Tập làm văn lớp 7

HL

Chọn một văn bản đã học và viết mọt bài văn biểu cảm về văn bản đó ( văn bản có thể là một bài thơ hay một bài văn )

NC
23 tháng 11 2017 lúc 16:07

Đề tài về cảnh sắc thiên nhiên, non sơn gấm vóc luôn là nguồn đề tài muôn thuở, thu hút đông đảo các nhà văn, nhà thơ không chỉ của Việt Nam mà còn cả ở nước ngoài tham gia sáng tác. Bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” của Lí Bạch cũng bắt nguồn từ cảm hứng ấy để viết về ngọn Lư sơn hùng vĩ, tráng lệ nhưng cũng đầy vẻ thị vị, mơ mộng.

Ngay câu thơ mở đầu, Lí Bạch đã gợi ngay ra không gian hùng vĩ và vẻ thơ mộng, kì ảo thu hút người đọc, người nghe bằng những hình ảnh vô cùng sinh động, gợi cảm:

“Nhật chiếu Hương lô sinh tử yên”

“Nhật” ở đây chính là mặt trời; “Hương Lô” là hình ảnh gợi rất nhiều cách hiểu, cách liên tưởng khác nhau cho người đọc: Hương Lô ở đây có thể là tên của một địa danh nằm ở phía Tây Bắc của dãy núi Lư, có mây mù bao phủ. Hương Lô ở đây cũng có thể dùng để gợi ra hình ảnh của một chiếc lò Hương đang tỏa ra những làn khói mờ ảo.

“Tử yên” là khói màu tía. Cả câu thơ này ta có thể hiểu là ánh mặt trời rọi vào Hương Lô làm cho khói tía bay lên. Ở đây, khi mặt trời soi những tia sáng vào ngọn Hương Lô thì càng làm thêm cái kì ảo, thơ mộng của nó trở nên rõ nét, cũng vì quá rõ nét mà Lí Bạch cảm nhận như những làn khói màu tía đang bay lên, ngọn Hương Lô như đang tỏa hương dưới ánh nắng mặt trời.

“Giao khan bộc bố quải tiền xuyên”

“Bộc” là thác nước, nước từ trên cao tuôn xuống, “bố” là tấm vải, dải lụa. “giao khan” là xa ngắm. Cả câu thơ ta có thể hiểu: “Xa trông thác nước như treo ở phía trước của dòng suối”. Nếu câu thơ đầu mở ra cái kì vĩ nhưng đầy thơ mộng của không gian đỉnh Hương lô thì đến câu thơ này, nhà thơ Lí Bạch đã mở ra bức tranh thiên nhiên đầy độc đáo cùng với những liên tưởng kì lạ song cũng rất ấn tượng.

Thác nước trắng phau có nước từ trên tuôn xuống tạo, ra những âm thanh lớn nhưng vì nhà thơ đứng nhìn từ phía xa nên chỉ có thể cảm nhận được cái hài hòa, tĩnh lặng của nó.Sự tĩnh lặng này khiến nhà thơ liên tưởng đến một dải lụa trắng đang treo ngang giữa dòng suối.

Qua hai câu thơ đầu, người đọc vừa cảm nhận được cái tĩnh khi ngọn Lương Lô đang tỏa hương “sinh tử yên”, vừa cảm nhận được cái tĩnh của thác nước, dòng suối mà mỗi khi ta liên tưởng đến thì luôn gắn nó với những vận động. Nhưng Lí Bạch đã cho người đọc một cảm nhận hoàn toàn mới khi nó tĩnh lặng, treo giữa dòng suối như bức tranh thủy mặc.

“Phi lưu trực há tam thiên xích

Thác chảy như bay đổ xuống từ ba ngàn thước. “Trực” mang nghĩa là thẳng, còn “xích” là đơn vị đo lường ngày xưa. Câu thơ đã thành công chuyển từ cãi tĩnh sang cái động, gợi cho ngườ đọc liên tưởng đến một thế núi cao, một sườn núi dốc đứng “trực há”.

“Tam thiên xích” tuy là một con số ước lệ song vẫn gợi ra cảm giác chân thực đến lạ kì. Dòng suối chảy mạnh từ trên núi cao xuống tạo cảm giác ngỡ ngàn, mong chờ và cũng vỡ òa trong sự thỏa mãn trước sự kì diệu của tự nhiên.

Sau khi chứng kiến cảnh tượng tuyệt mĩ của tự nhiên, Lí Bạch không giấu được sự xúc động của mình, ông thể hiện một sự liên tưởng độc đáo:

“Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên”

“Nghi thị” thị là từ chỉ sự ngỡ ngàng, nghi vẫn. “Ngân Hà” là vòng ánh sáng màu trắng bạc có thể nhìn thấy vào những đêm quang mây do nhiều sao hợp thành. “ Cửu thiên” gợi ra nơi thăm thẳm cao xa. Có thể dịch nghĩa của câu thơ là : Ngỡ là sông Ngân Hà lạc xuống từ chín tầng mây.

Cảnh tượng tuyệt sắc của thác nước chảy từ trên cao xuống khiến cho Lí bạch ngỡ ngàng như mơ như thực, ông nghi ngờ rằng liệu có phải dòng Ngân Hà chảy xuống từ những tầng mây xa thẳm kia không? Ở đây ta có thể thấy Lí Bạch đã vẽ ra được một bức tranh vô cùng hùng vĩ, gợi cảm, tuyệt sắc, mở ra cho người đọc một cảm giác chân thực, sinh động. Mặt khác ta cũng thấy được sự chân thực trong cảm xúc của chính nhà thơ. Nhà thơ chỉ vẽ lại khung cảnh thiên nhiên mà mình đã chứng kiến, đã cảm nhận được song người đọc có cảm giác nhà thơ đã đưa mình vào chính nơi diễn ra khung cảnh hùng vĩ, thơ mộng ấy. Đây là tài năng của một thi sĩ tài ba.

Dưới ngòi bút của nhà thơ Lí Bạch, hình ảnh thác núi Lư trở nên kì vĩ, tráng lệ đến lạ kì. Chỉ bằng vài nét phác thảo thôi nhưng nhà thơ cũng đã thành công gợi ra những sự liên tưởng độc đáo về vẻ hùng vĩ, không kém phần thơ mộng nơi đây. Điều đặc biệt hơn nữa là nhà thơ đã kết nối được sợi dây cảm xúc của mình với độc giả, mang đến cho độc giả những cảm xúc chân thực nhất, sinh động nhất.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TN
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
BK
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết
KB
Xem chi tiết