Review 4 (Units 10- 11- 12)

H24

công thức đánh dấu trọng âm

HH
17 tháng 4 2019 lúc 22:22
1. Động từ có 2 âm tiết -> trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai Ví dụ: be’gin, for’give, in’vite, a’gree, … Một số trường hợp ngoại lệ: ‘answer, ‘enter, ‘happen, ‘offer, ‘open, ‘visit… 2. Danh từ có 2 âm tiết -> trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất Một số ví dụ: ‘father, ‘table, ‘sister, ‘office, ‘moutain… Một số trường hợp ngoại lệ: ad’vice, ma’chine, mis’take, ho’tel. * Chú ý: Một số từ 2 âm tiết sẽ có trọng âm khác nhau tùy thuộc vào từ loại. Ví dụ: record, desert nếu là danh từ sẽ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất nếu là danh từ: ‘recor; ‘desert, rơi vào âm tiết thứ 2 khi là động từ: re’cord; de’sert… 3.Tính từ có 2 âm tiết -> trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất Một số ví dụ: ‘happy, ‘busy, ‘careful, ‘lucky, ‘healthy,… Một số trường hợp ngoại lệ: a’lone, a’mazed,… 4. Động từ ghép -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai Ví dụ: be’come, under’stand, overflow,… 5. Danh từ ghép: trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất. Ví dụ: doorman /ˈdɔːrmən/, typewriter /ˈtaɪpraɪtər/, greenhouse /ˈɡriːnhaʊs/ … 6.Trọng âm rơi vào chính các âm tiết sau: sist, cur, vert, test, tain, tract, vent, self Một số ví dụ: e’vent, con’tract, pro’test, per’sist, main’tain, her’self, o’cur… 7. Các từ kết thúc bằng các đuôi : how, what, where, …. thì trọng âm chính nhấn vào âm tiết 1 : Ví dụ: ‘anywhere, ‘somehow, ‘somewhere …. 8. Các từ 2 âm tiết bắt đầu bằng A thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 2 : Ví dụ: a’bout, a’bove, a’gain a’lone, alike, ago… 9. Các từ tận cùng bằng các đuôi , – ety, – ity, – ion ,- sion, – cial,- ically, – ious, -eous, – ian, – ior, – iar, iasm – ience, – iency, – ient, – ier, – ic, – ics, -ial, -ical, -ible, -uous, -ics*, ium, – logy, – sophy,- graphy – ular, – ulum , thì trọng âm nhấn vào âm tiết ngay tru­ớc nó : Ví dụ: de’cision, attraction, libra’rian, ex’perience, so’ciety, ‘patient, po’pular, bi’ology,… Một số trường hợp ngoại lệ: ‘cathonic, ‘lunatic, , ‘arabi, ‘politics, a’rithmetic… 10. Các từ kết thúc bằng – ate, – cy*, -ty, -phy, -gy nếu 2 âm tiết thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 1. Nếu từ có từ 3 âm tiết trở lên thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên. Ví dụ: Com’municate, ‘regulate ‘classmat,, tech’nology, e`mergency, ‘certainty ‘biology pho’tography, … Một số trường hợp ngoại lệ: ‘accuracy,… 11. Các từ tận cùng bằng đuôi – ade, – ee, – ese, – eer, – ette, – oo, -oon , – ain (chỉ động từ), -esque,- isque, -aire ,-mental, -ever, – self thì trọng âm nhấn ở chính các đuôi này : Ví dụ: lemo’nade, Chi’nese,pio’neer, kanga’roo, ty’phoon, when’ever, environ’mental,… Một số trường hợp ngoại lệ: ‘coffee, com’mitee… 12. Các từ chỉ số l­uợng nhấn trọng âm ở từ cuối kết thúc bằng đuôi – teen . ng­ược lại sẽ nhấn trọng âm ở từ đầu tiên nếu kết thúc bằng đuôi – y : Ví dụ: thir’teen, four’teen…/ ‘twenty , ‘thirty , ‘fifty ….. 13.Các tiền tố (prefix) và hậu tố không bao giờ mang trọng âm , mà thu­ờng nhấn mạnh ở từ từ gốc – Tiền tố không làm thay đổi trọng âm chính của từ: Ví dụ: im’portant /unim’portant, ‘perfect /im’perfect, a’ppear/ disa’ppear, ‘crowded/over’crowded. Một số trường hợp ngoại lệ: ‘statement/’ understatement, ‘ground/ ‘underground - Hậu tố không làm thay đổi trọng âm của từ gốc: Ví dụ: ‘beauty/’beautiful, ‘lucky/luckiness, ‘teach/’teacher, at’tract/at’tractive,… 14.Từ có 3 âm tiết: a. Động từ – Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 nếu âm tiết thứ 3 có nguyên âm ngắn và kết thúc bằng 1 phụ âm: Ví dụ: encounter /iŋ’kauntə/, determine /di’t3:min/ – Trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất nếu âm tiết thứ 3 là nguyên âm dài hay nguyên âm đôi hay kết thúc bằng 2 phụ âm trở lên. Ví dụ: exercise / ‘eksəsaiz/, compromise/ Một số trường hợp ngoại lệ: entertain /entə’tein/, comprehend /,kɔmpri’hend/ b. Danh từ Đối với danh từ có ba âm tiết: nếu âm tiết thứ hai có chứa âm /ə/ hoặc /i/ thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất. Ví dụ: paradise /ˈpærədaɪs /, pharmacy /ˈfɑːrməsi/, controversy /ˈkɑːntrəvɜːrsi/, holiday /ˈhɑːlədeɪ /, resident /ˈrezɪdənt/… Nếu các danh từ có âm tiết thứ nhất chứa âm ngắn (/ə/ hay/i/) hoặc có âm tiết thứ hai chứa nguyên âm dài/ nguyên âm đôi thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. Ví dụ: computer /kəmˈpjuːtər/, potato /pəˈteɪtoʊ/, banana /bəˈnænə/, disaster /dɪˈzɑːstə(r)/ c. Tính từ: tính từ 3 âm tiết tương tự như danh từ Ví dụ: happy /’hæpi/, impossible /im’pɔsəbl/… Chúc bạn học tốthaha
Bình luận (0)
H24
3 tháng 4 2019 lúc 20:28

1.đa số các động từ có 2 âm tiết thì trọng âm nhấn vào âm thứ 2

ví dụ:co'llect,re'lax,ẹn'joy,per'form

ngoại lệ:offer,happen,answer,enter,listen,open,publish,finish,follow,argue,...thì trọng âm rơi vào âm thứ 1

2.đa số các tính và danh từ từ có 2 âm tiết thì trọng âm nhấn vào âm thứ 1

ví dụ:'mountain,busy,table,carpet,butcher,summer,..

ngoại lê:machine,mistake,result,effect,alone,museum thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2

3.danh từ ghép và tính từ ghép có trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên

vd:raincoat,bedroom,airpot,airline,home-sick,water-proof

lưu ý:nếu tính từ ghép có từ đầu tiên là tính từ hay trạng từ hoặc kết thúc tính từ ghép thì trọng âm rơi vào âm thú hai

4.động từ ghép có trọng âm là âm thứ 2

vd:overcook,undergo

5.các tính từ tận cùng là đuôi:ant,al,able,ent,ful,less,y thì trọng âm vào âm 1

vd:careful.careless,natural,rocky,homeless

6.các từ kết thúc là HOW,WHAT,WHERE,thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất

7..các từ kết thúc là ever thì trọng âm rơi chính vào âm đó

8. các từ có 2 âm tiết tận cùng là er thì trọng âm rơi vào âm thứ 1

9.các từ có 2 âm tiết mở đầu là a thì trọng âm rơi vào âm thứ 2.

10.các từ có tận cùng là :ic,ics,ian,tion,sion thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 từ cuối lên.

11.các từ có tận cùng là :cy,ty,phy,ical,gy,ce thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên.

12.các từ có 2 âm tiết tận cùng là ate thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1.

15.các từ có tận cùng là :ADE,EE,ESE,EER,ETTE,OO,OON,OON,AIRE thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
L2
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
QN
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
CS
Xem chi tiết
LM
Xem chi tiết
YT
Xem chi tiết