Chương 7. Sự tiến hóa của động vật

ND

cấu tạo và chức năng các thành phần của máu

 

H24
14 tháng 12 2021 lúc 15:24

Tham khảo

Thành phần máu là một hoặc một số loại tế bào máu và hoặc huyết tương ...  hoạt động đặc thù của người hiến 

Bình luận (0)
H24
14 tháng 12 2021 lúc 15:25

TK

maint6718/11/2020

Giải thích các bước giải:

Cấu tạo , chức năng sinh lý của thành phần máu:

Máu bao gồm các thành phần: hồng cầu,tiểu cầu,bạch cầu và huyết tương

- Hồng cầu: thành phần chính của hồng cầu là hemoglobin có chức năng vận chuyển oxy đến các tế bào thực hiện chức năng hô hấp tế bào và CO2 đến phổi để đào thải ra bên ngoài cơ thể

- Bạch cầu: là tế bào tham gia vào hệ thống miễn dịch của cơ thể, tùy loại bạch cầu mà có chức năng và cấu tạo khác nhau

- Tiểu cầu: cấu tạo là những mảnh tế bào được vỡ ra từ 1 tiểu cầu mẹ ban đầu có chức năng trong quá trình đông cầm máu của cơ thể

- Huyết tương bao gồm nước và các yếu tố đông máu: prothombin, hemophilie,...có chức năng đông cầm máu

Bình luận (1)
H24
14 tháng 12 2021 lúc 15:26

- Máu gồm:
+ Các tế bào máu (chiếm 45% thể tích) và có hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
+ Huyết tương (chiếm 55% thể tích)
và có nước (90%),protein, lipit, glucose, vitamin, muối khoáng, chất tiết, chất thải
- Chức năng của các thành phần:
+ Hồng cầu: thành phần chủ yếu của hồng cầu là Hb có khả năng liên kết lỏng lẻo với O2 và Co2 giúp vận chuyển O2 và Co2 trong hô hấp tế bào
+ Bạch cầu: có chức năng bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn đột nhập bằng cơ chế thực bào,tạo kháng thể,tiết protein đặc hiệu phá huỷ tế bào đã nhiễm bệnh
+Tiểu cầu:đễ bị phá huỷ để giải phóng 1 loại enzim gây đông máu
+Huyết tương:duy trì máu ở thể lỏng và vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất thải, hoocmon, muối khoáng dưới dạng hoà tan

Bình luận (0)
NK
14 tháng 12 2021 lúc 15:27

Máu là một tổ chức di động được tạo thành từ thành phần hữu hình là các tế bào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu)  huyết tương.

Vai trò chính của máu là cung cấp các chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức cũng như loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể như khí carbonic  acid lactic.

Bình luận (1)
H24
14 tháng 12 2021 lúc 15:28

TK 

Máu gồm:
+Các tế bào máu (chiếm 45% thể tích) và có -hồng cầu,bạch cầu,tiểu cầu
+Huyết tương(chiếm 55% thể tích)
và có nước (90%),protein,lipit,glucose,vitamin,muối khoáng,chất tiết,chất thải
_Chức năng của các thành phần:
+Hồng cầu:thành phần chủ yếu của hồng cầu là Hb có khả năng liên kết lỏng lẻo với O2 và Co2 giúp vận chuyển O2 và Co2 trong hô hấp tế bào
+Bạch cầu:có chức năng bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn đột nhập bằng cơ chế thực bào,tạo kháng thể,tiết protein đặc hiệu phá huỷ tế bào đã nhiễm bệnh
+Tiểu cầu:đễ bị phá huỷ để giải phóng 1 loại enzim gây đông máu
+Huyết tương:duy trì máu ở thể lỏng và vận chuyển các chất dinh dưỡng,chất thải,hoocmon,muối khoáng dưới dạng hoà tan

Bình luận (0)
DD
14 tháng 12 2021 lúc 15:29

Thành phần cấu tạo của máu người 

Máu chiếm 7% trọng lượng cơ thể, với tỷ trọng trung bình khoảng 1060 kg/m3, gần giống với tỷ trọng nước nguyên chất (1000 kg/m3). Người trưởng thành trung bình có khoảng 5 lít máu bao gồm một số loại huyết cầu khác nhau hay còn gọi là thành phần hữu hình và huyết tương. Huyết cầu gồm hồng cầu, bạch cầu, và tiểu cầu. Theo thể tích hồng cầu chiếm khoảng 45% số tế bào máu, huyết tương chiếm khoảng 54,3%, và bạch cầu khoảng 0,7%.

Huyết cầu

Các thành phần hữu hình gồm:

Hồng cầu:

chiếm khoảng 95%. Ở động vật có vú, hồng cầu trưởng thành mất nhân và các bào quan. Hồng cầu chứa hemoglobin và có nhiệm vụ chính là vận chuyển và phân phối oxy cũng như cacbonic.

 

Bạch cầu:

chiếm khoảng 4% là một phần quan trọng của hệ miễn dịch có nhiệm vụ tiêu diệt các tác nhân gây nhiễm trùng và phát động đáp ứng miễn dịch của cơ thể.

 

Tiểu cầu :

 chiếm khoảng 1%, chịu trách nhiệm trong quá trình đông máu. Tiểu cầu tham gia rất sớm vào việc hình thành nút tiểu cầu, bước khởi đầu của quá trình hình thành cục máu đông trong chấn thương mạch máu nhỏ.

 

Huyết tương

Huyết tương là dung dịch chứa đến 90% nước, 10% là các protein huyết tương và rất nhiều chất khác với một lượng nhỏ, đôi khi chỉ ở dạng vết. Các thành phần chính của huyết tương gồm:

AlbuminCác yếu tố đông máuCác globulin miễn dịch (immunoglobulin) hay kháng thể (antibody)Các hormoneCác protein khácCác chất điện giải (chủ yếu là Natri và Clo, ngoài ra còn có calci, kali, phosphate.)Các chất thải khác của cơ thể.

Trong cơ thể, dưới tác động của cơ tim, hệ thần kinh thực vật và các hormone, máu lưu thông không theo quy luật của lực trọng trường. Ví dụ não là cơ quan nằm cao nhất nhưng lại nhận lượng máu rất lớn (nếu tính theo khối lượng tổ chức não) so với bàn chân, đặc biệt là trong lúc lao động trí óc.

Ở người và các sinh vật sử dụng hemoglobin khác, máu được oxy hóa có màu đỏ tươi (máu động mạch). Máu khử oxy có màu đỏ bầm (máu tĩnh mạch).

 

Độ pH của máu

Độ pH của máu trong động mạch thường xấp xỉ 7,40 (dao động từ 7,35 đến 7,45), làm cho nó có tính kiềm nhẹ. pH máu giảm xuống dưới 7,35 được xem là toan máu (thường do nhiễm toan) và pH trên 7,45 được gọi là kiềm máu (thường do nhiễm kiềm). pH máu cùng với các chỉ số áp lực riêng phần của carbonic (PaCO2), bicarbonate (HCO3-) và kiềm dư (base excess) là những chỉ số xét nghiệm khí máu có ý nghĩa quan trọng trong việc theo dõi cân bằng toan-kiềm của cơ thể. Tỷ lệ thể tích máu so với cơ thể thay đổi theo lứa tuổi và tình trạng sinh lý bệnh. Trẻ nhỏ có tỷ lệ này cao hơn người trưởng thành. Phụ nữ có thai tỷ lệ này cũng tăng hơn phụ nữ bình thường. Ở người trưởng thành phương Tây, thể tích máu trung bình vào khoảng 8 lít trong đó có 2,7 đến 3 lít huyết tương. Tổng diện tích bề mặt của các hồng cầu (rất quan trọng trong trao đổi khí) lớn gấp 2.000 lần diện tích da cơ thể.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PL
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
QD
Xem chi tiết
MC
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết