Văn bản ngữ văn 7

NT

Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong các trường hợp sau

a) Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quoaacs

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

b) Tự nhiên như thế: ai cũng yêu chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió: ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con : ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luywwns mùa xuân

c) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước , giữ mái nhà tranh giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người ! Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu.

NB
28 tháng 5 2018 lúc 16:06

a) Điệp ngữ: vì (được lặp lại 4 lần) có tác dụng nhấn mạnh, tô đậm những mục đích chiến đấu của người lính. Người lính cầm súng ra trận vì những mục đích hết sức cao cả: vì Tổ quốc, vì xóm làng. Người lính còn chiến đấu vì những mục đích giản dị: vì bà, vì tiếng gà, ổ trứng hồng.

b) _ Câu 1, 2: Các cụm từ "tự nhiên như thế, ai cũng yêu chuộng mùa xuân", "không có gì lạ hết" đã khẳng định tình cảm lưu luyến mùa xuân là tình cảm vốn có hết sức thông thường của mỗi người.

_ Câu 3: Câu ghép được tách thành nhiều vế kết hợp các biện pháp điệp ngữ "ai bảo", "đừng thương"; biện pháp liệt kê, nhân hóa, hình ảnh sóng đôi. Tất cả khẳng định tình cảm yêu mến mùa xuân, là tình cảm thuộc về nhu cầu tâm hồn, là quy luật tự nhiên của cuộc sống. Những câu văn mở đầu có nhịp điệu tha thiết, mềm mại gây ấn tượng mạnh cho người đọc

Bình luận (0)
LP
28 tháng 5 2018 lúc 20:09

Gợi ý (c)

+ Chỉ ra : đoạn văn sử dụng phép tu từ - Điệp ngữ : “ tre”( 7 lần), “ giữ” ( 4 lần ), anh hùng( 2 lần) - Nhân hoá : Tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa, hi sinh, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu. + Tác dụng : Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre. - Cây tre trở thành vũ khí đắc lực, có mặt khắp nơi, xông pha tung hoành trong khói lửa: “ Chống lại sắt thép quân thù”, “ xung phong vào xe tăng đại bác”, “giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”. - Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê h­ơng, đất nư­ớc “ Giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con ng­ời”. - Trong lao động sản xuất, trong chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, tre mang bao phẩm chất cao quý của con ngư­ời Việt Nam.Tre sừng sững như­ một t­ượng đài đ­ược tôn vinh và ngưỡng mộ “ Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu”. > Tre là biểu t­ượng tuyệt đẹp về đất n­ước và con ngư­ời Việt nam anh hùng, về ngư­ời nông dân cần cù, dũng cảm, giàu tình yêu quê hư­ơng, đất nư­ớc.
Bình luận (0)
LN
28 tháng 5 2018 lúc 22:53

-Chỉ ra :a)Điệp từ 'Vì' được nhắc lại 3 lần trong đoạn thơ nhằm nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người lính(Vì lòng yêu tổ quốc,Vì xóm làng thân thuộc,và cũng là vì bà ,vì tiếng gà cục tác) b)Trong đoạn văn trên tác giả Vũ Bằng đã sử dụng điệp từ 'thương' và 'cấm' thể hiện tình cảm yêu mến mùa xuân là một tình cảm rất đỗi bình thường đối với mỗi con người c)Đoạn văn trên đã sử dụng điệp ngữ :"tre"(7 lần),"giữ(4 lần ), "anh hùng"(2 lần).Nhân hóa :Tre chống lại,xung phong,giữ làng,giữ nước,giữ mái nhà tranh ,giữ đồng lúa chín,hi sinh,anh hùng lao động,anh hùng chiến đấu có tác dụng làm tạo ra cách diễn sinh động,hấp dẫn,nhấn mạnh công dụng của cây tre .Cây tre trở thành vũ khí sinh động,hấp dẫn ,xông pha ,tung hoành trong khói lửa ".Chống lại sắt thép của quân thù ,xung phong vào xe tăng đại bác "giữ làng,giữ nước,giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín".Tre mang tầm vóc dũng sĩ ,xả thânđể bảo vệ quê hương ,đất nước "Giữ làng ,giữ nước ,giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người". Trong lao động,sản xuất tre mang tầm vóc lớn lao.Tre là biểu tượng cho sự chất phác, hiền lành,kiên cường bất khuất của con người Việt Nam .Tre mãi mãi là hình ảnh chu di bất diệt

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HT
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết