Tập làm văn lớp 7

H24

dàn ý giải thích câu tục ngữ thương người như thể thương thân

LV
24 tháng 4 2017 lúc 21:16

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc. và trong những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam đó là tình yêu thương và long vị tha. Để dạy dỗ con cháu có một tấm long yêu thương đùm bao thì từ xa xưa ông bà ta có câu “thương người như thể thương thân”. Đó là một lời dạy vô cùng ý nghĩa, một lời nhắn nhủ vô cudng thiết thực đối với mỗi chúng ta trong cuộc sống này.

II. Thân bài :
1. Giải thích câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”

- Thân là chính bản thân mình, thương thân là thương chính bản thân mình. Khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc của bản thân.
- Thương người : người là mọi người xung quanh ta. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
- “ thương người như thể thương thân”: là yêu thương mình như thế nào thì yêu thương người khác như thế ấy. nếu người khác cũng lâm vào cảnh khó khăn khổ cực như ta đã từng thì cũng chia sẻ cảm thong với người đó.
2. Tác dụng của câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
- Là lời nhắc nhở chúng ta phải biết Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.
- Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
- Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái
3. Chứng minh câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
- Một cá nhân không thể tách rời tập thể, cộng đồng xã hội,…. Vd: cuộc kháng chiến cứu quốc của dân tộc
- Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy

III. Kết bài
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân”
- Rút ra kinh nghiệm bản thân, bài học.

Bình luận (3)
H24
2 tháng 5 2017 lúc 21:22

Từ xưa đến nay, ông cha ta luôn lấy chữ nhân làm gốc, đó đã trở thành một truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam ta. Một trong những nét đẹp của phẩm giá là tình thương yêu con người và đức vị tha. Điều đó được đúc kết trong câu tục ngữ : Thương người như thể thương thân.
Thân là bản thân. Thương thân là thương mình, khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, bệnh đau không thuốc chữa trị. Thương người : người là người xung quanh. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ. Thương người như thể thương thân : ta yêu quý bản thân mình như thế nào thì mình phải thương người khác như thế. Nếu đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu,... thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ấy, ta hãy cảm thông, giúp đỡ, quan tâm tới họ như đối với chính bản thân ta.
Câu tục ngữ là lời khuyên chân thành, nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương, trân rọng người khác như yêu thương trân trọng chính bản thân mình. Mọi người thường nói “Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái”. Vì vậy, mọi người phải biết yêu thương, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
Câu tục ngữ hoàn toàn đúng: Mỗi người cần biết cảm thông chia sẻ, giúp đỡ người khác, xem sự đau khổ của họ chính là sự đau khổ của mình. Nếu ai cũng đề cao đạo lí thương người như thể thương thân thì xã hội sẽ có nhiều mối quan hệ tốt đẹp “mình vì mọi người, mọi người vì mình”.
Tuy vậy, trong cuộc sống vẫn còn không ít kẻ sống ích kỉ, chỉ chăm lo cho lợi ích của riêng mình, thậm chí còn âm mưu hại người để được lợi, thờ ơ, bình thản trước nỗi đau của người khác.
Một số tấm gương sáng về đạo lí thương người như thể thương thân: Những người bình dị nhường cơm sẻ áo, cứu giúp người hoạn nạn; cứu người trong những giờ phút cấp bách không nghĩ đến tính mạng của mình; những người xả thân vì nghĩa lớn, vì sự nghiệp cứu nước; việc HS tham gia góp quỹ từ thiện, ủng hộ đồng bào lũ lụt, tham gia đóng bảo hiểm y tế…. tất cả đều vì tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, muốn mọi người có cuộc sống ấm no.
Tóm lại, tinh thần tương thân tương ái được gửi gắm trong câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, thể hiện một nét đẹp nổi bật trong bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam ta. Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Nếu chúng ta biết đề cao và thực hiện nó thì tinh thần tương thân tương ái ấy như thể được mở rộng, nâng cao thành tình yêu nhân loại. Vì vậy, mỗi người chúng ta phải cố gắng thực hiện cao nhất lời khuyên của câu tục ngữ để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. và cũng để xây dựng đất nước phồn vinh phát triển.

Bình luận (0)
H24
24 tháng 5 2020 lúc 20:17
Giải thích Thương người như thể thương thân Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân

1. Mở bài

Dẫn dắt để giới thiệu nội dung vấn đề và trích dẫn câu tục ngữ.

2. Thân bài

- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.

+ Thương thân: Yêu thương, chăm sóc, giữ gìn, quý trọng... bản thân mình.

+ Thương người: Yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ...những người xung quanh.

=> Lời nhắn nhủ: Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.

- Phải "Thương người như thể thương thân" bởi:

+ Không ai có thể sống đơn độc, lẻ loi mà cần phải có sự hòa nhập cộng đồng.

+ Nhiều người có hoàn cảnh đáng thương cần sự chung tay giúp đỡ của người khác, của cộng đồng để có thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống.

+ Mọi người cùng tiến bộ, phát triển thì xã hội, đất nước cũng sẽ phát triển tốt đẹp hơn.

+ Giúp đỡ người khác là niềm hạnh phúc, nó sẽ khiến ta thấy thanh thản hơn.

+ Đây là nét đẹp truyền thống đạo đức của dân tộc ta.

- Tinh thần "thương người như thể thương thân" được thể hiện:

+ Xem việc quan tâm giúp đỡ người khác là lẽ sống và phải xuất phát từ tình cảm chân thành, tự nguyện, tự giác.

+ Giúp đỡ người khác bằng những việc làm thiết thực phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.

+ Cần lên án, phê phán những người có lối sống ích kỉ, hẹp hòi...

(Nêu dẫn chứng về tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta trong chiến tranh; phong trào từ thiện hiện nay, đặc biệt là phong trào từ thiện của học sinh... để làm sáng tỏ những điều đã giải thích).

+ Những việc đã, đang và sẽ làm của bản thân.

3. Kết bài

- Câu tục ngữ thể hiện một đạo lí đúng đắn.

- Lời khuyên.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HT
Xem chi tiết
VN
Xem chi tiết
CD
Xem chi tiết
TC
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
TS
Xem chi tiết
AH
Xem chi tiết