Văn bản ngữ văn 7

HL

đọc hai câu thơ :

cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

a, hãy xác định các điệp ngữ và dạng điệp ngữ được sử dụng trong 2 câu thơ trên

b, viết đoạn văn ( khoảng 5 - 7 dòng ) nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc thể hiện vẻ đẹp tâm hồn bác

GIÚP MÌNH VỚI !

LP
4 tháng 12 2016 lúc 19:19

b) Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng.

Bình luận (2)
TP
4 tháng 12 2016 lúc 19:57

a) Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Dạng:điệp ngữ cách quãng

b)Hai câu thơ cuối gíup ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước.Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của thi nhân, của vị lãnh tụ.Đồng thời ta cũng có thể thấy Bác Hhồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm nghưỡng thiên nhiên. Có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khoả, bớt đi sự vất vả mà hàng giò hàng phút Bác phải chăng chở suy tư. Từ đây ta nhân thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên.Và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nõi khao khát về một đất nứơc thanh bình, để ngày ngày con người đc sống tự do, hạnh phúc. Dương như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nứơc mới đc tự do để con người thoả sức ngắm trăng?Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước.Vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả.Đối với trẻ thơ Bác HỒ cũng luôn dành tình yêu thương nhất
 

Bình luận (0)
HT
4 tháng 12 2016 lúc 18:50

điệp ngữ chưa ngủ và dạng điệp ngữ là chuyển tiếp(điệp ngữ vòng)

 

Bình luận (1)
NO
4 tháng 12 2016 lúc 20:31

điệp ngữ : chưa ngủ . Dạng điệp ngữ : điệp ngữ chuyển tiếp

Ở câu thơ cuối chúng ta thấy nhà thơ đã sử dụng BPTT điệp ngữ, gợi lên một vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của nhà thơ. Ở câu thơ thứ ba:" Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ" đã gợi lên chất nghệ sĩ trong tâm hồn của Hồ Chí MỊh. Đó là sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp của cảnh núi rừng Việt Bác. Nhưng đến Với câu thơ thứ tư, bất ngờ mở ra một vẻ đẹp và chiều sâu mới trong tâm hồn nhà thơ. Thao thức chưa ngủ còn chính là vì lo nghĩ đến vận mệnh của đất nước hay chính là vì thức đến canh khuya lo việc nước mà người đã bắt gặp cảnh trăng rừng tuyệt đẹp . Tấm lòng đối với đất nước ở người đã làm cho việc người ko ngủ trong những đem dài trở thành một lẽ thường tình:" đêm nay Bác ko ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh Điệp ngữ chưa ngủ đạt ở cuối câu ba và đầu câu thứ 4 là một bản lề mở ra 2 phía tâm trạng trong cùng 1 con người: niềm say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên và nỗi lo cho vận mệnh của đất nước . Hai tâm trạng ấy thống nhất trong con người bác thể hiện sự hòa hợp giũa chất người nghệ sĩ và chất người cộng sản trong lãnh tụ Hồ Chí Minh

Bình luận (0)