Violympic toán 7

MM

Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của các tia BA và CA lấy các điểm D và E sao cho BD = CE. Vẽ DM và EN vuông góc với BC tại M và N. BE cắt CD tại I. C/minh:

a, BE = CD

b, MD = NE

c, Tam giác AMN cân

d, AI là phân giác cùa góc BAC và cũng là phân giác của góc MAN

HM
24 tháng 1 2018 lúc 15:45

a/ có: AB = AC
BD = CE
=> AB / BD = AC / CE
theo định lí đảo Thales ta suy ra: DE // BC (đpcm)
b/ có: MBD và NCE là hai tgiác vuông có cạnh huyền bằng nhau là:
BD = CE.
mặt khác do tính chất góc đối đỉnh ta có:
gócMBD = gócABC; gócNCE = gócACB
mà gócABC = gócACB (ABC là tgiác cân)
=> gócMBD = gócNCE
=> tgiácMBD = tgiácNCE
=> DM = EN (đpcm)
c/ Gọi K là trung điểm BC, do ABC là tgiác cân nên AK vuông BC (đường trung tuyến cũng là đường cao)
có BK = KC
mà MB = NC (tgiác MBD = tgiác NCE)
=> MB + BK = KC + CN
=> MK = KN
hiển nhiên AK vuông MN
tgiác AMN có AK vừa đường cao vừa trung tuyến nên là tgiác cân.

d) IB cắt AM tại P, IC cắt AN tại Q
ta dể cm ABM và ACN là hai tgiác bằng nhau (có ba cạnh tương ứng bằng nhau đôi một)
nên hai đường cao tương ứng bằng nhau, tức là:
BP = CQ
=> tgiác PAB = tgiác QAC (hai tgiác vuông có cạnh huyền và cạnh góc vuông tương ứng bằng nhau)
=> AP = AQ
xét hai tgiác PAI có QAI là hai tgiác vuông có cạnh huyền:AI chung và
AP = AQ
=> tgiác API = tgiác QAI
=> góc PAI = góc QAI
mà do ta có hai tgiác bằng nhau nên:
góc PAB = góc QAC
=>góc BAI = góc CAI
Vậy: AI là tia phân giác của góc BAC và góc MAN.

Bình luận (0)
LF
24 tháng 1 2018 lúc 16:34

A B B C M N D E I 1 1

a) \(\Delta\) ABC cân tại A (gt) \(\Rightarrow\) AB = AC ; \(\widehat{B}\) = \(\widehat{C}\)

Ta có: AB + BD = AD

AC + CE = AE

mà AB = AC, BD = CE (gt) \(\Rightarrow\) AD = AE

Xét \(\Delta\) DAC và \(\Delta\) EAB, có:

AC = AB (cmt)

\(\widehat{A}\) chung

AD = AE (cmt)

\(\Rightarrow\) \(\Delta\) DAC = \(\Delta\) EAB (c.g.c)

\(\Rightarrow\) BE = CD (2 cạnh tương ứng)

b) Nối DE

Xét \(\Delta\) ABC: \(\widehat{A}\) + \(\widehat{B}\) + \(\widehat{C}\) = 180o - \(\widehat{A}\) (tổng 3 góc trong \(\Delta\))

\(\Rightarrow\) \(\widehat{B}\) + \(\widehat{C}\) = 180o - \(\widehat{A}\)

\(\Rightarrow\) 2\(\widehat{B}\) = 180o - \(\widehat{A}\)

\(\Rightarrow\) \(\widehat{B}\) = \(\dfrac{180^o-\widehat{A}}{2}\) (1)

Vì AD = AE (cmt) nên \(\Delta\) ADE cân tại A

\(\Rightarrow\) \(\widehat{ADE}\) = \(\widehat{AED}\)

Xét \(\Delta\) ADE: \(\widehat{ADE}\) + \(\widehat{AED}\) + \(\widehat{DAE}\) = 180o (tổng 3 góc trong \(\Delta\))

\(\Rightarrow\) \(\widehat{ADE}\) + \(\widehat{AED}\) = 180 - \(\widehat{DAE}\)

\(\Rightarrow\) 2\(\widehat{ADE}\) = \(\dfrac{180^o-\widehat{DAE}}{2}\) (2)

Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\) \(\widehat{ABC}\) = \(\widehat{ADE}\)

mà 2 góc này nằm ở vị trí đồng vị, nên BC//DE

\(\Rightarrow\) \(\widehat{MBD}\) = \(\widehat{ADE}\) (2 góc so le trong)

\(\widehat{NCE}\) = \(\widehat{AED}\) (2 góc so le trong)

\(\widehat{ADE}\) = \(\widehat{AED}\)

\(\Rightarrow\) \(\widehat{MBD}\) = \(\widehat{NCE}\)

Xét \(\Delta\) MBD vuông tại M và \(\Delta\) NCE vuông tại N, có:

BD = CE (gt)

\(\widehat{MBD}\) = \(\widehat{NCE}\) (cmt)

\(\Rightarrow\) \(\Delta\) MBD = \(\Delta\) NCE (cạnh huyền - góc nhọn)

\(\Rightarrow\) DM = EN (2 cạnh tương ứng)

Ta có: \(\widehat{MBD}\) + \(\widehat{ABM}\) = 180o (2 góc kề bù)

\(\widehat{NCE}\) + \(\widehat{ACN}\) = 180o (2 góc kề bù)

\(\widehat{MBD}\) = \(\widehat{NCE}\) \(\Rightarrow\) \(\widehat{ABM}\) = \(\widehat{ACN}\)

\(\Delta\) MBD = \(\Delta\) NCE (cmt) nên MB = CN (2 cạnh tương ứng)

Xét \(\Delta\) AMB và \(\Delta\) ANC, có:

MB = CN (cmt)

\(\widehat{ABM}\) = \(\widehat{ACN}\) (cmt)

AB = AC (cmt)

\(\Rightarrow\) \(\Delta\) AMB = \(\Delta\) ANC (c.g.c)

\(\Rightarrow\) AM = AN (2 cạnh tương ứng)

\(\Rightarrow\) \(\Delta\) AMN cân tại A

(Sorry bạn, câu d) mình chưa giải được)

~ Yorin ~

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PT
Xem chi tiết
PD
Xem chi tiết
MA
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết
LV
Xem chi tiết
PB
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
MA
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết