Văn bản ngữ văn 7

NT

Câu hỏi ôn lại:banhqua

1)GT của những câu tục ngữ(Ngắn gọn bằng 1 câu)

2)Các thể loại văn học dân gian và hiện đại đã học trong chương trình NGữ Văn 7(nêu tên mỗi loại ra là đc)

3)So sánh câu đặc biệt và câu rút gọn

4)Có ý kiến cho rằng:

Bài văn nghị luận Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không? Theo em? Vì sao?

5)Nêu gt nhật dụng trong VB :" cổng Trường mở ra"

6)Đọc lại VB :" Đừng sợ sai lầm" (SGK/43)

a)Luận điểm là gì?Các câu văn thể hiện luận điểm?
b)Các luận cứ?Những luận cứ ấy như thế nào?

c)Cách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài “Đừng sợ vấp ngã”?

7)Qua việc tìm hiểu bài văn “Đừng sợ vấp ngã” em hãy nhắc lại văn nghị luận chứng minh là gì?

8)Đề: Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.

Theo 3 bc:ghi ra rỗ ràng

1. Tìm hiểu đề và tìm ý:

2. Lập dàn bài:

3:Viết bài (Các bn nêu ra cách làm như thế nào là đc)

Từ đó nói lên cách làm 1 bài văn nghị luận theo 4 cách nha:

tí nữa ra tiếp đề nha dạng ôn tậpleuleu

LP
4 tháng 6 2017 lúc 7:29

1, Tục ngữ mang đậm tinh hoa văn hóa dân tộc và dạy ta những đạo lí tốt đẹp.

2, câu này thì chỉ vc liệt kê ra thoy

3, So sánh câu đặc biệt và câu rút gọn:

- Giống nhau: đều ngắn gọn, súc tích

- Khác nhau:

+) Về cấu tạo: Câu đặc biệt là câu k có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ-vị ngữ. Còn câu rút gọn là câu đc lược bỏ bớt thành phần của câu

+) Về tác dụng:

Câu đặc biệt: Gọi đáp; Liệt kê, thông báo về sự có mặt của sự vật, hiện tượng; Bộc lộ cảm xúc; Xác định thời gian, nơi chốn.

Câu rút gọn: - Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh hơn, vừa tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ Chủ ngữ).

Bình luận (2)
DT
4 tháng 6 2017 lúc 7:53

ukm đề gì mak toàn đính chinh làm tui làm đi là lại ak

Câu 1: -> Giá trị: Vận dụng vào thực tiễn

Bình luận (0)
DT
4 tháng 6 2017 lúc 8:30

a) Xác định yêu cầu chung của đề:

- Đề nêu lên một tư tưởng thể hiện bằng một câu tục ngữ.

- Đề yêu cầu: chứng minh tư tưởng đó là đúng đắn.

b) Tìm ý:

- Luận điểm: Ý chí quyết tâm học tập, rèn luyện.

+ Câu tục ngữ khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của chí trong cuộc sống.

+ Chí là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Ai có các điều đó thì sẽ thành công.

- Luận cứ:

+ Những dẫn chứng trong đời sống (những tấm gương bền bỉ của H nghèo vượt khó, những người lao động, vận động viên, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học… không chịu lùi bước trước khó khăn, thất bại); Những dẫn chứng trong thời gian, không gian, quá khứ,…

+ Một người có thể đạt tới thành công, tới kết quả được không? Nếu không theo đuổi một mục đích, một lí tưởng tốt đẹp nào đó?

- Lập luận: có 2 cách:

+ Xét về lí lẽ bất cứ việc gì dù là giản đơn nhưng không có chí, không chuyên tâm, kiên trì thì sẽ không làm được.

+ Xét về thực tế có biết bao tấm gương nhờ có chí mà thành công: anh Nguyễn Ngọc Ký, các vận động viên khuyết tật đạt huy chương vàng…

2. Lập dàn bài:

a) MB: Nêu vai trò của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết: đó là một chân lí.

b) TB:

- Xét về lí:

+ Chí là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.

+ Không có chí thì không làm được gì.

- Xét về thực tế:

+ Những người có chí đều thành công (dẫn chứng )

+ Chí giúp người ta vượt qua mọi khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được (dẫn chứng )

+Nhưng có chí ắt sẽ thành công ko?(Dẫn chứng)

-Cần phải Thông minh sang suốt hiểu bt nhanh nhay ko ngừng học hỏi kiên trì vượt khó…mới dẫn đến thành công tuyệt đối tất nhiên cx rất cần có chí

c) KB:KĐ ko nên tuyệt đối hóa 1 vấn đề nhưng nó cx hoàn toàn đúng(có chí)

Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ để khi ra đời làm được những việc lớn.

3. Viết bài:

a) MB: Có thể chọn 1 trong các cách sau:

- Đi thẳng vào vấn đề.

- Suy từ cái chung đến cái riêng.

- Suy từ tâm lí con người

b) TB:

- Phải có từ ngữ chuyển đoạn tiếp nối phần mở bài với thân bài. (thật vậy, đúng như vậy …)

- Viết đoạn phân tích lí lẽ, đoạn nêu các dẫn chứng tiêu biểu …

c) KB:

- Có thể sử dụng từ ngữ chuyển đoạn: tóm lại, câu tục ngữ cho ta bài học …

- Kết bài trên hô ứng với mở bài.

- Kết bài phải cho thấy luận điểm cần chứng minh.

Có 4 bước để làm 1 bài văn:

B1:Tìm hiểu đề tìm ý

B2:Lập dàn ý

B3:Viết bài

B4:Đọc lại và sửa chữa

Theo tớ nghĩ bước 4 ko cần thiết .Nó cần có ở mỗi bước. B4:Cùng lắm chỉ sửa chữa lỗi chính tả thôi nha

Bình luận (1)
DT
4 tháng 6 2017 lúc 8:34

câu 6:

Văn bản “Không sợ sai lầm” sgk/43

a) Bài văn nêu lên luận điểm: “Không sợ sai lầm”

Câu văn thể hiện:

- “Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế và suốt đời không thể tự lập được.”

- “Nếu bạn sợ sai lầm thì bạn chẳng dám làm gì.”

- “Thất bại là mẹ của thành công.”

- “Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm mới là người làm chủ số phận của mình.”

b) Những luận cứ :

- Không thể có chuyện sống mà không phạm chút sai lầm nào.

- Sợ sai lầm thì sẽ không dám làm gì và sẽ không làm được gì.

- Sai lầm đem đến bài học cho những người biết rút kinh nghiệm khi phạm sai lầm.

® Đó là những luận cứ hiển nhiên, thực tế, có sức thuyết phục cao.

c) Khác: Trong bài “Đừng sợ vấp ngã” người viết chỉ dùng lí lẽ và phân tích các lí lẽ để chứng minh cho luận điểm. Đó là những lí lẽ đã được thừa nhận.

Bình luận (0)
DT
4 tháng 6 2017 lúc 8:35

Câu 7:

Là cách sử dụng lí lẽ, dẫn chứng để chứng tỏ một nhận định, luận điểm nào đó là đúng đắn. “Chứng minh” là khái niệm gần như tương đồng với các khái niệm như “luận chứng” “lập luận”, chỉ cái cách vận dụng lí lẽ, dẫn chứng nhằm khẳng định một lí lẽ nào đó là đúng đắn.

Bài “Đừng sợ vấp ngã” tác giả dùng những dẫn chứng có thật để chứng minh cho chân lí vấp ngã là sự thường, là cái giá phải trả cho sự thành công. Mọi người ai cũng phải vấp ngã, ngay cả các tên tuổi lẫy lừng cũng từng bị vấp ngã, oan trái. Chứng minh như vậy là rất thuyết phục.

Bình luận (4)
TB
4 tháng 6 2017 lúc 9:05

3)So sánh câu đặc biệt và câu rút gọn:

- Câu có các bộ phận chính ( và bộ phận phụ ) là câu đầy đủ. Câu đầy đủ có bộ phận bị lược bỏ ( có thể lược bỏ chủ ngữ hay vị ngữ hoặc cả chủ và vị ngữ ) khi nói hay khi viết, thì trở thành câu rút gọn.
Ví dụ:
( Câu có đủ hai bộ phận chính:
- Bạn đi xem phim không?
- Mình không đi được.
Câu rút gọn:
- Đi xem phim không?
- Không đi được. )
- Câu đặc biệt là câu chỉ do một từ hay một ngữ làm thành, không xác định được đâu là chủ ngữ, vị ngữ của câu.
Câu đặc biệt có hình thức giống câu rút gọn.
Ví dụ:
- Mưa! Mưa!
- Lại mưa. Cơn mưa dầm dai dẳng.
( Câu đặc biệt: Lại mưa. )
Câu đặc biệt tuy có hình thức giống câu rút gọn, nhưng không phải là câu rút gọn, vì trong câu đặc biệt, không có bộ phận nào ( của một câu đầy đủ ) bị lược bỏ như trong câu rút gọn cả

Bình luận (1)
NT
4 tháng 6 2017 lúc 6:57

Đính chính bài 8 :Từ đó nói lên cách làm mọi bài văn theo 4 cách nha:

Và nhớ mỗi câu làm riêng 1 ý nha đúng tớ tick

Bình luận (0)
DT
4 tháng 6 2017 lúc 7:34

Trưa nhaok

Bình luận (0)
NT
4 tháng 6 2017 lúc 7:46

đính chính lại đề câu 1:gt thực tiễn

câu so sánh câu rút gọn và đặc biệt cần nêu ngắn gọn có vdu tốt nhất lak lập bảng


Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HT
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
BG
Xem chi tiết
LP
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
QH
Xem chi tiết