Bài 9 : Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa

NN

Cho mình hỏi bài này với ạBài tập Địa lý

DN
14 tháng 7 2017 lúc 15:36

Bài 6:

a)

- Ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây. Đó là vì ta đứng trên Trái Đất nên không cảm nhận được sự chuyển động của Trái Đất. Nên ta thấy Mặt Trời di chuyển xung quanh Trái Đất. Bên cạnh đó, vì Trái Đất có hình cầu, luôn tự quay quanh mình và Mặt Trời theo chiểu từ Tây sang Đông nên ta thấy mặt Mặt Trời mọc ở đằng Đông, lặn ở Tây.

Bình luận (0)
DN
14 tháng 7 2017 lúc 16:27

b)

- Ngày 21/3, 23/9 hàng năm, Mặt Trời chiếu thẳng góc với bề mặt Trái Đất ở xích đạo vào lúc 12h trưa. Tương tự các ngày 22/6, 22/12 lần lượt ở vĩ độ 23º27’B, 23º27’N.

- Ngày 21/3 được gọi là ngày Xuân phân, ngày Hạ chí là ngày 22/6, ngày Thu phân là ngày 23/9, ngày Đông chí là ngày 22/12.

- Nguyên nhân của hiện tượng Mặt Trời chiếu thẳng góc với bề mặt Trái Đất là do:

+ Trái Đất có hình cầu, luôn quay quanh mình và Mặt Trời. Trái Đất chuyển động theo một chiều nhất định, đó là từ Tây sang Đông.
+ Trong khi chuyển đông, trục Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quĩ đạo một góc 66º33’.

=> Do đó trong một năm tia sáng Mặt Trời sẽ lần lượt chiếu vuông góc từ chí tuyến Nam (22/12) rồi lên chí tuyến Bắc (22/6), sau đó lại xuống chí tuyến Nam. Như vậy trong một năm khu vực nội chí tuyến sẽ có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, còn tại 2 chí tuyến chỉ có 1 lần.
- Khu vực ngoại chí tuyến không có hiện tượng trên vì trục Trái Đất nghiêng 66º33’ với mặt phẳng Hoàng đạo, để tạo một góc 90º thì góc phụ là 23º27’, khu vực ngoại chí tuyến có vĩ độ lớn hơn 23º27’ nên không thể có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh được.

Bình luận (1)
DN
14 tháng 7 2017 lúc 15:39

a) - Còn hàng ngày ta luôn thấy Mặt Trời mọc ở đằng Đông là do Trái Đất luôn quay theo một chiều không đổi, đó là từ tây sang đông.

Bình luận (0)
DN
14 tháng 7 2017 lúc 15:39

câu b) đọi mk xíu nha

Bình luận (0)
PT
15 tháng 7 2017 lúc 9:00

Câu 1:

a,Trái đất của chúng ta là một trong 8 hành tinh trong hệ mặt trời. Nó quay xung quanh mặt trời theo một mặt phẳng với 365,25172 vòng/ 1 chu kỳ ( là 1 năm dương lịch đấy ) trên môt trục ( tưởng tượng) của nó với góc nghiêng hơn 23 độ, với chiều quay từ TÂY sang ĐÔNG. Khi chúng ta ở phía tiếp xúc với mặt trời thì đó là ban ngày, còn ở phía khuất là ban đêm. Lúc mặt trời mọc là lúc ta ở vị trí của quả đất chuyển từ phía khuất sang phía tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Do vậy ta cảm nhận được là mặt trời mọc ở phía đông & lặn ở phía tây ạ !

Bình luận (0)
PT
15 tháng 7 2017 lúc 9:07

c, Mình nghĩ là Bắc Cực,chắc vì nó là đỉnh của Trái Đất.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
SE
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
CN
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết