Bài 13. Các mạch điện xoay chiều

NH

Đặt điện áp xoay chiều \(u=U_0\cos(100\pi t + \frac {\pi}{3})(V)\) vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L=\frac {1}{2\pi} (H)\). Ở thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là \(100\sqrt2 V\) thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là \(2A\). Biểu thức của cường độ dòng điện qua cuộn cảm là

A.\(i=2\sqrt3 \cos(100\pi t - \frac {\pi}{6})(A).\)

B.\(i=2\sqrt3 \cos(100\pi t + \frac {\pi}{6})(A).\)

C.\(i=2\sqrt2 \cos(100\pi t + \frac {\pi}{6})(A).\)

D.\(i=2\sqrt2 \cos(100\pi t - \frac {\pi}{6})(A).\)

HY
12 tháng 11 2015 lúc 15:42

Mạch chỉ có cuôn cảm thì cường độ dòng điện và điện áp tức thời vuông pha tức là

\(\frac{i^2}{I_0^2}+\frac{u^2}{U_0^2} = 1. \)

với \(i = 2A, u = 100\sqrt{2V}\) => \(\frac{4}{I_0^2}+\frac{(100\sqrt{2})^2}{U_0^2} =1\)

mà \(U_0 = I_0 Z_L = 50I_0\)(\(Z_L = L \omega = 50 \Omega.\)) Thay vào phương trình trên ta được

\(\frac{4}{I_0^2}+\frac{20000}{2500.I_0^2} = 1\)=> \(\frac{12}{I_0^2} = 1=> I_0 = 2\sqrt{3}A.\)

Mạch chỉ có cuộn cảm thuần => u sớm pha hơn i là \(\pi/2\). Tức là \(\varphi_u - \varphi_i = \frac{\pi}{2} => \varphi_i = \frac{\pi}{3}-\frac{\pi}{2} = -\frac{\pi}{6}.\)

\(i = 2\sqrt{3} \cos (100\pi t -\frac{\pi}{6})A.\)

Chọn đáp án A bạn nhé.

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PP
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết