3) - Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu.
- Da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí.
4) Bò sát là động vật thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn: da khô, vảy sừng khô, cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai, chi yếu có vuốt sắc, phổi có nhiều vách ngăn, tim có vách hụt ngăn tâm thất (trừ cá sấu) , máu đi nuôi cơ thể là máu pha, là động vật biến nhiệt, có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, trứng có màng dai, giàu noãn hoàng.
6) Tổ tiên của bò sát đã được hình thành cách đây khoảng 280-230 triệu năm (trước Công nguyên). Sau đó do gặp nhiều điều kiện thuận lợi nên bò sát cổ đã phát triển rất mạnh mẽ. Thời kì phồn thịnh nhát của bò sát được gọi là Thời đại Bò sát hay Thời đại Khủng long. Trong thời đại này có nhiều loài bò sát to lớn, hình thù kì lạ, thích nghi với những môi trường sống có điều kiện sống rất khác nhau.
7) - Tuần hoàn ở thằn lằn: có 2 vòng tuần hoàn nhưng tâm thất có 1 vách ngăn hụt tạm thời tâm thất thành 2 nửa nên máu ít bị pha hơn.
- Tuần hoàn ở ếch: có 2 vòng tuần hoàn với tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất) nên máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
8) Thú là Động vật có xương sống có tổ chức cao nhất, có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ (VD: thú mỏ vịt), có bộ lông mao bao phủ cơ thể (VD: kanguru), bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm (VD: chuột chù, chuột chũi), tim 4 ngăn, bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não. Thú là động vật hằng nhiệt.
9) Vì nó có mỏ giống mỏ vịt, sống vừa nước ngọt, vừa ở cạn, đẻ trứng.
11) - Thấp nhất: khí hậu khắc nghiệt (đới lạnh, hoang mạc). Vì chỉ có những loài thích nghi được với điều kiện trên mới tồn tại được.
- Cao nhất: khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho sự thích nghi và phát triển của nhiều loài, số loài lớn, độ đa dạng cao.
12) Thỏ
13) Châu chấu -> phát triển qua biến thát không hoàn toàn
Còn câu 1 và câu 2 mình không biết làm mong bạn thông cảm
Chúc bạn học tốt