a) Mở bài:
- Truyện ngắn là thể loại được ưa thích cả với người sáng tác văn xuôi và người thưởng thức.
- Sức hấp dẫn đặc biệt của thể loại này chính là chiều sâu nghệ thuật rất đặc biệt và độc đáo của nó ( So với các thể loại tự sự khác.)
- Chứng minh bằng truyện ngắn Lão Hạc
b) Thân bài:
1. Giải thích ý kiến
-“Một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của một nhân vật nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc về một vấn đề nhân sinh”: Có tính chất ước lệ nó chỉ cái số ít của truyện ngắn so với thế giới phức tạp, đồ sộ và bề bộn của tiểu thuyết. Có nghĩa là truyện ngắn có khuôn khổ ngắn, ít nhân vật, ít sự kiện. Nó chỉ là mảnh nhỏ, một lát cắt của đời sống.
+ Tác giả truyện ngắn thường hướng đến phát hiện và khắc họa một hiện tượng, một nét bản chất nhất trong quan hệ nhân sinh hoặc trong đời sống tâm hồn của con người.
+ Nhân vật trong truyện ngắn không phải là một cá tính điển hình đầy đặn và phức tạp. Nhiều khi đó chỉ là một mảnh đời, một khoảnh khắc của một số phận.
+ Hành văn của truyện ngắn do đó mang nhiều ẩn ý, cô đọng và hàm súc, tạo ra chiều sâu không nói hết của tác phẩm.
2. Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ ba khía cạnh nói trên
+ Do khuôn khổ của một truyện ngắn và quan trọng hơn là vì tính chất của nó mà trong tác phẩm tác giả không kể lể dài dòng cuộc đời, xuất xứ, mối quan hệ…của các nhân vật mà chỉ tập trung xoay quanh sự việc Lão Hạc bán chó và cái chết của nhân vật để làm nổi bật chủ đề tư tưởng.
+ Truyện ít nhân vật, tình huống truyện đơn giản nhưng kết thúc bất ngờ đầy ẩn ý.
+ Lời văn của truyện đầy chất triết lí lẫn cảm xúc trữ tình: Triết lí về cuộc sống, triết lí về cách ứng xử, cách nhìn nhận đánh giá con người.
3. Chứng minh “thông qua một truyện ngắn nhà văn bao giờ cũng muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh”
- Để sáng tạo ra một thế giới nghệ thuật cho một tác phẩm nhà văn phải trải qua bao dằn vặt, trăn trở, hy vọng, đau đớn từ đó hình thành nên một quan niệm, một niềm tin nhất định của mình.
- Đằng sau bức tranh cuộc sống được tái hiện, miêu tả bao giờ cũng chứa đựng một quan niệm, một khát vọng thiết tha muốn bạn đọc đồng tình, sẻ chia , cùng suy ngẫm và sáng tạo.
- Chứng minh qua truyện ngắn Lão Hạc:
+ Sự thương cảm đến xót xa đối với người nông dân nghèo khổ trong xã hội cũ.
+ Sự trân trọng, tin tưởng vẻ đẹp tâm hồn đối với người nông dân cho dù hoàn cảnh túng quẫn, bi đát.
+ Khơi gợi phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người: Ta cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của họ thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông đúng. ( Thể hiện rõ qua các ý nghĩ đầy chất triết lí của nhân vật ông Giáo.)
4. Mở rộng:
- Người viết truyện ngắn phải có khả năng và biệt tài nắm bắt những hiện tượng tưởng như bình thường trong cuộc sống song lại chứa đựng những ý nghĩa lớn lao, sâu sắc.
- í nghĩa của truyện ngắn tuỳ thuộc vào khả năng dồn nén, khám phá và thể hịên cuộc sống một cách hàm súc và cô đọng.
C) Kết bài:
- Nhấn mạnh sức mạnh riêng, kì diệu của truyện ngắn.
- í nghĩa tác động sâu xa của truyện ngắn đối với tư tưởng, tình cảm, thái độ, niềm tin của tác giả./.
"Cuộc chia tay của những con búp bê" là truyện ngắn của tác giả Khánh Hoài. Tác phẩm viết về cuộc chia ly cảm động giữa hai anh em Thành và Thủy. Nó mang đến cho người đọc nhiều bài học về tình cảm gia đình, tình cảm anh em và tình thầy trò, bạn bè.
Thành và Thủy là hai anh em ruột, vì bố mẹ ly hôn, Thành ở lại với bố còn Thủy chuyển về quê với mẹ. Cuộc chia ly ấy là điều Thành và Thủy không hề mong muốn. Đêm trước hôm chia tay, Thủy không ngăn được những tiếng khóc nấc, Thành dù có kìm nén nhưng nước mắt vẫn tuôn ướt đầm gối. Sáng sớm, Thành và Thủy ngồi dưới gốc hồng xiêm trong vườn ngắm bình minh lên. Cảnh sắc buổi sáng với những bông hoa thược dược, những tia nắng chiếu qua màn sương, tiếng chim hót, tiếng xe cộ vẫn như ngày thường nhưng ngày hôm nay hai anh em Thành và Thủy sẽ phải chia ly.
Trong quá khứ, Thành tự nhận xét rằng: "Gia đình tôi khá giả. Hai anh em tôi rất thương nhau." Thực vậy, hai anh em Thành và Thủy rất yêu thương, đùm bọc cho nhau. Điều đó được thể hiện qua những kỉ niệm của hai anh em. Hồi lớp năm, có lần Thành đá bóng bị rách áo, không dám về nhà vì sợ mẹ mắng, Thủy đã mang kim chỉ ra tận sân bóng để vá áo cho anh. Khi Thành ngủ mơ ác mộng, Thủy đã buộc con dao díp vào lưng con búp bê Vệ Sĩ đặt trên đầu giường anh. Hay chiều nào tan học, Thành cũng đến đón em, vừa nắm tay vừa trò chuyện. "Vậy mà giờ đây, anh em tôi sẽ phải xa nhau... Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi."
Vậy nhưng cơn ác mộng ấy lại là hiện thực, theo lời mẹ, hai anh em Thành và Thủy phải đem đồ chơi ra chia. Hai anh em thương nhau nên ai cũng muốn nhường người kia tất cả. Cuối cùng Thành chia em phần nhiều, từ bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Nhưng đến khi Thành lấy hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ từ trong tủ ra đặt sang hai bên phần đồ chơi thì Thủy bỗng giận dữ: "Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế!". Thành đặt cả hai con búp bê sang phía em, Thủy vẫn không bằng lòng vì: "Nhưng như vậy lấy ai gác đêm cho anh?". Thủy đặt lại hai con búp bê cạnh nhau, quàng vai thân thiết. Có lẽ trong suy nghĩ của hai anh em, hai con búp bê như vật tượng trưng của chính Thành và Thủy, vậy nên không nỡ chia cắt chúng.
Không chia được búp bê, Thành dẫn em đến trường chào tạm biệt thầy cô, bạn bè. Hai anh em đứng nép vào gốc cây nhìn vào lớp. Cảnh vật thân thuộc khiến Thủy bật khóc thút thít. Cô giáo sửng sốt khi thấy Thủy đứng bên ngoài, cô đưa em vào lớp, chia sẻ với cả lớp về hoàn cảnh của Thủy, em sẽ chuyển đi cùng mẹ. Cuộc chia tay diễn ra xúc động với những tiếng khóc, những cái nắm tay không nỡ buông. Cô Tâm tặng Thủy một quyển sổ cùng chiếc bút máy nhưng Thủy không nhận vì có lẽ em sẽ không được đi học nữa mà phải đi bán hoa quả. Hoàn cảnh đáng thương của Thủy khiến cô giáo và cả lớp bật khóc. Sợ ảnh hưởng đến giờ học, Thủy tạm biệt cô, các bạn và ra về. Cuộc chia tay của hai anh em diễn ra đột ngột khi Thành và Thủy về đến nhà. Cuối cùng, Thủy quyết định để cả hai con búp bê lại cho Thành, bắt anh hứa không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau. Thành hứa với em và nhìn theo chiếc xe chở mẹ và em phóng đi mất hút.
Đọc xong "Cuộc chia tay của những con búp bê", em rất xúc động và thương cảm cho hai anh em Thành, Thủy vì họ dù rất yêu thương nhau nhưng lại phải chia li. Đó là tình cảm thiêng liêng của anh em ruột thịt. Cuộc chia tay của những con búp bê luôn gắn bó với nhau cũng giống như cuộc chia tay của hai anh em, chúng phải xa nhau dù không có tội lỗi gì. Đến cuối cùng, Thủy đã quyết định để cả hai con búp bê lại cho Thành, để con Vệ Sĩ canh giấc ngủ cho anh và vì muốn hai con búp bê không phải tách rời. Giá như bố mẹ không ly hôn thì sẽ không có cuộc chia ly nào phải diễn ra, Thủy vẫn sẽ được đi học cùng thầy cô, bạn bè.
Qua truyện ngắn "Cuộc chia tay của những con búp bê", tác giả đã đặt ra cho chúng ta suy nghĩ về trách nhiệm của người lớn, của bố mẹ đối với hạnh phúc và quyền lợi của con trẻ. Nó cũng nhắc nhở chúng ta phải biết quý trọng và gìn giữ hạnh phúc gia đình.
https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nghi-ve-cuoc-chia-tay-cua-nhung-con-bup-be-41516n.aspx
Bên cạnh bài Cảm nghĩ về bài Cuộc chia tay của những con búp bê các em có thể tự mở rộng kiến thức qua việc tìm đọc: Suy nghĩ về tình yêu thương qua Cuộc chia tay của những con búp bê, Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê, Phân tích nhân vật Thành và Thủy trong Cuộc chia tay của những con búp bê, , Cảm nhận về tình anh em giữa Thành và Thuỷ trong Cuộc chia tay của những con búp bê.