Bạn nhớ câu này thì làm bài sẽ rất dễ: Cùng dấu thì đẩy, trái dấu thì hút
Biết D (-) thì
C (-) đẩy D (-)
B (+) hút C (-)
A(-) hút B (+)
Vậy A (-) ; B (+) ; C (-)
Bạn nhớ câu này thì làm bài sẽ rất dễ: Cùng dấu thì đẩy, trái dấu thì hút
Biết D (-) thì
C (-) đẩy D (-)
B (+) hút C (-)
A(-) hút B (+)
Vậy A (-) ; B (+) ; C (-)
quả cầu mang điện tích dương bị vật A hút ,quả cầu mang điện tích âm bị vật B đẩy .Em hãy cho biết ,vật A ,vật B có bị nhiễm điện không?Nếu có thì chúng nhiễm điện gì?
Vật nhiễm điện là vật
A. có khả năng hút các vật khác.
B. có khả năng làm sáng bóng đèn của bút thử điện.
C. không có khả năng hút các vật nhẹ.
D. không làm sáng bóng đèn của bút thử điện
.TỰ LUẬN:
1. Có thể làm nhiễm điện vật bằng cách nào? Vật bị nhiễm điện có khả năng gì?
2. Có mấy loại điện tích? Kể tên? Các loại điện tích sẽ tương tác thế nào khi đặt gần nhau?
3. Hai quả bong bóng cùng được cọ xát với vải khô, được treo vào sợi chỉ mắc trên giá. Khi đưa chúng lại gần nhau thì em thấy chúng hút hay đẩy nhau? Vì sao?
4. Cọ xát thanh nhựa sẫm màu vào vải khô nhiều lần. Sau khi cọ xát, đưa thanh nhựa sẫm màu lại gần quả cầu xốp đang trung hòa về điện được treo trên sợi chỉ. Chúng tương tác với nhau như thế nào? Vì sao?
cho 3 quả cầu A,B,C đã nhiễm điện .dùng miếng lụa cọ xát vào một thanh thủy tinh ,rồi cho thanh thủy tinh đã nhiễm điện này lại gần thì nó đẩy quả cầu A ,C hút A và Ađẩy B .hỏi A,B,C nhiễm điện gì ?
Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức là: 200V. Đặt vào hai đầu bóng đèn có hiệu điện thế sau đâ, hỏi trường hợp nào thì dây tóc bóng đèn sẽ bị đứt?
a)110V b)220V c)300V d)200V
cho mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc song song, nếu 1 trong 2 bóng bị hỏng, bóng còn lại sẽ thế nào?
A. Bóng còn lại sáng 1 lúc rồi tắt B. Bóng còn lại sáng yếu hơn lúc ban đầu
C. Bóng còn lại ko sáng D. Bóng còn lại sáng yếu
1)Các bóng đèn điện trong gia đình được mắc song song không phải vì lí do nào dưới đây?
A. vì các bóng đèn có cùng hiệu điện thế định mức
B. vì tiết kiệm được số đèn cần dùng
C. vì có thể bật, tắt các đèn độc lập với nhau
D. Vì khi một bóng đèn bị hỏng thì các bóng còn lại vẫn sáng
2)Bóng đèn bút thử điện, bóng đèn LED hoạt động là nhờ tác dụng gì của dòng điện?
A. tác dụng nhiệt
B. tác dụng hóa học
C. tác dụng phát sáng
D. tác dụng sinh lí
3)Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng đang hoạt động bình thường?
A. ruột ấm nước điện
B. công tắc
C. Dây dẫn điện của mạch điện trong gia đình
D. đèn báo của tivi
Bài 1: Trên một bóng đèn có ghi 12V.
a) Con số đó cho ta biết điều gì?
b) Nếu đặt vào hai đầu bóng đèn một hiệu điện thế 1V thì đèn có sáng không? Vì sao?
c) Người ta tăng hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn lên, đến một lúc nào đó thấy đèn sáng bừng lên rồi tắt. Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì?
1) Ở cửa hàng đồ điện, một khách hàng mua 1 pin, 1 ắc quy, 1 ổ cắm điện (ổ lấy điện), 1 bóng đèn và 1 quạt điện. Giữa hai đầu của dụng cụ nào trong số này có hiệu điện thế.
A. Pin, ắc quy và ổ cắm
B. Pin, ắc quy, bóng đèn và quạt điện
C. Bóng đèn và quạt điện
D. Pin và ắc quy
2) Để đo cường độ dòng điện khoảng 120mA, ta nên chọ ampe kế nào trong các ampe kế sau:
A. Ampe kế có GHĐ là 100mA - ĐCNN là 2mA
B. Ampe kế có GHĐ là 150mA - ĐCNN là 1mA
C. Ampe kế có GHĐ là 15A - ĐCNN là 0,2A
D. Ampe kế có GHĐ là 5A - ĐCNN là 0,05A
3) Có 2 bóng đèn giống nhau cùng loại 3V, được mắc nối tiếp vào nguồn điện bao nhiêu để chúng sáng bình thường?
A. 1,5V
B. 3V
C. 4,5V
D. 6V
4) Thanh thủy tinh tich điện dương khi cọ xát vào lụa, mảnh pooliêtilen tich điện âm khi cọ xát vào len. Đưa mảnh lụa và mảnh len lại gần nhau thì:
A. Không hút, không đẩy nhau
B. Vừa hút, vừa đẩy nhau
C. Hút lẫn nhau
D. đẩy nhau
5) Trong nguyên tử, hạt có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác là:
A. Hạt nhân
B. Hạt nhân và êlectrôn
C. êlectrôn
D. không có loại hạt nào
6) Cho một nguồn điện 12V và hai bóng đèn giống hệt nhau có ghi 6V. Để mỗi đèn đều sáng bình thường thì phải mắc chúng vào mạch điện như thế nào?
A. Lần lượt nối hai đầu mỗi bóng đèn với hai cực của nguồn
B. Hai bóng đèn mắc song song vào hai cực của nguồn
C. Hai bóng đèn mắc nối tiếp vào hai cực của nguồn
D. không có cách mắc nào để cả hai đèn sáng bình thường
7) Giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người là:
A. 40V và 70mA
B. 40V và 100mA
C. 50V và 70mA
D. 30V và 100mA
8) Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các hạt:
A. Hạt nhân
B. Êlectrôn
C. Hạt nhân và êlectrôn
D. Không có loại hạt nào