Có ý kiến cho rằng: “ Từ hình thức đấu lý chuyển sang đấu lực giữa Chị Dậu và 2 tên tay sai, trong “ Tức nước vỡ bờ” – Tắt đèn của Ngô Tất Tố là một quá trình phát triển rất lô gíc, vừa mang giá trị nhân văn lớn lại có sức tố cáo cao”.
Em có đồng ý với ý kiến ấy không? Trình bày ý kiến của em, qua văn bản “Tức nước vỡ bờ”.
Đảm bảo yêu cầu sau:
a. Hình thức:
- Đầy đủ bố cục 3 phần ( 0, 5)
- cách diễn đạt hành văn, trình bày ( 0,5).
b. Nội dung:
* Mở bài: Giới thiệu về tác giả - tác phẩm“ Tắt đèn” và “ Chị Dậu” ( 0,5).
-> Khẳng định ý kiến trên hoàn toàn hợp lý.
* Thân bài:
+ Đấu lý: Hình thức sử dụng ngôn ngữ - lời nói.
+ Đấu lực: Hình thức hành động.
=> Quá trình phát triển hoàn toàn lôgíc phù hợp với quá trình phát triển tâm lý của con người ( 0,5).
1. Hoàn cảnh đời sống của nhân dân Việt Nam trước Cách mạng ( 0,5).
2. Hoàn cảnh của gia đình Chị Dậu: Nghèo nhất trong những bậc cùng đinh ở làng Đông Xá ( 0,5).
3. Cuộc đối thoại giữa chị Dậu – Cai lệ – Bọn người nhà lý Trưởng ( 0,5).
+ Phân tích cuộc đối thoại ( từ ngữ xưng hô)-> hành động bọn cai lệ -> không có chút tình người.
+ Cai lệ – người nhà lý trưởng đến trói, đánh, bắt anh Dậu đang trong tình trạng ốm đau vì đòn roi, tra tấn, ngất đi - tỉnh lại -> Chị Dậu chuyển thành hành động.
-> Đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành động chị Dậu. (0,5)
=> Quy luật: “Tức nước vỡ bờ”- “có áp bức có đấu tranh”
4. Ý nghĩa: ( 2 điểm ).
* Giá trị hiện thực: (0.5)
- Lột trần bộ mặt giả nhân của chính quyền thực dân.
* Giá trị nhân đạo1điểm)
- Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của Chị Dậu.
* Giá trị tố cáo0. 5)
- Thực trạng cuộc sống của người nông dân Việt Nam bị đẩy đến bước đường cùng ( liên hệ với lão Hạc, Anh Pha ( Bước đường cùng )).
-Hành động vô nhân đạo không chút tình người của bọn tay sai.
5. Mở rộng nâng cao vấn đề ( 1 ).
- Liên hệ số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến .
* Kết bài0.5)
- Khẳng định quy luật phát triển hoàn toàn tự nhiên -> đúng với sự phát triển tâm lý của con người.
- Cảm nghĩ của bản thân em.