Ôn tập ngữ văn 12

NH

Có ý kiến cho rằng:Từ trước đến nay, Ngữ Văn luôn được coi là môn khó dành điểm cao nhất bởi nó phụ thuộc nhiều vào cảm tình của người chấm. Có ai đồng ý ko?

Ai có thể nói một số bí quyết giúp các bạn đạt được điểm cao trong kì thi được không?

TP
20 tháng 7 2017 lúc 14:56

Nói chung câu hỏi trên có đúng hay ko hay em có đồng tình hay ko đc bởi lẽ ý kiến trên vừa có ý đúng nhưng cũng vừa có ý sai

Sai ở chỗ là PHỤ THUỘC NHIỀU VÀO TÌNH CẢM CỦA NG CHẤM

1 cái bí quyết quan trọng nhất là phải có say mê nhập tâm vào môn học là sẽ học giỏi thôi. Tuy nhiên cũng cần chăm chỉ có kiến thức chớ ko đc làm bừa

Bình luận (1)
DT
20 tháng 7 2017 lúc 15:10

-Ko thể kết luận đc vì Ý kiến trên vừa đúng vừa không đúng. Nếu bài làm của thí sinh trả lời đúng và đủ, chuẩn theo đáp án, diễn đạt hay, có sáng tạo thì sẽ có điểm cao. Ngữ văn vẫn có đáp án biểu điểm rất rõ ràng.Tuy nhiên , sáng tạo hợp lý đúng đắn chớ đừng bịa

Tuy nhiên, cảm nhận của các thầy cô chấm thi cũng sẽ ảnh hưởng một phần vì cùng một lối viết, cùng đáp án, nhưng có thầy cô bảo hay có thầy cô bảo rườm rà hay là chữ viết đẹp hay xấu. Nên điểm cx có 1 phần dựa vào cảm tình

Phương pháp điểm cao: Chăm chỉ ôn luyện có kiến thức trau dồi thường xuyên bồi đắp tình cảm cảm xúc. Đi thi vận dụng vào làm nhập tâm vào bài làm ko sao nhãng. Niềm say mê cũng là 1 yếu tố quan trọng nó giúp ta làm bài đc tốt hơn. Tuyệt đối cấm tình trạng học đối phó học ko vì mình, ko làm bừa để xong chuyện

Bình luận (7)
TP
20 tháng 7 2017 lúc 15:14

Nếu bạn nói rằng "Từ trước đến nay, Ngữ Văn luôn được coi là môn khó dành điểm cao nhất bởi nó phụ thuộc nhiều vào cảm tình của người chấm. Có ai đồng ý ko?"

Theo mình câu trả lời là không

Từ trước đến nay, Ngữ Văn luôn được coi là môn khó dành điểm cao nhất bởi nó phụ thuộc nhiều vào tình cảm của người Viết.Nếu bạn dành thật nhiều tình cảm cho bài viết nói lên những cảm nghĩ của bản thân dành cho bài viết ắt hẳn bạn sẽ học tốt hơn. Cái gì cũg vậy nếu bạn đặt thật nhiều tình cảm chỗ nó, dành thật nhiều thời gian để tìm tòi nghiên cứu để hiểu nó hơn thì mình chắc rằng bạn sẽ học tốt thôi.Còn nếu bạn không đặt tình cảm cho nó, bạn không yêu thích nó thì người đọc( có thể là người chấm) cũng sẽ cảm nhận được điều đó và ... như bạn nói .Vậy thôi.

Bình luận (0)
DM
20 tháng 7 2017 lúc 15:44

Cái này nhiều bạn không đồng ý nhưng mình đồng ý :))

Phụ thuộc vào cảm tình người chấm, kiểu như sau :

+ Mỗi giáo viên => là một người => mà một người không có ai có tính cách + cảm xúc + lối cảm thụ giống y hệt nhau được => cảm tình sẽ khác nhau => có thể điểm chác sẽ khác nhau.

+ Thứ tình cảm này mình không biết, chắc mẩm rất ít giáo viên có, đó là tình cảm thiên vị học sinh, kiểu như là "em đi học thêm cô là cô cho nhiều điểm, em không đi là hay cỡ mấy cô cũng moi lỗi ra bằng được để trừ điểm em" => mình ở trong tình trạng này nên hiểu. Ngay đầu vào lớp 6 ăn ngay 6,5 bvs1 thấp điểm nhất lớp, qua 2 năm học thì mình mới hiểu được.

