Tham khảo:
Đặc điểm của ốc: có vỏ cứng bằng đá vôi, tạo thành ống rỗng, cuộn vòng quanh trục chính thành các vòng xoắn, thường theo chiều thuận với chiều kim đồng hồ. Ở vòng xoáy cuối cùng, thường có một chiếc nắp nhỏ (nơi ra vào của con vật).
Sò (Danh pháp khoa học Arcidae) là tên gọi chỉ chung cho họ của những loài động vật thân mềm có hai mảnh vỏ có kích thước loại nhỏ và vừa. Sống tập trung ở môi trường sông, biển, nước lợ. Đặc trưng của họ sò là hai mảnh vỏ có thể khép, mở, vỏ sò đa dạng về kích cỡ, màu sắc, hoa văn. Có hơn 200 loại sò trong tự nhiên.
Mực là động vật ngành thân mềm, không có xương sống, phân bố ở khắp tất cả các đại dương, từ vùng ven biển, biển sâu, biển cạn tới vùng khơi xa. ... Chúng là thức ăn của nhiều động vật như cá biển, cá mập, cá heo và những động vật biển khác. Chúng cũng có thể ăn thịt lẫn nhau
Bạch tuộc có cấu tạo gần giống với loài mực ống. Bạch tuộc có 8 chi dạng xúc tu. ... Không giống các động vật thân mềm khác, phần lớn cấu trúc cơ thể của chúng là loài không xương và không có vỏ cứng bên ngoài. Vì vậy, chúng có thể len lỏi qua các khe đá dưới lòng đại dương một cách dễ dàng.
Chúng đều thuộc ngành thân mềm nên có nên có những đặc điểm chung sau:
I - ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Ngành Thân mềm có số loài rất lớn, sai khác nhau :
- Về kích thước, ốc nước ngọt (ốc gạo, ốc rạ...) chi nặng khoảng vài chục gam nhưng loài bạch tuộc Đại Tây Dương nặng tới 1 tấn.
-Về môi trường. Chủng phân bố ở độ cao hàng trăm mét (các loài ốc sên) trên các ao, hồ, sông, suối và biển cả, có loài ở dưới đáy biển sâu.
-Về tập tính. Chúng có hình thức sống : vùi lấp (trai, sò, ngao, ngán...) đến lối sống bò chậm chạp (các loài ốc), tới cách di chuyên tốc độ nhanh (như mực nang, mực ống).
Tuy thích nghi rộng như vậy, nhưng cấu tạo cơ thể thân mềm vẫn có các đặc điểm chung