Các thành phần tự nhiên của đất

CA

ĐỀ cương thi hok kì 2

quý các bn nhiều lắm ^^

Câu 1 : Thế nào là hệ thống sông ? Sông và hồ khác nhau ở điểm nào ?

Câu 2 : Hãy nêu hưởng khí hậu sự phân bố thực, động vật ở trên trái đất như thế nào ?

Câu 3 : Hãy nêu các đới khí hậu trên trái đất ? Nêu đặc điểm của từng đới ?

Câu 4 : Hãy nêu sự vận động của nước biển và đại dương ?

Câu 5 : HÃY nêu cách tính lượng mưa và tính trung bình

Giúp mk vs

thank you so muck

H24
23 tháng 4 2017 lúc 18:33

Tớ cũng quý cậu nữa! Luôn vui vẻ nhé! :)

Câu 1:

- Hệ thống sông là hệ thống gồm dòng sông chính, các phụ lưu và chi lun hợp lại với nhau.

- Sông và hồ khác nhau ở các điểm sau đây:

+ Sông là dòng chảy thường xuyên, còn hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu.

+ Sông có lưu vực xác định, hồ thường không có diện tích nhất định.

Câu 2:

- Khí hậu: ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật thông qua nhiệt, nước, độ ẩm và ánh sáng:

+Nhiệt độ: mỗi loài sinh vật thích hợp với một giới hạn nhiệt độ nhất định. Nơi có nhiệt độ thích hợp thì sinh vật phát triển mạnh.

+ Nước và độ ẩm: nơi có điều kiện thuận lợi về nước và độ ẩm thì sinh vật phát triển mạnh, ngược lại nơi nào khô hạn thì sinh vật kém phát triển.

+ Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh nên có tác động đến sự phát triển và phân bố của chúng.

- Đất: đặc tính lí hóa và độ phì của đất ành hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật. Ví dụ: rừng ngập mặn phân bổ và phát triển ở vùng đất ngập mặn ven biển.

- Địa hình: độ cao làm thay đổi điều kiện nhiệt ẩm theo độ cao nên hình thành các vành đai thực vật theo đai cao. Sườn đón gió, nhiều ánh sáng sinh vật phát triển mạnh hơn sườn khuất gió, thiếu ánh sáng.

- Sinh vật: Thực vật ảnh hường tới sự phân bố và phát triển của động vật. Nơi nào thực vật phong phú thì động vật phát triển mạnh.

- Con người: Vừa mở rộng sự phân bố các cây trồng, vật nuôi; vừa gây nên sự tuyệt chủng của nhiều loại sinh vật quý hiếm.

Câu 3:

Đới nóng (nhiệt đới):

+ Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến.

+ Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều.

+ Lượng nhiệt: nóng quanh năm.

+ Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm.

+ Gió: thường hoạt động là gió Tín phong.

- Ôn đới (đới ôn hòa):

+ Vị trí: từ 23 độ 27'B đến 63 độ 33'B; từ 23 độ 27'N đến 63 độ 33'N.

+ Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh lệch rõ rệt.

+ Lượng nhiệt: trung bình.

+ Lượng mưa: 500-1000mm.

+ Gió: thường hoạt động là gió Tây ôn đới.

- Hàn đới (Đới lạnh)

+ Vị trí: từ 63 độ 33'B đến 90 độ B; từ 63 độ 33'N đến 90 độ N.

+ Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớn.

+ Lượng nhiệt: lạnh quanh năm.

+ Lượng mưa: dưới 500mm.

+ Gió: thường hoạt động là gió Đông cực.

Câu 4:

Sóng biển: là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương

- Nguyên nhân: chủ yếu là do gió. Động đất ngầm dưới đáy biển sẽ sinh ra sóng thần

Thủy triều: là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kì.

- Nguyên nhân sinh ra thuỷ triều: Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

Dòng biển: là hiện tượng chuyển động của lớp nước trên mặt biển, tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.

