Hình học lớp 7

KC

Cho tam giác ABC. Vẽ về phía ngoài tam giác ABC các tam giác vuông tại A là ABD, ACE có AB=AD, AC=AE. Kẻ AH vuông góc với BC, DM vuông góc với AH, EN vuông góc với AH. Chứng minh rằng:

a, DM=AH

b, MN đi qua trung điểm của DE

NT
13 tháng 6 2017 lúc 12:50

A B C H D M N E I

Giải:

a, Ta có: \(\widehat{ABH}+\widehat{BAH}=90^o\left(\widehat{AHB}=90^o\right)\)

\(\widehat{MAD}+\widehat{BAH}=90^o\left(\widehat{DAB}=90^o\right)\)

\(\Rightarrow\widehat{ABH}=\widehat{MAD}\)

Xét \(\Delta ABH,\Delta DAM\) có:

AB = AD ( gt )

\(\widehat{AHB}=\widehat{DMA}=90^o\)

\(\widehat{ABH}=\widehat{MAD}\) ( cmt )

\(\Rightarrow\Delta ABH=\Delta DAM\) ( c.huyền - g.nhọn )

\(\Rightarrow AH=DM\) ( cạnh t/ứng ) ( đpcm )

b, Gọi I là giao của DE và MN

Chứng minh tương tự phần a ta có NE = AH ( đpcm )

\(\Rightarrow DM=NE\)

Có: \(\widehat{IDM}+\widehat{DIM}=90^o\left(\widehat{DMI}=90^o\right)\)

\(\widehat{NEI}+\widehat{EIN}=90^o\left(\widehat{ENI}=90^o\right)\)

\(\widehat{DIM}=\widehat{EIN}\) ( đối đỉnh )

\(\Rightarrow\widehat{IDM}=\widehat{NEI}\)

Xét \(\Delta DMI,\Delta ENI\) có:

\(\widehat{IDM}=\widehat{IEN}\left(cmt\right)\)

DM = NE ( cmt )

\(\widehat{DMI}=\widehat{ENI}\left(=90^o\right)\)

\(\Rightarrow\Delta DMI=\Delta ENI\left(g-c-g\right)\)

\(\Rightarrow DI=IE\) ( cạnh t/ứng )

\(\Rightarrow\)I là trung điểm của DE

\(I\in MN\Rightarrow MN\) đi qua trung điểm của DE

Bình luận (0)
NT
13 tháng 6 2017 lúc 12:54

A B C E D M N H F

a, Do tam giác ABH vuông tại H => \(\widehat{ABH}+\widehat{BAH}=90^0\) (1)

\(\widehat{BAH}+90^0+\widehat{DAM}=180^0\Rightarrow\widehat{BAH}=\widehat{DAM}=90^0\) (2)

Từ (1) và (2) => \(\widehat{ABH}=\widehat{DAM}\)

Xét \(\Delta BAH\)\(\Delta ADM\) có:

\(\widehat{DMA}=\widehat{AHB}=90^0\)

AB=AD (gt)

\(\widehat{ABH}=\widehat{DAM}\) (cmt)

\(\Rightarrow\Delta BAH=\Delta ADM\left(CH-GN\right)\)

=> DM=AH (2 cạnh tương ứng)

Vậy DM=AH.

b, Vì tam giác AHC vuông tại H \(\Rightarrow\widehat{HAC}+\widehat{HCA}=90^0\) (3)

\(\widehat{HAC}+90^0+\widehat{NAE}=180^0\Rightarrow\widehat{HAC}+\widehat{NAE}=90^0\) (4)

Từ (3) và (4) \(\Rightarrow\widehat{HCA}=\widehat{NAE}\)

Xét tam giác AHC và tam giác ENA có:

\(\widehat{AHC}=\widehat{ENA}=90^0\)

AC=AE (gt)

\(\widehat{HCA}=\widehat{NAE}\) (cmt)

\(\Rightarrow\Delta AHC=\Delta ENA\left(CH-GN\right)\Rightarrow AH=EN\)

Mà AH=DM (cmt) => DM=EN

Gọi F là giao điểm của NM và DE, xét \(\Delta DFM\)\(\Delta EFN\) có:

\(\widehat{DFM}=\widehat{EFN}\left(đ^2\right)\)

DM=EN

\(\widehat{DMF}=\widehat{ENF}=90^0\)

=> \(\Delta DFM=\Delta EFN\left(CH-GN\right)\) => DF=EF. Mặt khác, F thuộc DE => F là trung điểm của DE => MN đi qua trung điểm của DE (F thuộc MN)

Vậy MN đi qua trung điểm của DE

Bình luận (0)
DH
13 tháng 6 2017 lúc 13:17

A B C D E H M N

a, Ta có: \(\widehat{BAH}+\widehat{DAM}=90^o\);\(\widehat{BAH}+\widehat{ABH}=90^o\)

\(\Rightarrow\)\(\widehat{DAM}=\widehat{ABH}\)

Xét tam giác ADM vuông tại M và tam giác BAH vuông tại H ta có:

AD=BA(gt);\(\widehat{DAM}=\widehat{ABH}\) (cmt)

Do đó tam giác ADM=tam giác BAH(cạnh huyền - góc nhọn)
=> DM=AH(cặp cạnh tương ứng) (đpcm)

b, Ta có: \(\widehat{HAC}+\widehat{NAE}=90^o\);\(\widehat{HAC}+\widehat{ACH}=90^o\)

\(\Rightarrow\) \(\widehat{NAE}=\widehat{ACH}\)

Xét tam giác AEN vuông tại N và tam giác CAH vuông tại H ta có:

AE=CA(gt); \(\widehat{NAE}=\widehat{ACH}\) (cmt)

Do đó tam giác AEN=tam giác CAH(cạnh huyền - góc nhọn)

=> EN=AH(cặp cạnh tương ứng)

mà DM=AH(cm câu a)

nên EN=DM

Gọi giao điểm của MN và DE là I (bạn tự thêm điểm trên hình nha mình quên)

Ta có: \(90^o-\widehat{DIM}=90^o-\widehat{EIN}\rightarrow \widehat{IDM}=\widehat{IEN}\)

Xét tam giác DMI và tam giác ENI ta có:

\(\widehat{DMI}=\widehat{ENI}(=90^o)\);DM=EN(đã cm);\(\widehat{MDI}=\widehat{NEI}\)(cmt)

Do đó tam giác DMI=tam giác ENI(g.c.g)

=> DI=EI(cặp cạnh tương ứng)

=> MN đi qua trung điểm của DE(đpcm)

Chúc bạn học tốt!!!

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
NG
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết
NS
Xem chi tiết
DM
Xem chi tiết
LV
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
KK
Xem chi tiết