+ Tình cảm kiểu như "học sinh ngoan thì cho nhiều điểm, học sinh hư đốn thì hay cỡ mấy cũng cho ít điểm" ... dẫn đến thiệt hại cho các bạn hs khác khi không có cơ hội ngoi lên v...v/

Còn nhiều kiểu tình cảm gv khác mà mình xin phép không nói ra đây vì có thể gây tự ái ở một số bạn khác, nếu còn có gì các bạn liên hệ ibx với mình nhé :) cảm ơn.

Bình luận (7)
H24
20 tháng 7 2017 lúc 16:11

Lâu lâu mới trả lời một lần, thì mình xin nói như này.

Theo kinh nghiệm học văn của mình thì trong những cuộc thi trung thực, khách quan như kỳ thi cấp ba, hay HSNK thì văn đủ ý , lời văn hay thì đạt điểm tối đa, có nghĩa là yếu tố để đạt điểm tối đa là đủ ý. Mình đang nói đến kỳ thi trung thực nhé, trung thực. Trong những kỳ thi như vậy không phải chỉ có một người chấm, nhiều người chấm, so điểm với nhau, thảo luận chốt ra điểm.

Văn là môn khó dành điểm cao nhất, đó là sự thật. Đây vốn dĩ là một môn học thuộc. Mình xin lấy ví dụ như này. Thông thường trong bài thi mang tính chất quy mô nhỏ thì thường ra đề về các văn bản/ bài đã học, được dạy, đạt điểm cao hay không là do các bạn được dạy kĩ chưa, ôn chưa. Tuy nhiên với những bài quy mô lớn, đề không về một bài nào đã học, mình nói thật, có phải các bạn không làm được như những bài khác, các bạn nghĩ được cái gì viết cái đó, thừa mặc kệ, đủ ý thì tốt, không đủ thì cũng không đến mức không có gì. Nói chung dễ hiểu là độ tuổi chúng ta, chẳng mấy ai có thể tự luận ra cái hay cái đẹp một bài văn chương bất kỳ mà không được dạy về nó. Chẳng phải là chuyện lạ gì nếu như một học sinh hay đạt 9,10 văn ( mà có điểm 10 văn thì chắc chắn có vấn đề ) lại chẳng có giải gì trong cuộc thi viết văn cấp quốc gia, quốc tế hay thậm chí chỉ cấp tỉnh.

Câu nói của bạn thì nó lại hoàn toàn đúng hết với các trường ( trừ những trường uy tín, có tiếng ).

Cũng vì mình nhận ra điều này khi mình tham gia đội tuyển văn hồi lớp 6 nên năm lớp 7 mình đã sang đội tuyển Toán ( Toán là môn mình luôn thích nhất ). Đơn giản toán có sự chính xác, có sự cứng nhắc, cần cái đầu suy luận chứ không phải tư tưởng mềm mại êm đềm cho văn chương.

Bình luận (6)
H24
20 tháng 7 2017 lúc 16:13

Tùy môi trường đã đào tạo các bạn mà các bạn có suy nghĩ khác nhau, có người cho là đúng, có người cho là sai. Mình đã được học nhiều thầy cô giáo, đủ loại người khác nhau, mình có cách nhìn nhận tổng quát hơn về vấn đề này.

Bình luận (0)
H24
20 tháng 7 2017 lúc 16:15

Thầy cô cho đây vào mục câu hỏi hay, có vẻ như cũng vô cùng quan tâm đến quan điểm này. Là bậc thầy cô, ắt sẽ hiểu hơn học sinh, thật lạ là thầy cô lại muốn xem ý kiến học sinh.

Bình luận (0)
LP
21 tháng 7 2017 lúc 9:39

Điều này có phần đúng , có phần sai. Thứ nhất , nếu như đánh giá thì không thể nói giáo viên Văn như vậy được, hầu hết tất cả các giáo viên khi chấm bài mỗi người một cảm nhận khác nhau, bạn cho rằng cô giáo này chấm bạn điểm cao hơn cô giáo kia. Điều này là không đúng, cảm xúc hay nói cách khác là cách làm bài tùy từng giáo viên, làm sao mà giáo viên nào cũng có thể giống nhau hết về cảm xúc nếu như vậy thì đâu còn gọi gì là văn. Mỗi cô sẽ có những ý kiến, bình luận khác nhau cũng không thể dựa vào điều đó mà khẳng định " Từ trước đến nay, điểm môn văn khó dành được điểm cao bởi nó phụ thuộc nhiều vào tình cảm của người chấm". Nói như vậy , thì trong bài kiểm tra cuối kì lấy đâu tình cảm mà chấm điểm được.

Thứ 2, điều mà giáo viên chấm theo tình cảm chắc chắn là sẽ có nhưng không phải 10 giáo viên Văn thì cả 10 giáo viên đều chấm bài theo kiểu đấy. Tiếng Việt và Văn học thì chắc chắn là đáp án chung rồi vấn đề là do cách diễn đạt của người viết. Còn về phần TLV thì điều thì không giống nhau nhưng quan điểm của người viết đưa ra được đặt hết ở bài viết đó, đến khi trả bài hỏi cô " cô ơi, em làm văn hay mà có bị lỗi nào đâu mà trừ tới 3 điểm vậy cô ? Thế sao đứa bên cạnh nó sửa cô gạch nhiều mà trừ có 2 điểm? ". Xong các bạn nghĩ sang một vấn đề là cô chấm thiên vị. Văn mình làm mà đọc mà không thấy hay mới lạ. Điều này là lẽ thường tình thôi chẳng có gì mới lạ cả. Bạn trừ 3 điểm mà đứa kế nó sai nhiều mà cô trừ nó 2 điểm. Do cách diễn đạt của bạn hoặc là do bạn sử dụng câu văn chưa được chuẩn, viết bằng cảm xúc nhiều hóa lạc đề...Còn đứa bên cạnh nó sai nhiều nhưng nó biết cách chọn lựa câu từ, nó biết cách nối câu chẳng qua nó sắp xếp không đúng trình tự nên trừ ít điểm thế thôi....

==> Môn văn ai cũng nói sẽ dễ chấm, thực sự nó chẳng dễ tí nào, nhiều khi đọc bài mà còn không biết chấm như thế nào mới đúng, thang điểm có sẵn chấm theo nó không đơn giản như môn Anh và Toán. Một lớp ít nhất có trên 30 học sinh ( chọn + bthuong ) hôm nay làm bài, hôm sau trả bài mà còn bao nhiêu là bài soạn khó khăn đấy các bạn ạ. Vậy nên chuyện giáo viên Văn có chấm theo cảm xúc là có nhưng rất ít ( trừ khi hối lộ từ đầu năm , mà cái này chắc phụ huynh cũng ko muốn làm vì họ muốn con họ giỏi ko phải nhờ vào tiền...) Còn giáo viên Văn sẽ không bao giờ được chấm theo tình cảm của người chấm. Kể cả văn nó đủ , đúng và hay mà chấm nó sai đến lúc nó cầm bài, giáo viên tổ trưởng môn văn duyệt thì giáo viên đó cũng phải sửa lại điểm. ( Tổ trưởng môn Văn là người duyệt đề đồng thời là người soát lại đáp án chấm điểm ).

Bình luận (6)
TD
20 tháng 7 2017 lúc 18:04

Mình là HSG văn đạt giải nhì cấp Huyện. Trước khi đi thi, cô giáo môn Anh cũng từng bảo mình đừng thi Văn mà nên thi Anh vì môn Văn còn phụ thuộc vào người chấm chứ không rõ ràng những Tiếng Anh. Nhưng cuối cùng mình vẫn quyết định thi văn. Nói Ngữ Văn luôn được coi là môn khó giành điểm cao bởi một phần phụ thuộc vào giáo viên là ý đúng. VD: Bạn mình cũng ở trong đội tuyển văn, văn viết rất hay nhưng khi làm bài kiểm tra học kì, văn bạn ấy viết hay hơn cả mình nhưng điểm của mình vẫn cao hơn. Đấy là do giáo viên. Và mình cũng đã tìm ra được một cách viết để nằm trong vòng an toàn, trung hòa với các giáo viên đó là: "Khi viết một bài văn cảm nhận, đặc biệt phải bỏ tâm huyết, nhaaph tâm vào trong bài làm để làm bài viết không khô khan, những từ ngữ phải là những từ ngữ thật lòng trong trái tim, không được quá cao sang, sến súa sẽ làm người chấm cho rằng tất cả những cảm nhận của mình vừa rồi là giả dối. Nhưng cũng không được để bái viết quá nhạt sẽ gây nhàm chán cho người đọc. Tốt nhất là nên viết bố cục rõ, đúng và đủ ý, trình bày sạch đẹp và nêu thêm được cảm xúc chân thật của mình là điểm đã khá cao rồi.hihi

Bình luận (1)
LD
20 tháng 7 2017 lúc 15:07

mới xem qua câu này, lúc đó chưa ai tl cả, định để đó lát tl, lát vào thì chị thảo phương tl luôn rồi: 2 giây trước

=)

Bình luận (19)
HP
20 tháng 7 2017 lúc 16:37

Thật ra, ngữ văn cũng như bao môn khác, cũng có người thấy nó dễ, cũng có người cảm thấy nó khó, chỉ là nó khác những môn hok còn lại là :

- Môn Ngữ văn thật sự ko theo 1 khuôn khổ nào hết, cho dù phần lớn các bài làm văn đều có dàn ý, hay các bài Tiếng Việt đều có định nghĩa nhưng nó vẫn phụ thuộc vào tình cảm, sự sáng tạo nhiều hơn.

- Chúng ta hok ko được Ngữ văn chỉ vì chúng ta chưa biết dành tình cảm, tâm hồn, chưa biết suy nghĩ mọi thứ 1 cách lạc quan, tình cảm hơn thui

Bình luận (0)
SA
20 tháng 7 2017 lúc 18:57

yêu con của thầy or cô

BẠN SẼ ĐƯỢC ĐIỂM CAO

==> ĐÓ LÀ BÍ QUYẾT

Bình luận (8)
DT
20 tháng 7 2017 lúc 21:53

Câu ns này có đúng ko nhỉ:

Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

eoeo

Bình luận (2)
NH
20 tháng 7 2017 lúc 21:55

Mới chỉ đăng 1 câu mà cộng động hoc24h đã phản ứng.....

Bình luận (0)
NH
20 tháng 7 2017 lúc 21:55

Tuy nhiên nên trl đúng hợp lý thì hay hơn

Bình luận (9)
ND
21 tháng 7 2017 lúc 10:35

==' môn văn hay dựa vào tình cảm nhỉ (mà chủ yếu là đau buồn :v), bắt hs cảm xúc dâng trào lồng lộn, buồn bã, tủi thân, tự kỉ ,...... :v để rồi bỏ nhà đi bụi, bán vé số, bánh mì hay hút chích :V (kiểu giống như sasuke hay obito ấy nhở:v)

Bình luận (2)
TD
21 tháng 7 2017 lúc 15:31

Theo mk là hoàn toàn sai.

Mk phải hăng say học Văn để khi tả trong 1 bài văn thể hiện để tình cảm của mk trog bài văn; học thuộc, phân tích tất cả các ý chính của văn và nên ngồi phân tích thêm cả ý phụ để mk hiểu rõ bài văn hơn;....

Bình luận (0)
ND
22 tháng 7 2017 lúc 15:18

mình có 1 bí quyết học rất hay đó là bạn hãy chăm chỉ học môn ngữ văn thì chắc chắn bạn sẽ được điểm cao.

Bình luận (0)
ND
22 tháng 7 2017 lúc 15:19

cho mình mấy gp nhé

Bình luận (0)
H24
24 tháng 7 2017 lúc 10:15

Như các bạn thấy đấy, mình nói thế chứ mình có biết mẹ gì đâu.

Bình luận (0)
MT
24 tháng 7 2017 lúc 17:16

I agree ok

Bình luận (0)
NA
30 tháng 7 2017 lúc 16:43

Việc bài viết của mình có được điểm cao hay ko là do bài làm của mình có tốt và đầy đủ hay không chứ không phải phụ thuộc nhiều vào cảm tình của người chấm Môn ngữ văn không khó được điểm cao chỉ cần ta chú tâm học bài chăm chỉ học và làm bài tập đầy đủ không được lười nhác và ỷ lại nếu không thì sẽ không có kết quả tốt được. Ta không nên học tủ, học vẹt

Bình luận (0)
NJ
4 tháng 8 2017 lúc 17:02

mk nghĩ ko phải phụ thuộc vào tình cảm của người chấm mà là phụ thuộc vào cảm xúc và chuyên môn của giáo viên đó , nếu gv giỏi thì phải chấm chặt hơn , còn cảm xúc thì vd như lúc gv đó bực mk thì sẽ trừ điểm nhiều hơn , vui thì chấm dễ hơn

Bình luận (0)