Mở đầu

DT

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I – MÔN SINH HỌC 7
1. Kể tên môi trường sống, hình thức dinh dưỡng và sinh sản của ĐVNS
2. Nêu đặc điểm chung của ngành ĐVNS.
3. Trình bày khả năng di chuyển các đại diện Trùng roi, trùng giày và trùng biến
hình.
4. Phân biệt các đặc điểm giữa ĐVNS sống tự do và ĐVNS sống kí sinh.
5. Trình bày các bước quá trình dinh dưỡng của trùng biến hình, trùng giày.
6. Giải thích tên gọi của: Trùng roi xanh, trùng đế giày, trùng biến hình
7. Các biện pháp phòng tránh một số bệnh do ĐVNS gây ra cho con người.
8. Vai trò của ĐVNS đối với đời sống.
9. Nêu được các hình thức sinh sản của thủy tức
10. Kể tên các đại diện thuộc ngành Ruột khoang
11. Nêu được các hình thức sinh sản của thủy tức
12. Kể tên các đại diện thuộc ngành Ruột khoang
13. Trình bày Hình dạng, kiểu di chuyển, lối sống của Thủy tức, sứa, …
14. Chứng minh được vai trò của ruột khoang đối với tự nhiên và con người
15. giải thích được một số hiện tượng liên quan đến vai trò của ruột khoang đối với
con người.
16. Khi sứa cắn chúng ta cần làm gì
17. loài sán nào thích nghi với lối sống tự do.
18. Nêu đặc điểm cấu tạo cơ thể sán dây
19. Hãy cho biết số lượng trứng mà giun đũa đẻ trong 1 ngày.
20. Kể tên các đại diện thuộc ngành Giun dẹp
21. Kể tên các đại diện thuộc ngành Giun tròn.
22. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đũa.
23. Phân tích được cách di chuyển của giun đũa.

24. Phân tích được hô hấp của giun đất.
25. Mô tả được vòng đời của giun đũa.
26. vì sao gọi là giun dẹp.
27. Biện pháp phòng chống giun sán ký sinh cho người và động vật

28. Giải thích hiện tượng trâu bò mắc bệnh sán
29. Vai trò của đại diện giun đốt
30. Vận dụng hiểu biết về tác hại của giun đũa để biết cách bảo vệ sức khỏe con
người.

LS
7 tháng 11 2021 lúc 7:08

Bạn ơi đăng từng câu lên thôi nếu thế này thì nhiều quá

Bình luận (1)
LL
7 tháng 11 2021 lúc 7:13

tham khảo

 

1.

 

Vai trò của ngành ĐVNS:

*Lợi ích:-Trong tự nhiên

+Làm sạch môi trường nước (trùng giày,trùng biến hình...)

+Làm thức ăn cho động vật nước (giáp xác nhỏ,cá biển,trùng roi...)

-Đối với con người

+Giáp xác định tuổi địa tầng,tìm mỏ dầu (trùng lỗ)

+Nguyên liệu chế giấy giáp (trùng phóng xạ)

*Tác hại:

+Gây bện cho động vật khác (trùng bào tử,trùng roi máu)

+Gây bệnh cho người (trùng kiết lị,trùng sốt rét)

 

 

2.

Đặc điểm chung của ĐVNS là:

+Cơ thể có kích thước hiển vi,cấu tạo chỉ là 1 tế bào đảm nhiệm mọi chức năng sống.

+Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng

+Sinh sản vô tính phân đôi

+Di chuyển bằng lông bơi,roi bơi,chân giả hoặc tiêu giảm

...

 

3.

Trùng roi di chuyển bằng cách vừa tiến vừa xoay

Trùng dày chuyển bằng cách thẳng tiến

Trùng biến hình di chuyển bằng cách nhờ chân giả

Trùng sốt rét kí sinh

 

 

4.Dinh Dưỡng : -Trùng giày là động vật đơn bào đã có sự phân hóa thành các bộ phận như nhân lớn, nhân nhỏ, không bào co bóp. Thức ăn (gồm vi khuẩn, vụn hữu cơ,...) được lông bơi dồn về lỗ miệng. Thức ăn qua miệng và hầu được vo thành viên trong không bào tiêu hóa. Sau đó không bào tiêu hóa rời hầu di chuyển trong cơ thể theo một quỹ đạo nhất định, Enzim tiêu hóa biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh nuôi cơ thể. Chất bã được thải ra ngoài lỗ thoát ở thành cơ thể.

 

5.

