Văn bản ngữ văn 7

LP

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.

Câu 1. Thế nào là tục ngữ? Phân biệt tục ngữ với ca dao.

Câu 2. Câu tục ngữ trên thuộc kiểu câu gì? Nêu tác dụng của kiểu câu đó.

Câu 3. Bài học được rút ra từ ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì?

Câu 4. Hãy viết tiếp các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất và cho biết những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ đó có ý nghĩa gì trong thực tế cuộc sống?

H24
25 tháng 2 2020 lúc 23:54

Câu 1. Thế nào là tục ngữ? Phân biệt tục ngữ với ca dao.

- “Tục ngữ là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân”.

- Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý mang nội dung nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, cho bài học luân lý hay phê phán sự việc. Do đó, một câu tục ngữ có thể được coi là một “tác phẩm văn học” hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ và chức năng giáo dục.Còn Thành ngữ là một cụm từ cố định đã quen dùng. Xét về mặt ngữ pháp thì nó chưa thể là một câu hoàn chỉnh, vì thế nó chỉ tương đương với một từ. Thành ngữ không nêu lên một nhận xét, một kinh nghiệm sống, một bài học luân lý hay một sự phê phán nào cả nên nó thường mang chức năng thẩm mỹ chứ không có chức năng nhận thức và chức năng giáo dục, mà thiếu hai chức năng này thì nó không thể trở thành một tác phẩm văn học trọn vẹn được. Cho nên, thành ngữ thuộc về ngôn ngữ

Câu 2. Câu tục ngữ trên thuộc kiểu câu gì? Nêu tác dụng của kiểu câu đó.

Đây là kinh nghiệm về đặc điểm thời tiết các mùa trong năm:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Nghĩa đen của câu tục ngữ này là: tháng năm (Âm lịch), thì đêm ngắn, ngày dài, tháng mười thì đêm dài, ngày ngắn. Cách nói cường điệu có tác dụng nhấn mạnh đặc điểm ấy: chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối. Phép đối xứng giữa hai vế câu làm nổi bật sự trái ngược trong tính chất của đêm mùa hạ và ngày mùa đông.

Có thể vận dụng nội dung của câu tục ngữ này vào chuyện tính toán, sắp xếp công việc hoặc giữ gìn sức khỏe trong mùa hè và mùa đông.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
25 tháng 2 2020 lúc 23:58

Câu 3. Bài học được rút ra từ ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì?

Câu tục ngữ nói về sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng. Cụ thể, đêm tháng năm rất ngắn, ngược lại thời gian của ngày vào tháng mười lại rất ngắn. Sự chênh lệch về thời gian ban đêm và ban ngày của tháng năm và tháng mười là rất khác nhau. Không chỉ căn cứ vào quan sát, thực tế thực nghiệm, ngay cả khi đối chiếu với những kiến thức khoa học, chúng ta cũng thấy tính đúng đắn của câu tục ngữ. Đó là dựa vào cơ sở khoa học, nghiên cứu, có thể thấy rằng khi trái đất chuyển động quay xung quanh mặt trời, trái đất luôn luôn quay quanh mặt trời và cũng tự quay quanh trục của mình. Vào thời gian khoảng tháng năm âm lịch, khi bán cầu Bắc ngả về phía mặt trời, lúc ấy là mùa hè, đấy là mùa sẽ nhận được nhiều ánh sáng và lúc này thời gian ban ngày sẽ kéo dài hơn ban đêm. Điều này chính là cơ sở lí giải cho vế đầu của câu tục ngữ "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng". Còn khi vào khoảng tháng 10 âm lịch là khoảng thời gian bán cầu Bắc đi xa mặt trời nhất, khi ấy ánh sáng chiếu sẽ ít tới trái đất và đây chính là thời kì mùa đông của năm, tức là thời gian ban ngày sẽ gắn hơn ban đêm. Điều này lí giải cho vế sau của câu "Ngày tháng mười chưa cười đã tối".

Câu 4. Hãy viết tiếp các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất và cho biết những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ đó có ý nghĩa gì trong thực tế cuộc sống?

- Là nhận xét và kinh nghiệm phán đoán nắng mưa:

Mau sao thì nng, vng sao thì mưa.

Câu này có hai vế đối xứng, nhấn mạnh ý: Sự khác biệt về mật độ sao trên bầu trời đêm trước sẽ dẫn đến sự khác biệt về hiện tượng mưa, nắng trong những ngày sau đó.

Vế Mau sao thì nắng: Mau có nghĩa là dày, nhiều. Đêm nhiều sao thì hôm sau trời nắng.

Vế vắng sao thì mưa: vắng có nghĩa là ít, thưa... Đêm ít sao thì ngày hôm sau trời sẽ mưa.

Nghĩa cả câu: Đêm trước nhiều sao báo hiệu ngày hôm sau sẽ nắng. Đêm trước ít sao báo hiệu ngày hôm sau sẽ mưa.

Kinh nghiệm này được đúc kết từ hiện tượng trông sao đoán thời tiết đã có từ lâu của nông dân ta và nó đã được áp dụng thường xuyên trong sản xuất nông nghiệp và trong sinh hoạt. Nắm được thời tiết (mưa, nắng) để chủ động sắp xếp công việc. Vì các phán đoán về hiện tượng thiên nhiên phần lớn dựa trên kinh nghiệm cho nên không phải lúc nào cũng đúng.

- Là kinh nghiệm về hiện tượng thời tiết trước khi có bão:

Ráng m gà, có nhà thì giữ.

Ráng là màu vàng xuộm của mây do mặt trời chiếu vào. Ráng mỡ gà thường xuất hiện ở phía chân trời trước khi có giông bão. Nó như điềm báo trước để con người biết mà lo chống giữ nhà cửa cho chắc chắn nhằm giảm bớt tác hại ghê gớm do bão gây ra.

Câu tục ngữ này đã lược bỏ một số thành phần để thành câu rút gọn, nhấn mạnh vào nội dung chính để mọi người dễ nhớ.

Dân gian không chỉ dựa vào hiện tượng ráng mỡ gà mà còn dựa vào hiện tượng chuồn chuồn bay để đoán bão. Câu tục ngữ: Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão cũng đúc kết kinh nghiệm này.

Hiện nay, ngành khí tượng đã có nhiều phương tiện khoa học hiện đại để dự báo bão khá chính xác nhưng những kinh nghiệm dân gian vẫn còn tác dụng.

- Là kinh nghiệm về hiện tượng thời tiết trước khi có lụt:

Tháng by kiến bò, ch lo li lt.

Cứ đến tháng bảy (Âm lịch) mà kiến rời khỏi tổ từng đàn lớn, kéo nhau từ chỗ đất thấp lên chỗ đất cao thì nhất định thể nào cũng xảy ra lụt lội.

Ở nước ta, mùa lũ thường xảy ra vào tháng tám nhưng có năm kéo dài sang cả tháng chín, tháng mười. Từ thực tế quan sát được nhiều lần, nhân dân tổng kết thành quy luật. Kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với những thay đổi của khí hậu, thời tiết. Khi trời sắp có những đợt mưa to kéo dài, các loại kiến từ trong tổ kéo ra đàn đàn lũ lũ, di chuyền chỗ ở lên cao để tránh bị ngập nước và để bảo tồn nòi giống.

Câu tục ngữ này chứng tỏ người xưa quan sát tỉ mỉ những biểu hiện nhỏ nhất trong thế giới tự nhiên, từ đó rút ra những nhận xét chính xác, lâu dần thành kinh nghiệm. Kinh nghiệm này nhắc nhở mọi người phải chuẩn bị phòng chống lũ lụt sau tháng bảy Âm lịch.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
KK
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
DM
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
DM
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết