Tập làm văn lớp 7

TD

…] Chiếc điện thoại thông minh đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn.

Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp.

Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt và ghen tị với cuộc sống của người khác như một kẻ đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi.

Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái newsfeed để hòng tìm được một status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ để làm tê liệt cảm giác trống rỗng.

[…] Đã tới lúc chúng ta cần tách ra khỏi đám đông, khước từ chuyên chế của nó. Người ta chỉ có thể lắng nghe tiếng nói bên trong mình nếu bỏ được ra ngoài sự ồn ào xung quanh…

(Vẻ đẹp của người đứng một mình – Đặng Hoàng Giang)

Câu 1.

Từ nội dung phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tác hại của hiện tượng sống ảo trong giới trẻ hiện nay.

H24
21 tháng 4 2020 lúc 18:43

THAM KHẢO

Hỏi đáp Ngữ văn

Bình luận (0)
TP
21 tháng 4 2020 lúc 19:18

Dàn ý:

1. Mở Bài

- Giới thiệu về hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay

2. Thân Bài

a. Giải thích

- Sống ảo là lối sống, phong cách sống không giống với hoàn cảnh thực của con người ở trên mạng xã hội.

- Lối sống ấy được giới trẻ thể hiện có phần thái quá, lố bịch.

- Sống ảo cũng có nghĩa là mơ tưởng, ảo tưởng về cuộc sống hiện tại.

b. Thực trạng

- Sống ảo đã trở thành một xu thế, một trào lưu trong giới trẻ hiện nay.

- Các bạn trẻ sống ảo ngày càng nhiều.

- Dành phần lớn quỹ thời gian cho facebook.

- Đắm chìm vào mạng xã hội với các hoạt động: đăng status, khoe ảnh, bình luận dạo,...

- Lấy việc người khác like, bình luận, chia sẻ ảnh hay bài viết của mình làm thú vui.

- Có chuyện gì cũng đăng lên facebook.

- Đăng tải, chia sẻ những nội dung nhạy cảm nhằm mục đích câu like, thu hút sự tò mò, hiếu kì của đám đông.

- Trên mạng xã hội có thể chia sẻ rất cởi mở nhưng trong cuộc sống hiện thực thì lại thu mình, khép kín.

c. Nguyên nhân

- Muốn thể hiện, khoe khoang bản thân.

- Muốn trở thành người nổi tiếng, được nhiều người biết đến.

- Thiếu sự quan tâm của gia đình, người thân.

d. Tác hại

- Tiêu tốn nhiều thời gian vào những việc vô nghĩa.

- Không quan tâm đến cuộc sống ở thực tại.

- Mất tập trung vào học tập, công việc.

- Có thể dẫn đến những suy nghĩ, hành động tiêu cực.

e. Biện pháp khắc phục

- Sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả.

- Có lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội để có cuộc sống ý nghĩa.

- Tuyên truyền cho mọi người biết về tác hại của việc sống ảo để mọi người có lối sống tích cực.

3. Kết Bài

- Trình bày suy nghĩ, quan điểm của bản thân về hiện tượng sống ảo.

Bình luận (0)
TP
21 tháng 4 2020 lúc 19:23

Có lẽ cụm từ “sống ảo” đã không còn xa lạ thậm chí quá quen thuộc và trở thành thói quen của xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ. Nhưng hiện nay hiện tượng này càng có xu hướng phát triển thái quá và dường như có những hệ lụy tiêu cực. Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực? “Sống ảo” là khái niệm chỉ cách sống trong hoang tưởng, không đúng với thực tại bản thân hay cố ý tự tô vẽ cho mình một cuộc sống tốt đẹp, hoàn hảo trong mắt người khác mà cuộc sống đó khác với thực tại. “Sống ảo” thường thể hiện rõ nhất qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram,... Còn giá trị thực không chỉ dừng lại là sự thật về mỗi người trong cuộc sống hằng ngày mà còn là những giá trị tinh thần tốt đẹp và chuẩn mực đạo đức của xã hội. Việc xác định hai giá trị giữa “sống ảo” và “giá trị thực” khiến chúng ta phải suy ngẫm. Hiện tượng sống ảo xuất hiện tràn lan dưới nhiều hình thức. Các bạn trẻ có thể kết bạn, nói chuyện, tâm sự những điều thầm kín hay thậm chí là yêu đương với những người mới biết qua mạng xã hội dù chưa hề gặp mặt. Họ còn dùng mạng xã hội như công cụ để khoe khoang những thứ không có thực của bản thân như giàu có, danh tiếng,... Sống ảo còn là gây sự chú ý, khiến mình nổi tiếng bằng những nội dung không lành mạnh hay bịa đặt hay thường xuyên trở thành “anh hùng bàn phím”, dùng lời nói hoa mĩ, tỏ ra mình văn minh, nhân ái,… Cách sống này tạo ra một thế hệ chìm đắm trong ảo vọng, thích khoe khoang, dối trá, chỉ cố tô vẽ cho hình ảnh bản thân bằng những thứ không tồn tại, phớt lờ cuộc sống thực tế. Và khi trút bỏ vẻ ngoài hào nhoáng trở về cuộc đời thực, họ lạ lẫm, không xác định được hướng đi của chính mình, làm phân tán, ảnh hưởng đến học tập và lao động cũng như các mối quan hệ thực. Sự tăng chóng mặt của các trang mạng xã hội, sức hút của những nút “like”, những lời ca tụng ảo khiến “sống ảo” trở thành căn bệnh khó chữa, ảnh hưởng đến nhân cách, tinh thần của giới trẻ. Mỗi chúng ta cần tự ý thức sao cho việc sử dụng mạng xã hội hay công nghệ một các phù hợp. Phải nhìn nhận, đánh giá đúng bản thân và hiện thực cuộc sống, không chạy theo xu hướng. Những mối quan hệ trên mạng có thể đúng đắn nếu ta biết cân bằng, hài hòa với cuộc sống thực tại. Hãy chủ động thay đổi, điều chỉnh lại cách sống. Công nghệ là con dao hay lưỡi. Nếu biết cách sử dụng đó sẽ là công cụ vô cùng hiệu quả nhưng chỉ cần nhìn nhận sai nó sẽ là con dao giết chết tâm hồn bạn.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
KB
Xem chi tiết
KB
Xem chi tiết
TY
Xem chi tiết
EA
Xem chi tiết
KB
Xem chi tiết
EA
Xem chi tiết
AD
Xem chi tiết
AD
Xem chi tiết
AD
Xem chi tiết