Đề kiểm tra 15 phút - đề 1

TA

cơ quan sinh sản của cây khế có phải là hoa và quả hay kovà công dụng của nó?

VH
20 tháng 3 2022 lúc 9:13

tham khảo

Cây Khế có nguồn gốc từ Sri Lanka và được biết đến rộng rãi tại Đông Nam Á. Cây cũng được trồng tại Ghana, Brasil và Guyana. Tại Hoa Kỳ nó được trồng với quy mô thương mại tại miền nam Florida và Hawaii. Ở Việt Nam, cây được trồng khắp miền Nam Bắc. Dưới đây là những thông tin liên quan đến Cây Khế, mời bạn tham khảo.

Đặc điểm hình thái của cây khế

Cây Khế - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 7

Đặc điểm hình thái của cây khế

Thân cây

Khế là một trong những loài cây tuy là lâu năm nhưng thân của nó không quá to và không quá cao nên phù hợp trồng tại sân vườn. Cây khế thuộc loài cây đa niên, có thể cao đến 5-12 mét. Các cây khế cổ thụ có thể sống hàng trăm năm (có thể đến 1.000 năm).

Trong nghệ thuật chơi cây cảnh cây khế đại thụ có tuổi càng lâu càng quý hiếm. Đối với thân non thì có màu xanh, có nhiều lông ngắn màu trắng. Đối với thân cây già sẽ có màu nâu đỏ, nhiều đốt sần và ít lông hơn thân non. Cây có rất nhiều cành, cành rất giòn dễ gãy.

Rễ cây

Cây khế có bộ rễ thuộc loại rễ trụ ăn sâu và lan tỏa rất rộng dưới lòng đất. Nếu được trồng bằng hạt hoặc ghép thì có rễ cọc ăn sâu xuống lòng đất khoảng 2 m.

Lá khế

Lá khế thuộc họ lá kép, mọc cách, dài khoảng 50cm với 11 lá đơn. 10 lá ở hai hàng còn 1 lá chính giữa phía đầu. Lá khế có hình bầu dục và kích thước nhỏ dần xuống dưới. Mặt dưới của lá khế có màu xanh nhạt hơn mặt trên.

Hoa khế

Hoa khế mọc theo chùm có màu đỏ với cuống hoa ngắn. Quả khế mọng nước, dễ phân biệt vì có 5 múi giống hình ngôi sao. Quả lúc chưa chín thì có màu xanh và màu vàng khi chín.

Quả khế

Là loại cây ăn trái cho bóng mát, Quả khế là quả mọng, tiết diện hình ngôi sao 5 cánh, dài 8-10 cm, rộng 6-7 cm. Da quả mỏng, mịn và bóng, khi còn non có màu xanh lục nhạt, khi già chuyển dần sang màu vàng đậm.

Quả chứa nhiều hạt hình bầu dục với hai đầu nhọn. Hạt khế có màu vàng nâu, kích thước nhỏ, bên ngoài hạt có lớp áo hạt nhớt màu trắng ngà. Khế ra hoa quả 1 hoặc 2 vụ một năm với số lượng hoa quả rất nhiều, hoa thụ phấn tự nhiên nhờ gió hoặc côn trùng.

Đặc điểm sinh trưởng

Cây khế thích nghi với vùng khí hậu nóng và ẩm của vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Cây sống tốt trên nhiều loại đất, nhưng phát triển tốt nhất là trên đất nhiều mùn, dễ tiêu thoát nước, tơi xốp vì rễ khế dễ bị thối khi bị ngập úng. Độ pH của đất thích hợp là 5,5 đến 6,5.

Cây Khế - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 8

Đặc điểm sinh trưởng

 

Cây khế chịu được biên độ nhiệt rộng, cây lớn có thể chịu được rét đậm, rét hại và nắng nóng (mùa đông có thể chịu đựng được từ 5-10 độ C). Cây chủ yếu tái sinh bằng hạt, tuy nhiên vẫn có thể nhân giống bằng cách chiết cành.

Cây khế ra lộc nhiều đợt trong năm, riêng ở miền Bắc có mùa đông lạnh kèm gió rét mưa phùn thì khế phát lộc từ tháng 2 – tháng 3, song đến tháng 4 – tháng 5 là non mới ra nhiều nhất. Sau khi lộc xuân ổn định, khế bắt đầu ra hoa thường từ tháng 6 đến tháng và kéo dài tới cuối thu, tức tháng 10 – tháng 11.

 

Trong khoảng thời gian này, hoa khế nở thành nhiều đợt: hoa khế ra từng chùm 20 đến 30 hoa nhỏ, trên thân cành già và cả cành 1 tuổi; trong đó những quả ở cành ngang cây ngọn cong xuống, thường có chất lượng cao hơn cả. Kinh nghiệm cho thấy hoa tháng 7 cho quả chính vào cuối thu thường có phẩm chất tốt nhất.

