Ôn tập Đường tròn

VQ

Cho tam giác ABC nhọn với AB < AC và D là điểm thuộc BC sao cho AD là phân giác \(\widehat{BAC}\). Đường thẳng qua C và song song với AD, cắt trung trực của AC tại E. Đường thẳng qua B song song với AD, cắt trung trực của AB tại F.
1. Chứng minh rằng △ABF ∼ △ACE
2. Chứng minh rằng các đường thẳng BE, CF, AD đồng quy tại một điểm gọi điểm đó là G
3. Đường thẳng qua G song song với AE cắt đường thẳng BF tại Q. Đường thẳng QE, cắt đường tròn ngoại tiếp △GEC tại P khác E. Chứng minh rằng các điểm A, P, G, Q, F cùng thuộc một đường tròn
Bạn nào giúp mik phần 2 và 3 với khó quá

PA
6 tháng 5 2018 lúc 11:17

a) Chứng minh ΔABF ~ ΔACE

\(\odot\) Ta có: FA = FB (F ∈ đường trung trực của AB)

⇒ ΔFAB cân tại F

Tương tự, ta cũng có ΔEAC cân tại E

\(\odot\) Mặt khác:

\(\widehat{FBA}=\widehat{BAD}\) (AD // BF, 2 góc so le trong)

\(\widehat{BAD}=\widehat{CAD}\) (AD là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\))

\(\widehat{CAD}=\widehat{ECA}\) (AD // CE, 2 góc so le trong)

\(\Rightarrow\widehat{FBA}=\widehat{ECA}\)

\(\odot\) Suy ra ​ΔFAB cân tại F và ΔEAC cân tại E có \(\widehat{FBA}=\widehat{ECA}\)

⇒ ΔFAB ~ ΔEAC

b) Chứng minh AD, BE, CF đồng quy

\(\odot\) Gọi G là giao điểm của BE và CF. Ta sẽ chứng minh A, G, D thẳng hàng.

\(\odot\) Theo định lí Thales: BF // EC (do cùng song song với AD)

\(\Rightarrow\dfrac{FG}{GC}=\dfrac{BF}{CE}\)

\(\odot\) Mà:

\(\dfrac{BF}{CE}=\dfrac{AB}{AC}\) (ΔFAB ~ ΔEAC)

\(\dfrac{AB}{AC}=\dfrac{BD}{CD}\) (AD là đường phân giác của ΔABC)

\(\odot\) Suy ra \(\dfrac{FG}{GC}=\dfrac{BD}{CD}\)

Theo định lí Thales đảo ⇒ GD // BF

mà AD // BF (gt) nên \(AD\equiv GD\)

⇒ A, G, D thẳng hàng

⇒ đpcm

c) Chứng minh A, P, G, Q, F đồng viên

\(\odot\) Ta có: \(\widehat{FAG}=\widehat{EAG}\)

\(\widehat{EAG}=\widehat{QGA}\) (2 góc so le trong, QG // AE)

\(\Rightarrow\widehat{FAG}=\widehat{QGA}\)

mà FAGQ là hình thang

⇒ FAGQ là hình thang cân

⇒ FAGQ nội tiếp (1)

\(\odot\) Mặt khác: ECGP nội tiếp

\(\Rightarrow\widehat{CEP}=\widehat{PGF}\) (cùng bù \(\widehat{PGC}\))

\(\widehat{CEP}=\widehat{FQP}\) (2 góc so le trong, BF // CE)

\(\Rightarrow\widehat{PGF}=\widehat{FQP}\)

⇒ FQGP nội tiếp (2)

\(\odot\) Từ (1) và (2) ⇒ Ngũ giác AFQGP nội tiếp

⇒ đpcm

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
TD
Xem chi tiết
NQ
Xem chi tiết
DP
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
KL
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết