Trả lời:
- Kỉ luật là biết tự giác chấp hành những nội quy chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi lúc, mọi nơi.
- Đạo đức là những quy định, chuẩn mực ứng xử của con người với con người, với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống.
- Quan hệ giữa đạo đức với kỉ luật:
+ Người có đâọ đức là người tự giác tuân theo kỉ luật;
+ Người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức;
+ Sống có đạo đức và kỉ luật: cảm thấy thoải mái và được mọi người tôn trọng, quý mến.
- Ý nghĩa: Người có đạo đức và kỉ luật sẽ được mọi người quý mến, kính trọng, tin cậy. Cảm thấy thoải mái với những công việc của gia đình và xã hội.
Chúc bạn học tốt!!!
- Đạo đức là những quy định, chuẩn mực ứng xử của con người với con người, với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống.
- Kỷ luật là sự rèn luyện đặc biệt về tinh thần và tính cách nhằm tạo ra sự tự chủ, phục tùng.
- Đạo đức và kỷ luật có quan hệ:
+ Sống có đạo đức có kỷ luật giúp con người hoàn thành nhân cách tốt
+ Chấp hành kỷ luật tốt là người có dạo đức và ngược lại
- Ý nghĩa:
Người có đạo đức kỷ luật tốt sẽ được mọi người yêu mến và tin cậy.
Nguồn: Tự làm
Đạo đức là những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với con người, với công việc, với thiên nhiên môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện.
Kỉ luật là những quy định chung của 1 cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động đẻ đạt chất lượng hiệu quả trong công việc.Sống có kỉ luật là biết tự trọng, tôn trọng người khác.
Đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ. Người có đạo đức là người tự giác tuân thủ kỉ luật và người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức.
Tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức, quy định của cộng đồng, tập thể chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái và được mọi người tôn trọng, quý mến.