 

Hoa khế thuộc loại lưỡng tính, sau khi nở gặp thời tiết ấm và khô thì có tỉ lệ đậu quả cao tới 50 đến 70% số hoa nở. Tuy vậy, sau đó quả non rụng nhiều, có khi tới 75 đến 80% số quả, kể cả quả để lớn. Có thể trồng khế ở khắp các vùng miền nước ta, song chủ yếu là vùng thấp, đồng bằng.

Ứng dụng của cây khế với đời sống

Cây Khế - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 9

Ứng dụng của cây khế với đời sống

Cây khế là cây quen thuộc với đời sống của người Việt Nam ta bởi dễ trồng và có nhiều công dụng hữu ích cho cuộc sống hàng ngày. Cây khế không chỉ cho quả ăn ngon mà còn có thể làm cây che bóng mát, trang trí trong sân vườn của gia đình.

Hiện nay cây khế cũng được trồng trong chậu để làm cây bonsai nghệ thuật, với màu sắc hài hòa sẽ làm cho ngôi nhà được tươi sáng và mát mẻ.

 

Ngoài có công dụng để ăn cây khế còn có thể làm thuốc chữa bệnh. Quả khế có tính  hàn, có thể giải độc, lợi tiểu, mát gan. Lá khế có thể chữa ung nhọt, ngứa chân tay, khi bị lở loét chỉ cần giã nhỏ lá khế rồi đắp vào vết ngứa rồi rửa sạch bằng nước là có thể chữa khỏi. Gia đình nào có trẻ nhỏ, khi trẻ bị sốt chỉ cần ép lá lấy nước uống là có thể hạ sốt tức thời.

Cách trồng và chăm sóc cây khếTrồng cây khế

Cho đến nay người ta vẫn trồng cây khế bằng hạt, song gần đây phương pháp ghép (ghép mắt, ghép áp, ghép cành) được áp dụng rộng rãi.

So với cách ghép thì cách trồng bằng hạt tương đối dễ hơn, song cây Khế lâu ra quả hơn và chất lượng quả không ổn định vì hạt là kết quả thụ phấn, mà hoa khế tuy thuộc loại lưỡng tính nhưng vẫn có thể thụ phấn chéo tạo ra hạt bị phân ly, sau đó trồng lên cây khác với cây khế mẹ về nhiều phương diện.

 

Vườn ươm cây khế con cần được chăm sóc chu đáo, giữ luôn đủ ẩm, chống nắng nóng. Hàng tháng cần tưới nước phân pha loãng khi cây đạt chiều cao 50 đến 60cm thì tỉa cành tạo hình để lại mỗi cây 2 đến 3 cành tỏa ra các phía, sau 1 đến 2 tháng đem trồng mới.

Cây Khế - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 10

Cách trồng và chăm sóc cây khế

Kích thước hố: 0,6×0,6×0,6m. Nếu đất xấu 1,0×1,0×0,8m. Khoảng cách cây 5x6m hoặc 5x5m. Khế ưa bóng râm nên có thể trồng xen trong vườn xoài, mít, nhãn… Chọn đất có nhiều mùn, độ PH khoảng 6-6.5, dễ thoát nước, tơi xốp và nơi có nhiều bóng râm.

Tiến hành trộn đất với phân chuồng hoai mục, phân gà, trùn quế, xơ dừa, than bùn. Nên bón lót vôi bột rồi phơi ải từ 7-10 ngày trước khi trồng cây để xử lí các mầm bệnh có trong đất. Nếu trồng trong chậu cần lưu ý lót xuống đáy hố ít sỏi hoặc đá xuống dưới chậu cây cảnh để dễ thoát nước.

 

Trồng cây tốt nhất vào mùa xuân hoặc mùa thu. Cây khế thường phát lộc vào mùa xuân, ra hoa vào đầu hạ và kết quả vào cuối thu. Trồng và chăm sóc cây đúng thời vụ, cây sẽ cho hoa vào thời tiết ấm và khô. Tỉ lệ kết quả vì thế mà được tăng lên. Chọn thời vụ thích hợp, cây khế của bạn sẽ cho quả vào đúng vụ thu – là vụ cho quả chín đẹp và thơm ngon nhất.

Cây khế có nhu cầu nước lớn, đặc biệt trong giai đoạn cây nuôi quả và trong thời tiết khô hạn. Cần lưu ý cung cấp đủ nước cho cây nếu không quả sẽ bị rụng nhiều, kém năng suất. Để cho quả to, mọng thì trong quá trình nuôi quả cần bón phân Kali, tro bếp, vôi bột.

Chăm sóc cây khế

Cây Khế - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 11

Chăm sóc cây khế

Cắt tỉa cây khế sao cho khung tán rộng, cành phân bố đều trong tán không cho nắng rọi vào thân chính. Khi cây lớn, cành quá dày thì nên tỉa bớt cho tán cây thông thoáng: Bỏ bớt cành già, cành mọc chen chúc, cành sâu bệnh, cành yếu… Thời gian cắt tỉa thích hợp là vào sau vụ thu hoạch quả, trước lúc ra hoa.

Cây khế to, thân dễ bị ánh nắng trực xạ làm nứt vỏ cho nên chú ý tạo tán đủ lá che phủ cho thân cây. Kinh nghiệm cho biết nêu chôn xác súc vật dưới tán cây khế cũng tạo cho chất lượng quả tốt hơn.

 

Trong thời gian cây khế nuôi quả, không nên bón đạm mà nên bón K, tro bếp, vôi bột để cải thiện chất lượng quả. Nếu gần vườn khế ngọt có những cây khế chua thì có thể xảy ra hiện tượng thụ phấn chéo làm cho quả khế ngọt giảm chất lượng

Mỗi năm sau đợt thu quả (cuối năm) bón cho mỗi gốc 20-30kg phân chuồng. Khi còn nhỏ bón cho mỗi cây 400-500g phân NPK (tỷ lệ là 10:12:7 hay 16:16:8). Cây bắt đầu cho quả có thể bón tăng thêm liều lượng 500-800g/cây (15:15:15). Chú ý tăng cường phân kali.

Với cây khế lớn cho nhiều quả bón 3-4kg phân NPK hỗn hợp/cây, chia ra 3-4 lần trong năm. Cách nhau 3-4 tháng bón một lần.

Nên trồng cây khế ở đâu?

Cây khế công trình có thể trồng trong các tiểu cảnh để trang trí khu vườn. Việc trồng cây khế không những làm cây bóng mát nhanh lớn với tán cây rộng, các bạn có thể giải trí dưới tán cây vào những dịp nghỉ lễ mà không sợ trời nóng.

Cây Khế - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 12

Nên trồng cây khế ở đâu?

Trồng cây khế tại sân vườn ngay lối đi vừa có hoa quả để thưởng thức mà lại lấy được bóng mát rất tốt cho mùa hè oi ả. Bạn cũng có thể trồng cây khế trong chậu và đặt trước nhà để làm cảnh. Hoa của cây khế mọc thành chùm có màu đẹp mắt mang lại giá trị tinh thần to lớn cho mọi người, nhất là những người yêu thích trồng cây công trình.

Có thể trồng loài cây này trong khuôn viên của khách sạn, trường học, bệnh viện… để mang lại giá trị thẩm mỹ. Đồng thời, giúp điều hòa bầu không khí trong lành hơn.

 

Cây khế công trình rất dễ trồng, dễ chăm sóc và dễ sinh trưởng trên mọi loại đất. Vì thế, mọi người có thể trồng cây khế ở bất cứ đâu theo ý muốn. Tuy nhiên, khi mới trồng, các bạn cần chú ý cung cấp đủ nước để cây phát triển được tốt nhất.

Các loại cây trồng sân vườn đẹp cho tổ ấm của bạn

Vì sao cây khế được chuộng cho công trình

Khế là loài cây cho trái ngọt, cho nhiều bóng mát và là một vị thuốc chữa nhiều bệnh cho con người. Không những thế, cây khế còn có thể trồng để trang trí, điều hòa bầu không khí cho sân vườn, trường học hay khuôn viên ở các doanh nghiệp trung tâm tiệc cưới, hội nghị… Cây này cũng dễ cắt tỉa, tạo dáng bonsai đẹp mắt, có thể trang trí cho không gian thêm sinh động hơn.

Cây khế rất dễ trồng mà không cần phải chăm bón tỉ mỉ, cẩn thận như những loài cây khác. Đây cũng là loài cây có thể sống trong nhiều môi trường khác nhau.

Theo quan niệm người xưa, cây khế tượng trưng cho biểu tượng Kim – Thủy – Mộc – Hỏa – Thổ do có 5 múi. Điều này, sẽ giúp cân bằng tất cả các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, nhiều người lựa chọn trồng loài cây này trước cửa nhà giúp cho gia chủ làm ăn buôn bán phát đạt, thịnh vượng. Đồng thời, mang lại nhiều may mắn, thành công trong cuộc sống và có mái ấm gia đình chan hòa, hạnh phúc trọn vẹn.

Với nhiều lợi ích mà cây khế mang lại nên hiện nay, có rất nhiều người tìm hiểu về cách chọn và trồng loài cây này. Đặc biệt, mọi người có thể sử dụng cây khế để trồng cho các khu vực công cộng hoặc sân vườn, nhà ở, biệt thự nhà riêng… đều có ý nghĩa rất tuyệ

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TA
Xem chi tiết
DC
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
MS
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
HM
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết