có những điều luật trừng trị nghiêm khắc kể xâm phạm thân thể, danh dự con người và quan trọng hơn phải giáo dục ý thức tự trong và tôn trọng người khác của mọi người.

Bình luận (0)
H24
9 tháng 6 2016 lúc 9:39

Ngày nay, tuy xã hội đã văn minh hơn, nhưng tư tưởng phong kiến “trọng nam khinh nữ” vẫn tồn tại song song với đó. Có lẽ điều tiến bộ hơn chỉ là người phụ nữ được bảo vệ và đối xử công bằng với nam giới bởi nhiều chính sách tiến bộ của Nhà nước mà thôi, ví như phụ nữ được đi học, được tham gia hoạt động cộng đồng, chính trị, tôn giáo … và được sống “một vợ một chồng”! Nói như vậy không hẳn lên án người dân ta vẫn còn mang nặng tư tưởng lỗi thời, lạc hậu đó, nhưng quả thực tư tưởng này vẫn còn hằn dấu trong mỗi người chúng ta, chỗ khác là ít hay nhiều mà thôi. Một nguyên do nữa khiến phụ nữ hay bị bạo hành, dù là ở bên phương Đông hay phương Tây; đó chính là so sánh tương quan về thể lực. Người đàn ông thường có thể lực tốt hơn và khỏe hơn phụ nữ, hơn nữa tính cách bẩm sinh thường mạnh mẽ hơn, trong khi người phụ nữ thường yếu đuối, nhạy cảm, không ham bạo lực. Nói thế không phải chỉ trích người đàn ông thiếu tình cảm, tình người, mà tôi đang muốn nói về xu hướng xử sự trong gia đình và cộng đồng của họ. Giờ ta thử lật lại giả thuyết này. Đó là giả thử khi xưa, đạo Nho coi trọng người phụ nữ, và rẻ rúng đàn ông, thì thử hỏi bạo hành trong gia đình nói riêng và xã hội nói chung có nghiêm trọng như ngày nay không? Câu trả lời có lẽ là không! Vì có lẽ người phụ nữ vẫn là phái chuộng hòa bình và chuộng nhẹ nhàng, thanh lịch hơn phái mạnh. Nói chung, ta không thể đánh giá xác đáng về nguyên nhân bạo hành gia đình từ những khái niệm và lí lẽ trên, vì còn quá nhiều yếu tố tác động nữa. Một trong những yếu tố đó chính là sự giáo dục từ khi còn nhỏ. Người nào khi còn nhỏ được giáo dục càng tốt thì khi lớn lên, tỉ lệ gây ra bạo lực gia đình sẽ thấp hơn và ngược lại. Ngoài yếu tố giáo dục ra, thì còn những yếu tố khác cũng là những nguyên nhân trực tiếp. Đó là khi người vợ hoặc người chồng phải phụ thuộc kinh tế, tài chính và thậm chí cả tình cảm vào đối phương. Họ thường chịu áp lực về điều này, họ có thể bị coi thường, thậm chính bị đối xử bất công trong gia đình. Tuy là vậy, nhưng không phải trường hợp nào cũng thế, vì mỗi người trong chúng ta có cái nhìn và suy nghĩ khác nhau về phương diện này; nhưng dù ở mặt nào đi nữa, thì việc làm đó là điều sai trái, không nên. Và thậm chí không chỉ người chiếm ưu thế về kinh tế trong gia đình có xu hướng bạo lực, mà ngay cả người chịu phụ thuộc kinh tế cũng mang tâm lí mặc cảm, thường hay dẫn đến bạo lực. Điều này không chỉ được thực tiễn chứng minh, mà ngay cả văn chương cũng có nói. Nếu ai đã từng đọc “Đời thừa” của Nam Cao thì sẽ thấy. Hộ là người chồng tốt, là nhà văn chân chính, nhưng cũng vì gánh nặng gia đình, gánh nặng “cơm, áo, gạo, tiền” mà đã trở thành thủ phạm của bạo lực gia đình trong những lúc say sưa để giải quyết bế tắc trong sự nghiệp và cuộc đời. Hay như trong chính “Chiếc thuyền ngoài xa”, nguyên nhân chủ yếu khiến người