- Nguyên nhân chủ yếu là do các loại gió thổi thường xuyên ở Trái Đất như gió tín phong và gió Tây ôn đới....

- Các dòng biển có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu các vùng ven biển mà chúng chạy qua.

Câu 5:

- Tính lượng mưa trong ngày: tổng lượng mưa mà thùng đo mưa thu được trong các trận mưa trong ngày. - Tính lượng mưa tháng: tổng lượng mưa thu được của các ngày trong tháng. - Tính lượng mưa năm: tổng lượng mưa thu được của 12 tháng trong năm. ~ Chúc bạn ôn thi tốt và đạt điểm cao, vượt lên chính mình nha! ~
Bình luận (0)
BT
23 tháng 4 2017 lúc 19:21

1.– Hệ thống sông: Sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông.

khác nhau giữa sông và hồ :

– Sông: Dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên mặt đất, thuyền bè có thể đi lại trên đó được.
– Hồ: Vùng trũng sâu chứa nước tương đối lớn ở trong đất liền.
=>Như vậy, điểm khác nhau cơ bản giữa sông và hồ là: Sông có nước lưu thông thành dòng chảy. Hồ là nơi nước tập trung.

Bình luận (0)
BT
23 tháng 4 2017 lúc 19:22

2.

Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của động, thực vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
– Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
– Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.
– Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.

Bình luận (0)
BT
23 tháng 4 2017 lúc 19:23

3.có 5 đới khí hậu trên Trái Đất : 1 đới nóng, 2 đới ôn hoà, 2 đới lạnh.

a. Đới nóng (hay nhiệt đới)
– Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
– Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng.
– Gió thổi thường xuyên: Tín phong
– Lượng mưa trung bình: 1000mm – 2000mm.
b. Hai đới ôn hòa (hay ôn đới)
– Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
– Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
– Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới
– Lượng mưa trung bình: 500 -1000mm
c. Hai đới lạnh (hay hàn đới)
– Giới hạn: Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam.
– Khí hậu giá lạnh, băng tuyết quanh năm.
– Gió đông cực thổi thường xuyên.
– Lượng mưa trung bình 500mm.

Bình luận (0)
BT
23 tháng 4 2017 lúc 19:24

4.

Sự vận động của nước biển và đại dương
Có 3 sự vận động chính:
a. Sóng
– Sóng là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương.
– Nguyên nhân sinh ra sóng biển biển chủ yếu do gió, động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.
b. Thủy triều
– Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa.
– Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
– Có 3 loại thủy triều:
+ Bán nhật triều: Mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần.
+ Nhật triều: Mỗi ngày lên xuống 1 lần
+ Triều không đều: Có ngày lên xuống 1 lần, có ngày lại 2 lần.
– Việt Nam có đủ cả 3 loại thủy triều trên.
+ Triều cường: Ngày trăng tròn (giữa tháng) và ngày không trăng (đầu tháng)
+ Triều kém:
.Ngày trăng lưỡi liềm (đầu tháng)
.Ngày trăng lưỡi liềm (cuối tháng)
c. Các dòng biển

– Dòng biển là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
– Nguyên nhân sinh ra dòng biển là do các loại gió thổi thường xuyên ở Trái Đất như gió Tín phong, Tây ôn đới
– Có 2 loại dòng biển: dòng biển Nóng và dòng biển Lạnh.

Bình luận (0)
BT
23 tháng 4 2017 lúc 19:24

5.

Tính lượng mưa trung bình của một địa phương:
– Đo lượng mưa bằng thùng đo mưa (Vũ kế)
– Tính lượng mưa trong tháng: Cộng tất cả lượng mưa các ngày trong tháng.
– Tính lượng mưa trong năm: Cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng lại.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
BP
Xem chi tiết
CR
Xem chi tiết
LM
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
LM
Xem chi tiết
HK
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết