Văn bản ngữ văn 7

PL

Cho mình hỏi là :

-Hay chứng minh tính đúng đán của câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim "

H24
24 tháng 3 2021 lúc 20:18

Tham khảo

     Chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó,… những đức tốt đẹp đó từ lâu đã trở thành truyền thống đáng quý của nhân dân ta. Chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó,… bởi ông cha ta tin rằng: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Câu tục ngữ phản ánh một hiện thực tồn tại hiển nhiên trong đời sống: dù thỏi sắt có lớn đến mấy thì qua bàn tay lao động, qua công sức mài giũa của con người thì cuối cùng cũng mòn đi, nhỏ lại thành cây kim. Không chỉ vậy, thỏi sắt ban đầu là một vật thô phác, vô ích nhưng nhờ công sức lao động của con người đã trở thành cây kim tinh xảo có ích cho đời sống hàng ngày. Từ những ý nghĩa trên, câu tục ngữ đã khuyên răn, nhắc nhở chúng ta nhiều điều có ý nghĩa trong cuộc sống. Trước hết, công việc dù lớn đến mấy, dù khó khăn đến mấy nếu chịu khó, cần cù làm lụng thì nhất định sẽ thành. Ý nghĩa này giống như một câu ngạn ngữ phương Tây: “Đi là đến”. Bên cạnh đó, câu tục ngữ cũng nhắc nhở ta cần có ý thức kiên trì, bền bỉ để biến những công việc gian khó thành dễ dàng, sự thành công. Từ đó động viên con người: nếu có công làm lụng thì nhất định sẽ thành công. Trong thực tế, câu tục ngữ này đã được chứng minh rất nhiều. Xưa, Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo, lại xấu xí, tưởng chẳng thể có được chút đóng góp cho đời. Vậy mà ông đã kiên trì tự học, học bằng chữ viết trên lá chuối, học bằng ánh sáng của trăng, của đom đóm, của những ánh lửa bốc lên từ đống lá khô,… Cuối cùng ông đã trở thành một Trạng nguyên tài ba nổi tiếng với bài thơ “Hoa sen trong giếng ngọc” xúc động lòng người. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Kí trước đây là một câu bé bị liệt cả hai tay. Nhưng với tinh thần ham học hỏi, Kí đã vượt qua bao đau đớn, bao nỗi mặc cảm, vật lộn với những cơn chuột rút những lần thất bại. Giờ đây, chẳng những Nguyễn Ngọc Kí đã viết được bằng chân rất đẹp mà còn trở thành một nhà giáo ưu tú được học trò hết lòng yêu mến, kính trọng. Ngày nay, cũng có biết bao học người học trò nghèo kiên trì học tập và trở thành những học sinh giỏi. Cũng có biết bao những cô chú công nhân, những nhà doanh nghiệp đi lên từ vất vả gian khó. Với đôi bàn tay cần cù và sự kiên trì chịu khó họ đã làm nên những điều kì diệu nhất cho cuộc đời này. Quả thực, nếu ta quyết tâm làm việc thì công việc dù khó, dù lâu đến mấy nhất định sẽ xong. Câu tục ngữ đúng đắn cùng những thực tế sinh động đã cho mỗi chúng ta một bài học lớn. Trong cuộc sống có bao công việc gian khó, vất vả: việc học tập, việc lao động,… nhưng nếu chúng ta biết vượt qua gian khó, kiên trì và quyết tâm thì thành công. “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, câu tục ngữ xưa của cha ông vẫn còn nguyên giá trị đến hôm nay nhắc nhở chúng ta cần có lòng quyết tâm yà sự kiên trì trong công việc hàng ngày.

Bình luận (0)
MN
24 tháng 3 2021 lúc 20:20

Tham khảo:

Kho tàng tục ngữ của dân tộc Việt Nam được đúc kết từ kinh nghiệm lâu đời. Một trong những câu tục ngữ vô cùng quý giá đã để lại bài học ý nghĩa cho con người là: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Với câu tục ngữ này, ông cha ta muốn khuyên nhủ con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng. Cũng giống như việc bỏ công sức của mình ra rèn rũa một khối sắt to lớn và xấu xí, dần dần trải qua thời gian, nó sẽ trở thành một chiếc kim nhỏ bé, sắc nhọn và sáng bóng.

Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực sự trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn Thỏ.

Ngay trong cuộc sống đời thường, có biết bao tấm gương tiêu biểu đã "mài sắt" để có ngày “nên kim”. Một trong những tấm gương tiêu biểu mà ta phải kể đến đó chính là thầy Nguyễn Ngọc Ký. Từ nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai bàn tay. Nhưng với lòng kiên trì, nhẫn nại, thầy đã sử dụng đôi bàn chân mình để làm tất cả các công việc đời thường, và giờ đây đã trở thành một người thầy giáo đáng kính. Thầy chính là tấm gương về sự kiên trì mà chúng ta cần noi theo. Henry Ford - người sáng lập ra công ty ô tô Ford danh giá - cũng là một tấm gương điển hình cho sự nỗ lực kiên trì bền bỉ. Để có được những thành công và tiếng tăm tới tận ngày nay, ít ai biết được rằng, chính bản thân ông đã phá sản tới ba công ty liên tiếp. J.K. Rowling - tác giả của bộ truyện nổi tiếng Harry Potter cũng đã phải trải qua một thời kỳ khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến ly hôn. Không dừng lại ở đó, mọi chi phí để trang trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Cuốn Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng, Nhờ vậy, hiện nay bà đã trở thành nữ tỷ phú đầu tiên trên thế giới nhờ viết sách.

 

Trong trường học cũng vậy, sẽ có rất nhiều bạn học giỏi, đạt kết quả cao trong các kì thi. Bên cạnh sự thông minh, thì các bạn cũng luôn tự giác phấn đấu, kiên trì học tập. Nếu không chăm chỉ học bài thì dù có thông minh đến mấy cũng rất khó để các bạn có thể tiếp thu trọn vẹn những kiến thức các thầy cô truyền đạt trên lớp.

Bác Hồ từng dạy:

"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”

Đối với một học sinh, việc cố gắng học tập thật chăm chỉ để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. Trong mọi công việc, tôi luôn nỗ lực hết mình, không ngại khó khăn và kiên trì vượt qua thử thách. Đồng thời, tôi cũng thường xuyên nhắc nhở và động viên bạn bè xung quanh cùng cố gắng để có thể xứng đáng với danh hiệu chủ nhân tương lai của đất nước.

Qua câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” đã đem đến cho mỗi người một lời khuyên vô cùng quý giá. Quả là không có việc gì khó khăn nếu bạn biết giữ vững lòng kiên trì của bản thân.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LN
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
VD
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
QD
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
MG
Xem chi tiết
CT
Xem chi tiết