Bài 9: Em lập kế hoạch cá nhân

H24

Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

                    BÁC TẬP CHO CHÚNG TÔI CÓ KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG

Hồi ở Pác Bó, sáng ra Bác Hồ thường bố trí công việc cho chúng tôi làm. Ai không có việc thì được Bác tìm việc cho. Ai đã sắp xếp được công việc trong ngày, Bác thấy vui dù việc làm rất nhỏ. Bác thường hỏi từng người:

- Hôm nay chủ định làm gì?

- Thưa Bác, vá áo ạ!

- Được. Còn chú kia?

- Thưa Bác, nghiên cứu tài liệu ạ!

- Được. Còn chú này chưa có việc gì à? Sách này hay đấy, chú đọc đi!

Tôi cũng như các anh em khác thường được Bác chăm lo như vậy. Đặc biệt là khi chúng tôi nghiên cứu tài liệu, Bác thường hướng dẫn rất chu đáo, giúp chúng tôi quen dần vào nền nếp. Đối với anh chị em phục vụ, Bác cũng ân cần chỉ bảo. Tôi nhớ có lần Bác nói với chị Trưng người Cao Bằng:

- Nấu cơm rửa bát cũng phải có trật tự, có kế hoạch cụ thể. Trước khi nấu cơm phải kiếm củi rồi mới đổ gạo vào nồi vo, rồi nhóm lửa và chạy đi lấy lá dợi cơm cạn dậy vào. Chứ vo gạo rồi mới chạy đi kiếm củi thì thật là vô lí.

Bác thường nhắc cán bộ phải luôn làm việc đúng giờ và không nên lãng phí thời gian. Việc nhắc nhở thường xuyên của Bác rèn luyện cho mọi người thói quen sắp xếp công việc hằng ngày, làm việc có kế hoạch, tránh sự tuỳ tiện và nhất là tránh nhàn rỗi.

                    (Theo 120 câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Thanh niên, 2010)

- Trong câu chuyện trên, Bác thường nhắc nhở anh chị phục vụ và cán bộ điều gì?

- Lời nhắc nhở thường xuyên của Bác có tác dụng gì?

- Theo em, vì sao phải lập và thực hiện kế hoạch cá nhân?

ND
31 tháng 5 2024 lúc 23:59

- Trong câu chuyện trên, Bác thường nhắc nhở anh chị phục vụ và cán bộ về làm việc có kế hoạch, tránh nhàn rỗi.

- Lời nhắc nhở thường xuyên của Bác có tác dụng rèn luyện cho mọi người thói quen sắp xếp công việc hằng ngày, làm việc có kế hoạch, tránh sự tuỳ tiện và nhất là tránh nhàn rỗi.

- Theo em, chúng ta phải lập và thực hiện kế hoạch cá nhân để chúng ta có cách sắp xếp công việc khoa học, tránh tùy tiện, nhàn rỗi.

Bình luận (0)