- Vì trùng roi có một bộ phận giống như cái roi

- Vì trùng giày có hình dạng giống đế giày

- Vì trùng biến hình không có hình dạng nhất định

Bình luận (2)
LS
7 tháng 11 2021 lúc 7:21

Tham khảo:

8.

Vai trò của động vật nguyên sinh:

+ Với con người:

- Giúp xác định tuổi địa tầng tìm mơ dầu: trùng lỗ

- Nguyên liệu chế biến giấy nhá: trùng phóng xạ

- Gây hại cho con người: trùng kết lị, trùng sốt rét.

+ Với thiên nhiên:

- Làm sạch môi trường nước: trùng biến hình, trùng giày,..

- Làm thức ăn cho động vật nước, giáp xác nhỏ, động vật biển: trùng biến hình, trùng roi giáp.

- Gây bệnh cho động vật: trùng cầu, trùng bào tử.

9.

1. Mọc chồi

- Khi đầy đủ thức ăn. thuỷ tức thường sinh sản vô tính bằng cách mọc chổi . Chồi con khi tự kiếm được thức ăn. tách khỏi cơ thể mẹ để sống độc lập.

2. Sinh sản hữu tính

- Tế bào trứng được tinh trùng cúa thuỷ tức khác đến thụ tinh . Sau khi thụ tinh, trứng phân cắt nhiều lần. cuối cùng tạo thành thuỷ tức con. Sinh sản hữu tính thường xảy ra ờ mùa lạnh. ít thức ăn.

3. Tái sinh

- Thuỷ tức có khả năng tái sinh lại cơ thể toàn vẹn chi từ một phần cơ thể cắt ra.

10. Các đại diện: Thủy tức, súa, san hô,...

11. ( trùng câu 9)

12. (Trùng câu 10)

 

Bình luận (0)
LL
7 tháng 11 2021 lúc 7:26

tham khảo

16.

Sứa biển cắn là tai nạn xảy ra rất phổ biến ở những người có hoạt động bơi lội hay lặn. Tai nạn này tăng lên vào mùa hè khi mà nhiều người yêu thích bơi lội ở bãi biển. Phản ứng của cơ thể khi bị sứa cắn rất đa dạng từ nhẹ đến nặng. Khi bị sứa cắn, đối với các vết cắn nhẹ thì chúng ta có thể sơ cứu và chăm sóc tại nhà.

Bên cạnh đó, với các biểu hiện triệu chứng nặng sau khi bị sứa cắn thì mọi người nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Đặc biệt ở những đối tượng là trẻ em hay người lớn tuổi để hạn chế biến chứng nặng nề.

 

17.sán lông nhé 

18. lớp cutin đồng nhất, đàn hồi, có những gai nhỏ. Bên trong là lớp : có các  vòng ở lớp ngoài, các  dọc theo chiều dài đốt sán ở bên trong. ... Sán dây không có  quan tiêu hoá, sán hút thức ăn bằng thẩm thấu qua thân.

19. 240.000 trứng/ngày

 

20.Mội số đại diện ngành giun tròn : Giun đũa, giun móc, giun kim...

Bình luận (0)
LS
7 tháng 11 2021 lúc 7:27

Tham khảo:

13.

.undefined

14.

* Lợi ích trong tự nhiên

- Ngành ruột khoang có ý nghĩa sinh thái đối với biển và đại dương, cung cấp thức ăn và nơi ẩn nấp cho một số động vật.

- Ngành ruột khoang tạo ra một cảnh quan thiên nhiên vô cùng độc đáo và là điều kiện để phát triển du lịch như đảo san hô vùng nhiệt đới.

* Lợi ích đối với đời sống

- Ngành ruột khoang là nguyên liệu dùng để làm đồ trang sức, trang trí như vòng tay, vòng cổ… làm bằng san hô.

- Làm vật liệu xây dựng: san hô đá

- Là vật chỉ thị cho tầng địa chất: hóa thạch san hô

- Làm thực phẩm: gỏi sứa

15.

+ Là nguyên liệu làm đồ trang sức, trang trí: vòng tay làm bằng san hô

+ Làm vật liệu xây dựng: san hô đá

+ Làm vật chỉ thị cho tầng địa chất: hóa thạch san hô

+ Làm thực phẩm: gỏi sứa

 

Bình luận (0)
OY
7 tháng 11 2021 lúc 7:33

Bn đăng nhiều quá, CTV xóa câu hỏi đấy. Mới cả bn phải tìm trong SGK chứ

Bình luận (0)
LS
7 tháng 11 2021 lúc 7:33

Tham khảo:

21.Giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa.

22.Cấu tạo ngoài:

+ Hình trụ dài 25 cm

+ Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể  giúp giun

không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong ruột non

người.

Cấu tạo trong:

+ Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát

triển

+ Chưa có khoang cơ thể chính thức

+ Ống tiêu hóa thẳng: từ lỗ miệng  hậu môn

+ Tuyến sinh dục dài và cuộn khúc.

Bình luận (0)
NP
7 tháng 11 2021 lúc 7:51

1.

Vai trò của  ĐVNS:

+Làm sạch môi trường nước 

+Làm thức ăn cho động vật nước 

Đối với con người:

+Giúp xác định tuổi địa tầng,tìm mỏ dầu (

+Nguyên liệu chế giấy giáp 

*Tác hại:

+Gây bệnh cho động vật khác

+Gây bệnh cho người (VD: trúng sốt rét, kiệt lỵ,...)

2.

Đặc điểm chung của ĐVNS là:

+Cơ thể có kích thước hiển vi,cấu tạo chỉ là 1 tế bào đảm nhiệm mọi chức năng sống.

+Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng

+Sinh sản vô tính phân đôi

+Di chuyển bằng lông bơi,roi bơi,chân giả hoặc tiêu gi

3.

Trùng roi di chuyển bằng cách vừa tiến vừa xoay

Trùng dày chuyển bằng cách thẳng tiến

Trùng biến hình di chuyển bằng cách nhờ chân giả

Trùng sốt rét kí sinh

4.Dinh Dưỡng : -Trùng giày là động vật đơn bào đã có sự phân hóa thành các bộ phận như nhân lớn, nhân nhỏ, không bào co bóp. Thức ăn (gồm vi khuẩn, vụn hữu cơ,...) được lông bơi dồn về lỗ miệng. Thức ăn qua miệng và hầu được vo thành viên trong không bào tiêu hóa. Sau đó không bào tiêu hóa rời hầu di chuyển trong cơ thể theo một quỹ đạo nhất định, Enzim tiêu hóa biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh nuôi cơ thể. Chất bã được thải ra ngoài lỗ thoát ở thành cơ thể.

5.

- Vì trùng roi có một bộ phận giống như cái roi

- Vì trùng giày có hình dạng giống đế giày

- Vì trùng biến hình không có hình dạng nhất định

6. 

- Vì trùng roi có một bộ phận giống như cái roi

- Vì trùng giày có hình dạng giống đế giày

- Vì trùng biến hình không có hình dạng nhất định

7. 

- Ngăn sự tiếp xúc giữa người và muỗi truyền bệnh (VD: muỗi Anophen, muỗi vằn,...)

- Diệt muỗi bằng phun tồn lưu và tẩm màn hoá chất diệt muỗi;

- Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, đốt hương muỗi. Ở tất cả các cửa sổ cũng như cửa ra vào người dân có thể đóng lưới và sử dụng quạt máy để giảm tối đa sự xâm nhập của muỗi vào nhà;

- Phun hóa chất diệt muỗi hoặc tẩm hóa chất vào màn, mắc màn mỗi khi đi ngủ . Bôi thuốc xua muỗi lên những nơi da hở, mặc áo dài tay, quần dài khi đi làm rừng, làm nương…;

- Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh quanh nhà, làm nhà xa rừng và xa nguồn nước;

- Hạn chế bọ gậy: khơi thông dòng chảy, vớt rong rêu làm thoáng mặt nước.
- Huy động sự tham gia của cộng đồng, các đoàn thể tham gia phòng chống sốt rét; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân về phòng chống sốt rét.

8. (giống câu 1) 

9. 

1. Mọc chồi

- Khi đầy đủ thức ăn. thuỷ tức thường sinh sản vô tính bằng cách mọc chổi . Chồi con khi tự kiếm được thức ăn. tách khỏi cơ thể mẹ để sống độc lập.

2. Sinh sản hữu tính

- Tế bào trứng được tinh trùng cúa thuỷ tức khác đến thụ tinh . Sau khi thụ tinh, trứng phân cắt nhiều lần. cuối cùng tạo thành thuỷ tức con. Sinh sản hữu tính thường xảy ra ờ mùa lạnh. ít thức ăn.

3. Tái sinh:

- Thuỷ tức có khả năng tái sinh lại cơ thể toàn vẹn chi từ một phần cơ thể cắt ra.

10. 

Đại diện của ngành ruột khoang như: thủy tức, san hô, hải quỳ...

11. Giống câu 9

12. Giống câu 10

13. 

undefined

Câu 14

Vai trò của ruột khoang đối với đời sống thiên nhiên và con người là:

- Đối với thiên nhiên: + Có ý nghĩa sinh thái đối với biển và đại dương. Cung cấp thức ăn và nơi ẩn nấp cho các loài động vật

+ Tạo cảnh quan thiên nhiên độc đáo và là điều kiện để phát triển du lịch: đảo san hô vùng nhiệt đới

- Đối với đời sống:

+ Là nguyên liệu làm đồ trang sức, trang trí: vòng tay làm bằng san hô

+ Làm vật liệu xây dựng: san hô đá

+ Làm vật chỉ thị cho tầng địa chất: hóa thạch san hô

+ Làm thực phẩm: gỏi sứa,...

Câu 15. Mik không bt (thông cảm)

Câu 16.

- Đưa ngay người bị sứa đốt ra khỏi vùng nguy hiểm có sứa.

- Nhổ các xúc tu bám vào da bằng dụng cụ sạch.

- Hạn chế chạm tay vào vết đốt tránh gây nhiễm trùng lan rộng vết thương.

- Rửa vết đốt bằng giấm hay nước biển để làm sạch các chất độc.

Câu 17.

Sán lông

Câu 18

- Chúng có cơ quan giác bám tăng cường (có 4 giác bám, một số con có móc bám)

- Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu cách chất dinh dưỡng có sẵn có ở ruột người qua thành cơ thể

- Mỗi đốt có một cơ quản sinh sản lưỡng tính.

Câu 19

200 nghìn trúng/ ngày

Câu 20

Các đại diện thuộc ngành Giun dẹp: Sán lá máu, sán  bã trầu, sán dây,...

Câu 21

Mội số đại diện ngành giun tròn : Giun đũa, giun móc, giun kim...

Câu 22

-Cơ thể hình ống, thon dài, đầu nhọn

-Con đực nhỏ, ngắn, đuôi cong; con cái to, dài

-Lớp vỏ cuticun ngoài cơ thể có tác dụng chống tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người

Câu 23

Cơ thể chỉ có cơ dọc nên giun đũa di chuyển hạn chế, chúng chỉ cong cơ thể lại và duỗi ra => Giúp thích hợp với động tác chui rúc trong môi trường ký sinh.

Câu 24

Giun đất hô hấp bằng da

Câu 25

undefined

 

Câu 26

Vì người ta dựa vào cơ thể dẹp để đặt tên cho ngành này được thể hiện triệt để trong tất cả các ngành đại diện cũng như phân biệt với các ngành khác.

Câu 27

- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện

- Không nghịch bẩn

- Thường xuyên tắm rửa

- Không đi chân đất,

- Không để trẻ bò lê la dưới đất.

- Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

- Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.

Câu 28

 - Trâu bò nước ta thường được chăn thả ngoài đồng ruộng, chúng ăn cỏ và uống nước ở các đầm, ao rồi lại thả rongngay trên đồng ruộng. Nơi này cũng chính là môi trường sống của ấu trùng sán lá gan.

   - Ngoài ra, việc chăn nuôi trâu bò ở nước ta còn mang tính tự phát, do vậy cũng không chú ý đến việc tẩy giun sán và phòng bệnh. Vì vậy nguy cơ lây nhiễm sán ở trâu bò càng tăng cao.

Câu 29

- Làm thức ăn cho những loài sinh vật sống dưới nước như cá, ..... 

- Giun đốt còn là một nguồn thức ăn quan trọng và tẩm bổ với những loài gia cầm như gà, chim…

- Giun đốt có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đa dạng sinh thái xanh.

Câu 30.

Tác hại của giun đũa: 

+ Gây ra các bệnh về đường ruột: tắc ruột, tắc ống mật,..

Cách bảo vệ sức khỏe:

Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau dọn nhà cửa, vật dụng bằng nước sát trùng.Ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi để nguội.Hạn chế ăn rau sống; nên rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần với nước rửa rau chuyên dụng.Không đi chân trần; khi làm vườn, dọn rác, cây cỏ, cần đi ủng, mang khẩu trang, găng tay. Không được dùng phân tươi để bón rau, bón cây.Đối với nhà vệ sinh, cống rãnh thoát nước, cần thường xuyên quét dọn, xử lý hóa chất diệt trùng thân thiện môi trường.Uống thuốc tẩy giun định kỳ

 

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
KC
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
VC
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
TC
Xem chi tiết
AN
Xem chi tiết