đàn bà hàng chài đó bị đánh là vì cứ mỗi khi khổ quá, anh chồng lại lôi chị ra đánh. Rõ ràng hoàn cảnh và điều kiện sống cũng là một nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình, đó là còn chưa kể tới những hệ lụy của nó. Cái gì quá khó khăn, quá vất vả thường khiến con người ta ích kỉ và tàn nhẫn hơn, khó mà giữ được mình trong sạch, giữ mình là mình nữa. Chính vì thế, khi ý thức được về bạo hành trong gia đình và nhân quyền, con người ta đã ngày càng tiếp thu và học hỏi nhiều hơn để xây dựng xã hội thêm văn minh. Và như đã đề cập ở trên, một xã hội văn minh thì không thể nào tồn tại chung với bạo hành trong gia đình. Bởi lẽ bạo hành trong gia đình để lại hậu quả nặng nề, xâm phạm nghiêm trọng tới nhân quyền. Mỗi hình thức bạo hành trong gia đình để lại những hậu quả khôn lường khác nhau. Chẳng phải nói đâu xa, các bạn có thể liên hệ ngay với tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Người phụ nữ ấy liệu có sống sung sướng không với người chồng vũ phu? Đó là một câu hỏi mà có lẽ ai cũng có thể trả lời, nhưng để trả lời xác đáng cho những câu hỏi mà cả hội hiện nay đang tìm cách giải đáp và khắc phục, thì có lẽ chúng ta phải cố gắng thật nhiều hơn nữa. Nhiều chứng minh đã được chỉ ra từ thực tiễn, rằng tới 90% nạn nhân của bạo lực gia đình là phụ nữ và trẻ em; khoảng 9 – 10% là nam giới trong gia đình. Tỉ lệ bạo hành ở nông thôn và thành thị cũng khác nhau. Bạo hành ở mỗi nơi cũng khác nhau. Nhiều nơi vùng sâu vùng xa ở nước ta, do trình độ học vấn còn nhiều hạn chế, nên bạo hành xảy ra chủ yếu dưới hình thức là bạo hành thể xác và bạo hành tình dục. Còn ở nhiều nơi với mức sống và trình độ văn minh hơn, bạo hành tuy tỉ lệ ít hơn, nhưng dưới hình thức cũng đa dạng hơn, có khi gồm đầy đủ cả bốn dạng bạo hành đã nêu trên. Bạo hành nói chung đã gây cho nạn nhân nhiều tổn thương cả về thể chất và tinh thần, bạo hành trong gia đình còn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn nữa. Đó là khi bạn phải chịu bạo hành bởi chính người cha, người mẹ thân yêu của bạn. Đó là khi bạn phải chứng kiến cha mẹ bạn đánh mắng nhau. Bạn biết ai đúng, ai sai, nhưng bạn không dám lên tiếng, vì đó là cha mẹ bạn, là những người đã sinh thành, nuôi nấng bạn. Làm sao bạn có đủ dũng khí đứng ra can thiệp, nói ra những lời đúng sai phân minh, trong khi chính tình cảm của bạn bị tổn thương nghiêm trọng. Bạo hành gia đình thường gây đau đớn về tinh thần nhiều hơn bất cứ một dạng đau đớn tinh thần nào. Con người ta có thể bị tổn thương tinh thần khi mất đi người thân, bạn bè, khi mất đi mối tình đẹp, hay khi thất bại trong cuộc sống; nhưng để vượt qua tất cả điều đó, ta còn có gia đình bên ta. Nhưng giờ khi chính gia đình ấy để lại vết thương tinh thần đau đớn cho ta, thử hỏi ta còn muốn tạo cho mình niềm tin nào ở những người thân yêu? Bạo hành trong gia đình chính là nguyên nhân của nhiều hậu quả thương tâm. Nhiều cặp vợ chồng đã đưa nhau ra tòa li dị, để lại cho nhau nhiều tổn thương, để lại cho đàn con bơ vơ những kí ức đen tối, không hay về mái ấm, về cha mẹ. “Trẻ em như búp trên cành”, liệu có đứa trẻ nào có thể phát triển tinh thần một cách bình thường khi luôn phải chứng kiến bạo hành gia đình? Hay chính chúng sẽ trở thành thủ phạm của bạo hành gia đình trong tương lai! Hay chúng sẽ luôn hoài nghi khi chọn bạn đời khi đã lớn lên, với những ám ảnh của tuổi thơ bất hạnh! Thật đau đớn biết bao khi phải chứng kiến cảnh những người cha mẹ tranh nhau giành quyền nuôi con khi đứng trước hôn nhân tan rã! Liệu có bao nhiêu trong số họ hiểu rằng điều mà con mình cần nhất là sự yên ấm, hạnh phúc, là sự yêu thương của cả cha lẫn mẹ? Hãy cùng nhìn lại mọi chuyện mà xem, hãy lật lại những trang viết mà Nguyễn Minh Châu đã viết trong “Chiếc thuyền ngoài xa” mà xem. Người đàn bà hàng chài ấy đã van xin được chồng cho lên bờ mà đánh, chỉ vì chị ta hiểu rằng không nên để con thấy những cảnh như thế! Tâm hồn con trẻ cần được nuôi dưỡng trong một môi trường trong sạch, hãy để chúng phát triển nên người trong hạnh phúc, bình yên. Một khi những tâm hồn và con tim non nớt đó bị chai sạn vì tổn thương, chúng sẽ không thể là những đứa trẻ ngây thơ, trong sáng và hồn nhiên như bản chất của chúng nữa. Đau đớn làm sao khi chứng kiến những đứa trẻ tuổi đời chưa là bao, mà đã được biết đến như những kẻ băng hoại đạo đức, sống lầm lũi trong những góc tối u ám của xã hội. Chúng thường là những đứa trẻ có hoàn cảnh éo le, không được sự chăm sóc, yêu thương của cha mẹ, hay thậm chí là bị cha mẹ ruồng bỏ, hắt hủi. Có một câu danh ngôn rất hay về ý nghĩa của gia đình mà tôi rất tâm đắc “Dù nó thật tồi tàn đi nữa, nhưng không nơi nào có thể sánh được với mái ấm gia đình” (J. H. Payne). Câu danh ngôn tuy ngắn gọn, giản dị mà ý nghĩa thật thâm thúy, sâu sắc. Các bạn thử nghĩ mà xem, ngay cả các loài động vật, chúng còn sống thành bầy đàn, sống bên nhau để nương tựa vào nhau, cùng nhau chung sống để kiếm ăn, để bảo vệ lẫn nhau. Loài người chúng ta cũng không ngoại lệ, chỉ khác ở chỗ có lẽ chúng ta hiểu hơn ai hết tầm quan trọng của gia đình với sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong gia đình mà thôi. Từ khi ta sinh ra, ta đã có cha, có mẹ, có một mái ấm, dù cho nó có được sung túc hay không. Ta lớn lên trong mái ấm gia đình, ta được nuôi dưỡng không chỉ bởi bầu sữa ngọt ngào của người mẹ, mà còn được sống trong bầu không khí đầm ấm, hạnh phúc của mái ấm gia đình giản dị đó. Liệu có ai mong muốn gia đình mình tan vỡ, có ai mong mình sẽ bơ vơ như những chú chim non lạc mẹ, để rồi phải một mình chống chọi với muôn ngàn cạm bẫy và bóng tối của cuộc đời? Không, chẳng ai trong chúng ta mong mỏi diều đó cả, tôi tin là như vậy! Tôi chưa từng trải với cuộc sống, nhưng tôi cũng đã được biết về nhiều trường hợp và hậu quả của nạn bạo hành trong gia đình. Có những người vợ, người mẹ bị bạo hành nghiêm trọng, họ chịu tổn thương ghê gớm cả về thể chất và tinh thần, nhưng vì thương những đứa con côi cút, họ hi sinh cho con và chịu những trận đòn roi, xỉ vả; trong khi chính họ hoàn toàn có lí do chính đáng để bỏ người chồng vũ phu. Tôi cũng được biết, được nghe nhiều trường hợp bạo hành giữa con cái với cha mẹ. Đó là khi cậu con trai không đủ tiền chơi bời, đua đòi với bạn bè, đã nhẫn tâm dùng dao cướp đi sinh mạng người mẹ của mình. Hay có những đứa cháu sẵn sàng dùng vũ lực tước đoạt đồng lương hưu ít ỏi của ông bà mình cũng chỉ vì thói đua đòi ăn chơi. Thật đáng buồn làm sao khi thỉnh thoảng lại thấy trên truyền hình những thông tin về bao vụ bạo lực gia đình như thế. Giờ là thời buổi mà người ta đề cao và hô hào về nhân quyền, đặc biệt là nữ quyền, nhưng hình như thời gian chưa đủ để mỗi chúng ta nhận thức một cách sâu sắc về tầm quan trọng của nó. Và trong thời gian chờ đợi để sự nhận thức đó “thấm” vào tư tưởng mỗi chúng ta, đã và đang có biết bao người trở thành nạn nhân của bạo hành trong gia đình. Thỉnh thoảng ta lại nghe đâu đó chuyện một người vợ tự tử vì bị chồng hành hung; một người con giết chết cha mình để bảo vệ mẹ khỏi người cha độc tàn; một người con gái bỏ nhà ra đi vì bị cha mẹ hắt hủi, coi thường; một đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ bỏ đi vì thường xuyên bị cha mẹ đánh đòn, mắng nhiếc; một người vợ lầm lũi bước ra ánh sáng của công lý khi đã ra tay giết chồng; hay một người đàn bà bị hắt hủi, ruồng rẫy chỉ vì không sinh được cậu con trai nối dõi tông đường … Tất cả thật thương tâm làm sao! Tại sao con người ta đôi khi lại quá tàn nhẫn như thế, lẽ nào sức mạnh của tình yêu gia đình không đủ để ta nghe theo lí trí, mà chỉ biết ích kỉ vì quá nóng giận, để rồi tự biến mình thành thủ phạm của bạo lực gia đình, bạo hành ngay chính người thân yêu của mình? Tình cảm gia đình là tình cảm thật thiêng liêng, nó kết nối mọi thành viên trong gia đình với nhau, kết nối mọi người trở thành một thể thống nhất. Gia đình có hòa thuận, hạnh phúc ấm no thì xã hội mới ổn định, văn minh. Mọi người đối xử với nhau tốt đẹp thì cả cộng đồng sẽ thật an ấm, tươi vui. Từ khi đất nước đổi mới tới giờ, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách và pháp luật để chống bạo lực trong gia đình, cũng như đảm bảo nhiều quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội. Nhiều tổ chức đã ra đời không chỉ ở nước ta, mà còn ở khắp nơi trên thế giới, hoạt động vì mục tiêu chống bạo lực gia đình. Trên thế giới, ngày 25 – 11 hàng năm đã trở thành ngày phòng, chống bạo lực gia đình. Rõ ràng loài người đã nhận thức rất đúng đắn về hậu quả của bạo lực gia đình trong gia đình nói riêng và trong xã hội nói chung. Tôi thoáng nghĩ, giá như các ban ngành đoàn thể, các cấp chính quyền trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu quan tâm sát sao, đúng mực tới vấn đề này, thì có lẽ câu chuyện về người đàn bà hàng chài năm ấy sẽ không còn nữa. Liệu rằng người đàn bà đó dám đứng lên, đấu tranh vì quyền lợi của mình, thì mọi chuyện sẽ thế nào? Người ta thường nghĩ những đề tài về bạo lực gia đình thì không nên bàn tới nhiều, vì nó thường liên quan tới bạo lực, làm tổn thương và ảnh hưởng tình cảm của người đọc. Nhưng nếu như thế, nếu không ai lên tiếng, thì bạo hành trong gia đình bao giờ mới được dập tắt! Các bạn nghĩ sao về điều này?

Bình luận (1)
TN
9 tháng 6 2016 lúc 11:26

Khi nghĩ về điểm bắt đầu ,ở cái thời kì đập đá mà phê ,khi con người(hay con vật) chỉ biết đồng loại ,có gì ăn lấy ,chia sẻ ngọt bùi ...thì sau khi trải wa quá trình biến đổi từ thiên nhiên ,tập tính và lối sống thì:; Ôi trời ơi .. Cái RầU thế này ;cái xã hội mà ta hay gọi đó là văn mink ,là hiện đại lại rình rập những nguy cơ khiến con người ...Không Did về thể xác thì cũng làm tan nát cái gọi là Tâm hồn !!!

          ..Cuộc sống,số phận như đã có 1 sự sắp đặt không hề nhẹ khi mà ta vừa sink ra , lớn lên trong cuộc mưu sink chỉ để có đk cái ăn ,cái mặc ,cái tình cảm ...và rực rỡ hơn nữa là cái lành lạnh"" Xiền...→nó làm cho chúng ta ít nhìu cg mún có nó ..Và nó cg là nguyên nhân là cho con ngta phải gen tỵ ,đấu đá , chém riết lẫn nhau ..Và nguy hiểm nhất là tình người rạn nứt ,..Vốn Nghĩ cái hạnh phúc nhất là tình thương nhưng ta đau khổ nhất cg chính là do nó tạo ra ..Và 1 tác phẩm khiến ta mở to mắt nhòmn cuộc sống "Ôi !!Không đẹp như trong Pkim'' Đó là tp :(Thuyen ngoài Xa) mà ta  đk hk lớp 12 .Đọc mà đau ,,nghĩ mà không dám lấy vợ ( bài hk rút ra;;đã thương ai đó thì cố mà làm cho ngươi đó đau khổ ).Ahahaa...

       ...Trút cơn giận ,xả strees ..vvv.nhìu áp lực đè lên đôi vai khiến người đàn ông trong câu chuyện không khỏi kiềm chế minh ,,lấy vợ làm người nhận những tổn thất về Mặt tiền lẫn Con tim..ta gọi đó là bạo hành gia đình ư !!!! NO ! Đấy gọi là Cuộc sống gian nan ,lòng người khó kiềm chế thôi.....Nhưng nhìn cái xã hội bây giờ thì hài ; Bạo hành gia đình 1 cách không cảm xúc của những thằng cha ăn hại,,sống gen tỵ (Ôi vợ nhà ng ta ,con nguoi ta ,,,và tiền nhà ngta ) : bực 1 cái là lôi vợ con ra chém gió ,phun mưa ..kay cú hơn nũa thì xách vào phòng cho đánh Liên Mink mặt tê tái ,mắt tròn xoe ,vvvvvvvvvvv... ,,mà bjo thơi đại văn mink thì thiếu j cách hành hạ ,làm tổn thương nhau đâu đg ko ,.Bấy h cũng khong quan trọng hóa vấn đề trọng nam khinh nữ nữa mà cứ thằng nào có cơ (ô./,bắp ) thì thằng đấy thắng .mà Vip,Chất men hơn thì có tiền có tiết cả nhỉ ???

     .....Vậy thôi chứ ,cuộc sống mà ,có Sink,Lão ,Bệnh Tử sao tránh khoi (Vua cũng did mà dân cũng phải die) ..sống sao cho tâm thank thản,làm việc và cống hiến hết mình ,,ko sầu ko nhanh già nhỉ ,còn,tình người thì vô kể ,,nhưng nên yêu thương lẫn nhau ,,không nhiều nhưng hãy trân trọng những ng bên cạnh mình ,bạn bè ,ngthan và hơn hết là 1 gia đình ...như khi ta trở lại vs trời đất thì Tiền không thể giữ nhưng tình thương ta dành cho nhau là mãi mãi ....Ok 

  Viết vui thôi ..haha

Bình luận (0)
LT
12 tháng 6 2016 lúc 7:47
I. Mở Bài

Nhà văn Nguyễn Minh Châu thực sự đã trở thành một trong những người mở đường xuất sắc cho công cuộc đổi mới văn học nước nhà sau năm 1975. Khuynh hướng sáng tác văn học của ông trong giai đoạn này thường hướng về cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh. “Chiếc thuyền ngoài xa” là một tác phẩm như thế.

II. Thân Bài

Bằng một tình cảm dạt dào với tấm lòng thiết tha hiểu đời, hiểu nghệ thuật, Nguyễn Minh Châu không chỉ cho người đọc thấy được mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, giữa sự lam lũ của cuộc sống và tình người bao la, mà còn lên tiếng tố cáo, đấu tranh cho một vấn nạn đầy bức xúc và nhức nhối trong xã hội: đó là bạo hành trong gia đình. Bạo hành trong gia đình không chỉ là một đề tài mà Nguyễn Minh Châu quan tâm và nhắc tới trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, mà còn là vấn nạn cả xã hội chúng ta đang đối mặt và cần phải giải quyết.

Tỷ lệ bạo lực gia đình ở Việt Nam

Chỉ có một nhà văn lớn mới khái quát được nhiều vấn đề như thế trong một tác phẩm của mình, Nguyễn Minh Châu đã làm được điều đó. Với “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu đã cho người đọc “thấy” được biết bao triết lí nhân văn cũng như đạo đức luân lí. Bạo lực gia đình trong “Chiếc thuyền ngoài xa” hiện lên một cách quá đỗi ngạc nhiên và ngỡ ngàng qua con mắt luôn chứa chan vẻ đẹp từ nghệ thuật của nhân vật Phùng.

Và hẳn là nhiều bạn đọc đã bức bối trong lòng biết bao khi phải chứng kiến cảnh bạo hành này. Đó là hình ảnh một người chồng, người cha vũ phu, đánh vợ mình với chiếc thắt lưng một cách tàn bạo, vừa đánh vừa nhục mạ người đàn bà khốn khổ đó. Cảnh tượng hiện lên hệt như những trận đòi roi thời Trung cổ mà người ta vẫn rùng mình khi nghĩ đến, chỉ khác ở chỗ có lẽ người đàn bà ấy không bị trói lại và cũng không chạy trốn mà thôi.

Bằng một cảnh tượng quá đỗi tàn ác ấy, Nguyễn Minh Châu không chỉ dẫn dắt người đọc đi tìm hiểu thân thế người đàn bà hàng chài, mà còn cho ta thấy được biết bao là sự đời, nhân tình thế thái mà con người ta cần phải hiểu. Phải chăng vì mang hình dáng xấu xí, thô kệch, thất học hay vì cuộc sống quá lam lũ, lầm than mà người chồng đã đã đánh người vợ mình như thế. Đánh, chửi ác nghiệt tới nỗi chị ta phải xin chồng cho lên bờ đánh, để các con không phải chứng kiến cảnh đó.

Thật tội nghiệp biết bao khi bức màn về cuộc đời và số phận người phụ nữ hàng chài được hé mở. Làm sao có thể sống mà mưu sinh trên vùng biển này khi không có một người đàn ông, dù cho hắn ta có đối xử như một con dã thú? Phải sống vì con cái, sống để chúng được nên người là niềm hạnh phúc của chị ta – tuy nhỏ nhoi nhưng thật cao thượng!

Bạo hành gia đình

Câu chuyện về cuộc đời người đàn bà hàng chài khép lại ở đó, nhưng hẳn sẽ còn để lại trong lòng độc giả bao ngổn ngang, suy tư về cuộc sống. Mối quan hệ đa chiều giữa cuộc đời và nghệ thuật không nên ở cái nhìn phiến diện. Làm sao ta có thể phán xét người, xét đời một cách xác đáng khi ta chỉ nhìn nó có một bề!

Không, những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu luôn mang trong bản thân nó đầy sinh khí với những triết lí, đạo đức mà con người luôn phải trăn trở, luôn muốn hoàn thiện. Câu chuyện về cuộc đời người đàn bà hàng chài và nạn bạo hành gia đình trong “Chiếc thuyền ngoài xa” chỉ là một cái nhìn rất bé nhỏ đối về vấn nạn này trong xã hội ngày nay.

Bạo hành gia đình không chỉ là một khái niệm để chỉ các hành vi bạo lực trong gia đình, mà nó còn là một vấn nạn mà một xã hội văn minh không thể chấp nhận tồn tại với nó. Hẳn là nhà văn Nguyễn Minh Châu đã hiểu và cảm thông sâu sắc với người đàn bà hàng chài nhiều lắm khi viết nên thật xúc động những áng văn chan chứa sự hi sinh âm thầm cũng như tình cảm mẫu tử thiêng liêng ấy trong tác phẩm của minh. Nguyễn Minh Châu đã không chọn đối tượng bị bạo hành trực tiếp là người con, vì có lẽ ông hiểu rằng: người phụ nữ, người vợ trong gia đình mới là những nạn nhân chính của bạo lực gia đình.

Nói như vậy có lẽ nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi, rằng chỉ có phụ nữ mới bị bạo hành thôi sao? Câu trả lời là không! Bởi lẽ không chỉ riêng phụ nữ, mà ngay tới cả nam giới cũng là nạn nhân của bạo hành trong gia đình. Từ xưa, không chỉ ở nước ta, mà còn ở nhiều nước khác, ở nhiều nền văn hóa khác, bạo hành gia đình đã không còn xa lạ. Có thể dễ dàng nhận ra bạo hành gia đình ở nhiều trường hợp, ví như việc dùng vũ lực với các thành viên trong gia đình, việc dùng lời nói để làm tổn thương tinh thần … và còn nhiều hình thái bạo hành khác.

Nhưng phổ biến hơn cả, và được nhiều người biết đến hơn cả là bạo hành thể xác, tức là có những hành động như đấm, đá, tát, đánh … tác động trực tiếp tới sức khỏe nạn nhân. Việc này thường xảy ra do sự chênh lệch về sức khỏe giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Như giữa chồng với vợ, giữa cha mẹ với con cái, hay thậm chí giữa ông bà với các cháu.

Chống bạo lực gia đình

Hình thức bạo hành phổ biến thứ hai mà ít người nhắc đến, nhưng thường hay để lại tổn thương về thể chất và cả sang chấn nghiêm trọng về tinh thần: đó là bạo hành tình dục, bao gồm cưỡng ép quan hệ tình dục, loạn luân giữa cha mẹ với con cái, ông bà với các cháu, hay giữa anh chị em trong gia đình với nhau.

Thứ ba là bạo hành tinh thần, tuy không gây đau đớn cho thể xác, nhưng thường gây tổn thương ghê gớm cho tinh thần và tình cảm của nạn nhân. Bạo hành tinh thần thường phổ biến bằng những hành vi như chửi bới, nhục mạ, hay thậm chí là im lặng không nói với nhau trong một thời gian dài. Hình thái cuối cùng của bạo hành gia đình là bạo hành xã hội: ngăn không cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè, bao vây kinh tế nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng.

Như đã nói ở trên, người phụ nữ là nạn nhân chủ yếu của những vụ bạo hành trong gia đình, lí do thì có thể có nhiều lí giải khác nhau, nhưng tôi xin được đúc kết qua mấy nguyên nhân chính như sau. Có lẽ lí do đầu tiên cần nói đến chính là tư tưởng đã ăn sâu và trong suy nghĩ không chỉ của riêng những người đàn ông, mà còn cả trong tư tưởng của những người phụ nữ, đó là phụ nữ là những người yếu đuối, phải phụ thuộc vào đàn ông. Tư tưởng và suy nghĩ này bị chi phối bởi nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là do ảnh hưởng từ tư tưởng phong kiến lạc hậu, vẫn còn bám rễ trong suy nghĩ của những người phương Đông.

Từ xưa, người phụ nữ trong xã hội phong kiến đã thấp cổ bé họng, lại luôn phải phụ thuộc vào người đàn ông, người chồng. Họ không được đi học, không được tham gia chính trị, không được giao lưu tự do ngoài xã hội, chỉ thu mình trong khuôn khổ hà khắc, với tư tưởng “xuất giá tòng phu”. Không thể phủ nhận rằng tư tưởng của Nho giáo nói riêng và phong kiến phương Đông nói chung có nhiều điểm tiến bộ, nhưng về quyền lợi của người phụ nữ thì quả là không công bằng so với nam giới trong gia đình, xã hội.

Ta có thể bắt gặp nhiều hình ảnh của người phụ nữ xưa trong xã hội cũ, với kiếp hồng nhan truân chuyên cơ cực. Như Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) là một ví dụ điển hình. Kiều đã mười lăm năm lưu lạc qua bao sóng gió, bị đồng tiền và xã hội đương thời chà đạp nhân phẩm, danh dự và tình yêu đôi lứa trong sáng. Hay như cuộc đời của chính nhiều nữ thi sĩ như Hồ Xuân Hương, … cũng chịu chung cảnh ngộ!

Hay như nhân vật Mị trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, chịu kiếp làm dâu “gạt nợ”, sống mà chỉ như cái bóng vật vờ, “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Thử hỏi rằng những thân phận đó, họ có bao giờ được hưởng đủ đầy một hạnh phúc đời thường, có bao giờ được yêu thương trọn vẹn không! Đáng buồn thay, người phụ nữ xưa bị chà đạp về nhân phẩm, họ thường bị coi rẻ, bạo hành bởi người chồng, bị chà đạp nhân phẩm khi phải chịu kiếp chồng chung.

Bình luận (2)
PM
23 tháng 11 2017 lúc 21:43

B

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TT
Xem chi tiết
YS
Xem chi tiết
PK
Xem chi tiết
HG
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
LM
Xem chi tiết
DV
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết