Ôn tập lịch sử lớp 7

TT

Câu hỏi mức trung bình ;

1, Nho giáo ra đời có ý nghĩa gì ? Hãy cho biết Nho giáo có ảnh hưởng gì tới nước ta ?

2, Nêu hiểu biết của em về thời nhà Minh (Trung Quốc) ?

3, Châu Âu thời kì hậu trung đại có gì khác so với châu Âu thời sơ - trung kì trung đại ? Nêu hiểu biết của em về M. Lu- thơ ?

HV
10 tháng 11 2018 lúc 15:38

2,

Nhà Minh (chữ Hán: 明朝, Hán Việt: Minh triều; 23 tháng 1 năm 1368 - 25 tháng 4 năm 1644 [chú thích 1]) là triều đại cuối cùng do người Hán kiến lập trong lịch sử Trung Quốc. Năm 1368, Chu Nguyên Chương sau khi tiêu diệt các thế lực quần hùng, tại phủ Ứng Thiên đăng cơ, quốc hiệu]Đại Minh[2], do hoàng thất họ Chu, nên còn được gọi là Chu Minh[3]. Đầu thời kiến quốc, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương định đô tại phủ Ứng Thiên (nay là Nam Kinh), đến năm Vĩnh Lạc thứ 19 (1421), Minh Thành Tổ Chu Đệ dời đô đến phủ Thuận Thiên (nay là Bắc Kinh), kinh sư cũ đổi thành Nam Kinh[3].
Lãnh thổ triều Minh bao quát khu vực phía nam Vạn Lý Trường Thành và tỉnh Liêu Ninh hiện nay. Trong những năm đầu, quyền tông chủ của nhà Minh mở rộng đến biển Nhật Bản, Ngoại Hưng An Lĩnh và lưu vực Hắc Long Giang, sau đó suy giảm còn khu vực Liêu Hà. Triều Minh từng đặt cơ cấu ki mi tại Đông Bắc Trung Quốc ngày nay, đông bộ Tân Cương và Tây Tạng.[5] Tuy nhiên, tồn tại tranh nghị lớn về vấn đề triều Minh thực tế thống trị Tây Tạng. Thời kỳ Minh Thành Tổ, triều Minh từng chinh phục và thống trị An Nam (nay là miền bắc Việt Nam) trong một thời gian ngắn. Căn cứ theo "Minh thực lục", nhân khẩu triều Minh đạt đỉnh vào năm Thành Hóa thứ 15 (1479) với hơn 70 triệu người[6], song có nhiều học giả cho rằng đương thời tồn tại giấu giếm hộ khẩu với số lượng lớn, do đó nhận định đỉnh cao nhân khẩu thực tế là trên 100 triệu[7]. Thời Minh, thủ công nghiệp và kinh tế thương phẩm phồn vinh, xuất hiện tập trấn thương nghiệp và manh nha tư bản chủ nghĩa, văn hóa nghệ thuật hiện ra xu thế thế tục hóaThời kỳ đầu triều Minh, qua chính sách nghỉ ngơi lại sức của Chu Nguyên Chương, quốc lực triều Minh khôi phục nhanh chóng, sử xưng Hồng Vũ chi trị[4]. Đến thời kỳ Minh Thành Tổ Chu Đệ, quốc thế đạt đỉnh, những năm Vĩnh Lạc khoa trương lãnh thổ, còn phái khiển Trịnh Hòa bảy lần hạ Tây Dương, học giả hiện đại gọi là Vĩnh Lạc thịnh thế. Sau đó, thời kỳ Nhân Tông và Tuyên Tông cũng là thời hưng thịnh, sử xưng Nhân Tuyên chi trị. Tuy nhiên, thời kỳ Anh Tông và Cảnh Thái Đế, trải qua sự biến Thổ Mộc bảo, quốc lực trung suy[4]. Sau khi Thế Tông đăng cơ, phát sinh tranh chấp Đại lễ nghị, sau khi thanh trừ thế lực hoạn quan và quyền thần hoàng đế tổng quản triều cương, thực hành Gia Tĩnh tân chính, song sau này không quan tâm triều chính. Sau khi Minh Thế Tông từ trần, trải qua Long Khánh tân chính và Vạn Lịch trung hưng, quốc lực được khôi phục. Trung kỳ thời Thần Tông, hoàng đế dần lơ đãng triều chính, sử xưng Vạn Lịch đãi chính, bắt đầu chính trị hỗn loạn thời vãn Minh. Thời Hi Tông, đám hoạn quan làm loạn triều cương, sau khi Tư Tông kế vị thì bị diệt trừ. Tuy nhiên, do Tư Tông có quyết sách sai lầm, cùng với nội ưu ngoại hoạn, triều Minh cuối cùng mất vào tay Lý Tự Thành vào năm 1644. Sau đó, chính quyền Nam Minh rồi Minh Trịnh tiếp tục tồn tại trong mấy thập niên, kết thúc khi triều Thanh chiếm lĩnh Đài Loan.

1,

Khuê Văn Các ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội, xây dựng năm 1076 nhằm đào tạo Nho sĩ phụng sự đất nước Tượng thờ Khổng Tử ở điện Đại thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội, khắc năm 1729[274]

Nho Giáo ở Việt Nam cũng để lại dấu ấn rất lớn trong quá trình giáo dục và lịch sử dựng nước ở các triều đình phong kiến thời trung đại. Tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đã tiếp nhận Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo để làm nên "Tam giáo đồng nguyên" (cả ba tôn giáo có cùng một gốc) và "Tam giáo đồng quy" (cả ba tôn giáo có cùng một mục đích). Ba tôn giáo đã trợ giúp lẫn nhau: Nho giáo chăm lo tổ chức xã hội, Đạo giáo chăm lo thể xác con người, Phật giáo chăm lo đời sống tâm linh con người. Trong nhiều thế kỷ, hình ảnh "Tam giáo tổ sư" với Phật Thích Ca Mâu Ni ở giữa, Lão Tử ở bên trái, Khổng Tử ở bên phải đã in sâu vào tâm thức mọi người Việt.[275]

Lịch sử Việt Nam ghi lại tên tuổi của nhiều bậc nhà Nho tài đức: Chu Văn An (1292-1370); Nguyễn Bỉnh Khiêm (1409-1595), Nguyễn Thiếp(1723-1804)... học trò của họ, dẫu có quyền lực rất cao đi nữa cũng không bỏ rơi lễ nghĩa, đạo đức với thầy. Sử chép rằng, Chu Văn An đã dâng sớ xin vua chém 7 tên gian thần, vua không nghe, tức khắc ông từ quan về quê. Một hôm, học trò ông là Phạm Sư Mạnh, đang làm quan to ở triều, về thăm thầy (tức Chu Văn An), dọc đường qua khu chợ đang họp, Phạm Sư Mạnh sai lính thét dân dẹp đường, làm huyên náo. Biết được sự việc, Chu Văn An giận học trò mình quên Lễ Nghĩa với dân, bèn đóng cửa nhà không cho Phạm Sư Mạnh gặp mặt. Vị quan lớn triều đình đã phải quỳ trước cửa cả buổi thầy mới tha lỗi. Nho giáo đã tạo nên những người thầy can trực, đạo đức, như thế mới có thể đào tạo nên những học trò hữu ích cho đất nước. Nho giáo thịnh hành nhất vào thời Lê sơ, với nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền.

Nhờ Đạo Nho, người Việt Nam rất coi trọng sự học hành. Văn Miếu - Quốc Tử Giám lập năm 1076 có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Nơi đây còn lưu giữ nhiều tấm bia ghi lại tên tuổi các Nho sĩ đỗ đạt trong các kỳ thi Khoa bảng Việt Nam cùng nhiều bài văn bia nêu lên triết lý giáo dục: mở đầu là ca ngợi công đức của các minh quân, ca ngợi đạo Nho và bậc thánh nhân quân tử; phần tiếp theo nói về việc mở khoa thi và liệt kê họ tên, quê quán những người thi đỗ đại khoa; phần cuối là những lời bình về ý nghĩa của việc tuyên dương đạo Nho, trách nhiệm và nghĩa vụ của người đỗ đạt trước giang sơn đất nước.

Nhiều hoàng đế, danh nhân Việt Nam đã để lại những bài thơ ca ngợi tầm quan trọng của Nho giáo tại đây, ví dụ như:

Giáo hoá lan tràn khắp nước ta,

Đạo Thánh đứng đầu cả bách gia,

Nghe nói Bắc phương văn vật thịnh,

Thảo nào Văn Miếu vẫn nguy nga.

Thời trung đạo ấy tới Viêm đô,

Trăm thủa đề cao nhất đạo Nho,

Triều Lý vẫn còn lưu dấu cũ,

Kinh thành riêng để một quy mô.

Một số câu đối như:

Nước lớn trong giáo dục, giữ thuần phong, đạo được tôn sùng, tin tưởng tư văn nguyên có gốc.

Nhà Nho phải thông kinh, phải thức thời, chớ nên cố chấp, những lời thánh huấn phải ghi lòng.

Sĩ phu có nhiều báo đáp, ơn triều đình đào tạo, ý nước nhà tôn sùng.

Thế đạo nhờ đó duy trì, chốn lễ nhạc y quan, nơi thanh danh văn vật.

Một số mặt tiến bộ của Nho giáo tại Việt Nam:[276]

Tạo được truyền thống ham học, truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống coi trọng người có học. Từ đó các kiến thức học tập được tích lũy, có điều kiện để duy trì và phát triển. Ngoài ra còn tạo cho con người biết đạo ăn ở, biết quan tâm đến người khác, biết sống có văn hóa và đạo đức. Tạo được cơ chế tuyển dụng người tài qua thi cử. Bất kể xuất thân ra sao (nông dân, người thợ, lính tráng...) nếu học giỏi đỗ đạt thì có thể ra làm quan giúp nước (ở phương Tây thời kỳ này, chức tước chỉ được chuyển giao nội bộ trong các gia đình quý tộc, dân thường hầu như không thể có được chức vị). Từ đó tạo nên một tâm lý xã hội: "Không tham ruộng cả ao liền, tham vì cái bút, cái nghiên anh đồ". Nhiều thanh niên, trai tráng lấy việc học tập, thi cử làm mục tiêu cao nhất trong cuộc đời mình. Xã hội nhờ vậy coi trọng sự học tập cần cù. Tranh vẽ nhà Nho Chu Văn An(1292-1370) trong miếu thờ tại Hà Nội.

Câu châm ngôn "Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn" đã ghi khắc sâu đậm vào dân tộc Việt Nam suốt hàng ngàn năm, chữ "Lễ" luôn nhắc nhở người dân rằng phải học lễ độ, thân ái, hòa thuận với mọi người, tôn trọng trật tự, lễ kính với người già và phải có trên dưới rõ ràng. Còn chữ "Văn" nhắc nhở con người phải học hành để thành người tài đức. Câu này được phổ biến ở khắp các trường học tại Việt Nam.

Tuy nhiên Nho giáo Việt Nam còn có những mặt hạn chế. Về nội dung học tập, Nho giáo chỉ nói đến "trí dục" và "đức dục" mà không xét đến mặt "thể dục" là mặt cũng rất cần cho sự phát triển toàn diện con người. Những kiến thức về giới tự nhiên và về sản xuất vật chất không được Nho giáo đề cập (bởi ở thời của Khổng Tử, khoa học kỹ thuật và nền sản xuất chưa phát triển). Do vậy, người học tuy thấm nhuần tư tưởng Nho học về đạo đức, tinh thông cổ văn, nhưng kiến thức về khoa học tự nhiên, sản xuất thực tiễn thì lại không phát triển. Cả hai mặt tiến bộ và hạn chế của Nho giáo đều để lại dấu ấn trên Nho sĩ.

Khi tiếp xúc với nền văn minh phương Tây mạnh về khoa học kỹ thuật, nếu người xuất thân Nho học biết tiếp thu những kiến thức khoa học và sản xuất thì sẽ khắc phục được mặt hạn chế, trở nên "Vừa có tài vừa có đức". Ngược lại nếu không tiếp thu được những tinh hoa tri thức phương Tây mà chỉ bắt chước lối sống, du nhập chủ nghĩa tiêu dùng của phương Tây; mô phỏng các hình thức nhà nước phương Tây mà không hiểu rõ triết lý, ưu nhược điểm và điều kiện tồn tại của những hình thức đó hoặc tiếp thu những học thuyết chính trị cực đoan, vô chính phủ, kích động bạo lực, đề cao sức mạnh phá hủy của đám đông thiếu trí tuệ, phủ định các giá trị truyền thống, gây chia rẽ xã hội; xem thường Nho giáo vì cho rằng nó lỗi thời, không phù hợp với điều kiện xã hội hiện đại thì không những không khắc phục được hạn chế vốn có mà những giá trị đạo đức của nền Nho học, những giá trị văn hóa dân tộc cũng bị đánh mất. Đạo đức suy đồi, văn hóa thui chột thì xã hội hỗn loạn, xung đột nảy sinh. Đó là bi kịch của những nước bị "cưỡng ép" phương Tây hóa thiếu định hướng và thiếu chiều sâu như Việt Nam, Trung Quốc. Nó tương phản với Nhật Bản: do chủ động phương Tây hóa một cách có ý thức, có chọn lọc, có hệ thống nên vừa tiếp thu được hệ thống tư tưởng tiến bộ, tri thức khoa học, công nghệ tiên tiến của phương Tây để hiện đại hóa quốc gia mà vẫn bảo tồn được đạo đức xã hội, sự đoàn kết quốc gia và bản sắc dân tộc dựa trên nền tảng Nho giáo.

Nhược điểm nghiêm trọng nữa là Nho giáo Việt Nam thiếu sự xuất hiện các trường phái học thuật nên khá đơn điệu và một chiều, chứ không được phong phú và đa dạng như Nho giáo Trung Quốc. Nho giáo Việt Nam thiếu sự vận động bên trong, thiếu sự phản tỉnh nên trì trệ. Đa số nhà Nho Việt Nam chỉ đặt cho mình mục đích học là để đi thi, thi đỗ thì ra làm quan để vinh thân phì gia. Đạt được mục đích đó thì xem như việc học tập đã kết thúc. Ít người có chí cao xa, như học để tham gia tranh luận những vấn đề học thuật, học để kinh bang tế thế hoặc để phát triển văn hoá, đạt đến những tầm cao tư tưởng. Cũng có một số Nho sĩ quan tâm đến học thuật, nhưng thường là các vấn đề chính trị và đạo đức, ít bàn đến vấn đề siêu hình, một lĩnh vực thuần túy triết học làm nền tảng cho khả năng nhận thức sâu sắc thế giới và hành động sáng tạo. Thậm chí, họ còn biến những vấn đề siêu hình thành cái thực tế, thực dụng. Vì học tập và tư duy như thế nên Nho giáo Việt Nam ít có cống hiến to lớn trong lĩnh vực học thuật có thể so sánh với các nước Nho giáo khác.[277]Nền giáo dục Nho giáo Việt Nam chỉ sản sinh ra được một tầng lớp quan lại có nền tảng Nho học còn các loại hình trí thức then chốt của một tầng lớp trí thức thực thụ thì xuất hiện thưa thớt, mờ nhạt, hoặc hoàn toàn vắng bóng trong một số lĩnh vực như triết học.[278]

Thầy đồ đang dạy học trò

Một số nhà Nho uyên thâm của Việt Nam khi đứng trước kho tàng đồ sộ và uyên bác của Nho giáo Trung Quốc thường tóm lược lấy những điều cốt yếu, biên soạn lại thành những tài liệu đơn giản và ngắn gọn để dạy học trò. Có thể liệt kê các sách như “Tứ thư tập chú” của Chu Hy, “Tứ thư đại toàn” của Tống, Nguyên, Minh, Thanh Nho, sang Việt Nam chỉ còn là “Thuyết ước” (tóm lược học thuyết) và “Ước giải” (giải thích tóm tắt); hoặc như cuốn “Tính lý đại toàn” của Hồ Quảng thời Minh, sang Việt Nam chỉ còn “Tiết yếu”. Đây là hiện tượng chung của nhiều triều đại quân chủ Việt Nam. Nếu ở triều Trần có “Tứ thư thuyết ước” của Chu Văn An, thì ở triều Lê - Trịnh có “Tứ thư ước giải” của Lê Quý Đôn, triều Nguyễn có “Tứ thư trích giảng” của Nguyễn Văn Siêu; nếu ở triều Lê - Trịnh có cuốn “Tính lý tiết yếu” của Bùi Huy Bích, thì ở triều Nguyễn cuốn đó vẫn còn được xem là cuốn sách giáo khoa mẫu mực. Các sách này dễ học nhưng đã lược bớt rất nhiều điều, nhiều điểm có khả năng gợi mở, giản đơn hoá nội dung phong phú và súc tích của học thuyết, khiến người học không lĩnh hội được chiều sâu của Nho giáo. Người được truyền đạt cũng hài lòng với cách làm đó thì mọi lối tư duy, mọi đường sáng tạo đều bị thu hẹp lại.[277]

Bên cạnh đó, hạn chế lớn nhất là tập quán sùng bái thánh hiền, giáo điều và máy móc của giới Nho sĩ Việt Nam. Trong khi đó bên cạnh Nho giáo còn có nhiều trường phái tư tưởng khác như Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia... Giữa các trường phái này luôn có sự tranh luận, phản bác nhau. Điều này khiến sự phát triển của Nho giáo Việt Nam hạn chế. Nó chỉ đạt đến mức độ tiếp thu một số tín điều từ Nho giáo Trung Hoa, chưa tạo được lý luận riêng, chưa xuất hiện các học phái khác nhau. Phương pháp tư duy của nó thiên về bảo thủ, giáo điều.[277] Léopold-Michel Cadière nhận xét:

Không có triết học Việt Nam. Cùng với toàn bộ văn hóa Trung quốc, dân Việt đã thâu nhận lấy những nguyên lý triết học lâu đời được người Tàu chấp nhận. Người Việt đã không in được vào những nguyên lý ấy một sắc thái riêng nào cả, họ không thay đổi gì, và có thể nói là họ cũng chẳng đả động gì đến cả. Các học thuyết trong kinh điển truyền sang thế nào, thì nho sĩ Việt Nam chấp nhận như thế; riêng lối giải thích của Chu Hi, thì họ tiếp nhận mà không tranh luận gì cả, thường thì họ không hiểu cho đúng, và cũng chẳng đào sâu thêm nữa. Trừ mấy tác phẩm về luân lý ra, thì không có tác phẩm triết học nào gốc từ Việt Nam mà ra. Vì thế, khi nói là không có triết học Việt Nam, thì tôi có ý nói là không có một hệ thống triết học, không có những học thuyết có thể xếp thành một bộ môn, không có một triết học có lý sự, tóm tắt được những nỗ lực tìm tòi, suy tư, ngưỡng vọng, của tâm hồn người Việt.[279]

Có quan điểm cho rằng trong thế kỷ XIX, trước sự phát triển và thâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào các nước châu Á, cùng sự lan toả trên phạm vi toàn thế giới của nền văn minh phương Tây, chế độ phong kiến Việt Nam thời Nguyễn và hệ tư tưởng của nó là Nho giáo trở nên lỗi thời. Do đó, nhà nước phong kiến triều Nguyễn đã trở thành lực cản sự phát triển của xã hội Việt Nam, đẩy xã hội Việt Nam vào cảnh nghèo nàn, lạc hậu, không đủ sức chống lại sự xâm lăng của chủ nghĩa đế quốc. Nho giáo, do là hệ tư tưởng nhằm bảo vệ cái chế độ phong kiến suy tàn ấy nên tất nhiên có tính phản động, đi ngược lại xu thế phát triển của lịch sử. Lúc này, Nho giáo đã bộc lộ rõ rệt những nhược điểm và yếu kém của nó. Các nhà chủ trương cải cách ở Việt Nam, đứng đầu là Nguyễn Trường Tộ, đã phê phán những mặt lạc hậu và yếu kém của Nho giáo không những trên phương diện chính trị, như tổ chức nhà nước, củng cố quốc phòng, mà cả trên phương diện kinh tế, tài chính, nhất là trên phương diện văn hoá, giáo dục. Như vậy, ở thế kỷ XIX, Nho giáo đã cản trở sự phát triển của xã hội Việt Nam không những trên phương diện chính trị - văn hoá, mà cả trên phương diện kinh tế - xã hội. Sau khi thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam, xã hội Việt Nam đã trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Cùng với đó, văn hoá phương Tây và hệ tư tưởng tư sản tràn vào Việt Nam. Đồng thời, nền giáo dục Nho học bị bãi bỏ. Nho giáo ở Việt Nam tiếp tục suy tàn và đổ vỡ. Tuy nhiên, thực dân Pháp thống trị vẫn muốn duy trì ở Việt Nam những quan hệ phong kiến và những yếu tố của hệ tư tưởng phong kiến để củng cố chế độ thuộc địa. Vì thế, thực dân Pháp đã sử dụng Nho giáo vào việc cai trị dân bản xứ[280] Trong những tàn dư đó có chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc,đồng thời cũng mang theo những “bệnh hoạn” của chế độ phong kiến. Nó đã để lại dấu ấn rõ rệt ở tác phong gia trưởng, ở quan niệm tôn ti đẳng cấp trong các cơ quan xí nghiệp, ở sự thiếu bình đẳng trong quan hệ nam nữ và quan hệ gia đình, ở sự rập khuôn, giáo điều trong công tác nghiên cứu và công tác tổ chức, ở sự coi thường công tác chuyên môn mà chỉ lo tiến thân bằng con đường quan chức…[281].

Theo sách Lịch sử châu Á, văn hóa Nho giáo thích hợp với kinh tế nông nghiệp, nơi con người có xu hướng thích sống dựa dẫm, khép kín, chủ nghĩa cá nhân không có điều kiện phát triển. Nó biến các quốc gia phong kiến chịu ảnh hưởng dần trở nên lạc hậu và đầy mặc cảm với các đế quốc phương Tây[282].

Báo Phụ nữ Tân văn thời Pháp thuộc viết Nho giáo tồn tại trong một thời kỳ còn chế độ đại gia tộc... Những thuyết trong Nho giáo không biết tới quyền lợi của cá nhân, mà chỉ biết có họ, có làng, có "nước". Mà "nước" trong thời kỳ phong kiến vẫn khác với nước trong thời kỳ tư bản. Tờ báo cũng phê phán một người tôn sùng đạo Nho "ông vừa ao ước cho nhân dân được những quyền lợi của nhân dân ở các xứ tư sản dân trị, lại dựa vào những thuyết rất phong kiến, trái hẳn với chế độ tư bản... Ông thuộc về hạng người thanh niên chiêm nghiệm những lý tưởng "quân tử", "chí sĩ" mà quên rằng cái thực tế mới trong xã hội mâu thuẫn hẳn với những đạo lý rất xưa ấy. Ông quá mê mệt với những danh từ "cao quý" mà không nhìn thấy cái thực tế. Nếu ông biết thoát ra ngoài những chữ hay ho mà nhận rõ cái ý bảo thủ hàm ở trong sách xưa, cái ý bảo thủ đã gây hại cho đại đa số nhân dân... Đừng có ai lợi dụng những đạo lý phong kiến để "vinh thân phì gia"." Bài báo phê phán Nho giáo là hệ tư tưởng phong kiến trung quân, không có lợi cho "dân quyền, giải phóng đẳng cấp và phụ nữ", và thuyết đạo đức không phù hợp với sự thay đổi của kinh tế - xã hội[283].

Đề cương văn hoá Việt Nam năm 1943 của Đảng Cộng sản Đông Dương do Trường Chinh khởi thảo chủ trương đập tan những quan niệm cũ kỹ của Nho giáo gây ảnh hưởng tai hại ở Việt Nam làm cho thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử thắng[284]. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã làm cho Nho giáo ở Việt Nam suy sụp hoàn toàn cùng với sự sụp đổ của chế độ quân chủ. Từ đây, Nho giáo không còn là hệ tư tưởng chính thống của tầng lớp lãnh đạo xã hội. Nho giáo không còn tồn tại nữa nhưng nó vẫn ảnh hưởng lâu dài trong các mối quan hệ xã hội, trong ứng xử giữa người và người, trong phong tục tập quán và cả trong những nghi thức thờ cúng, tín ngưỡng cổ truyền của người Việt[285].

Trong thời kỳ hiện đại, nhiều nhà Cách mạng Việt Nam nổi bật như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, và tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm... đều xuất thân từ những gia đình nhà Nho có truyền thống khoa bảng hoặc dạy học. Tuy nhiên Phan Bội Châu chọn việc cầu viện Nhật Bản, Phan Châu Trinh chọn việc khẩn cầu Pháp, Hồ Chí Minh lựa chọn chủ nghĩa cộng sản, Ngô Đình Diệm lựa chọn Thiên chúa giáo kết hợp với tư tưởng nhân vị.

Nhà sử học Pháp, ông Pierre Brocheux tin rằng nhà cách mạng Hồ Chí Minh là một người theo Khổng giáo, ông luôn cố gắng kết hợp những ý tưởng của Khổng Giáo, một truyền thống Đông Á với các dòng tư tưởng châu Âu, từ Mác-xít đến Lênin-nít, và cố gắng đưa vào thực tế tính nhân bản và tính công bằng xã hội theo kiểu Khổng Giáo.[286] Tổng kết 30 năm tiếp thu các dòng tư tưởng của mình, nhà cách mạng Hồ Chí Minh đúc kết:

“Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giêsu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Marx có ưu điểm là phương pháp biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách thích hợp với điều kiện của nước ta… Khổng Tử, Giêsu, Karl Marx, Tôn Dật Tiên chẳng phải có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay, họ còn sống trên đời này, nếu họ ở một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất tốt đẹp như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của họ.”[287]

Theo lời của Linh mục Vũ Ngọc Long thì Tổng thống Ngô Đình Diệm chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền giáo dục Nho Giáo và Thiên Chúa Giáo, Nho Giáo đã hun đúc ông thành một con người trung thành với quốc gia, thì nền giáo dục Thiên Chúa Giáo đã làm cho ông trở thành một con người "kính mến Thiên Chúa và yêu thương mọi người".[288] Khác với người cộng sản, Ngô Đình Diệm không bài xích Nho giáo mà ông chủ trương "Chúng ta sẽ không quay lại phiên bản vô ích của quá khứ quan lại, mà sẽ áp dụng những gì tốt nhất của di sản vào tình hình hiện đại[289]".

Trên thực tế ngay từ thời Pháp thuộc, chủ nghĩa tư bản và lối sống phương Tây thiên về chủ nghĩa cá nhân manh nha phát triển, nhất là các đô thị, trí thức theo đuổi học chữ Quốc ngữ thay vì chữ Nho, mặc Âu phục, thay vì trang phục truyền thống... Nho giáo suy yếu. Đảng Cộng sản khi nắm quyền ở miền Bắc ảnh hưởng bài Nho từ Trung Quốc, do đó Nho giáo bị bài trừ (Mao Trạch Đông từng coi Nho giáo là tư tưởng phong kiến, làm phục hưng đẳng cấp quý tộc, trái ngược chủ nghĩa cộng sản nguyên gốc coi trọng tự do, bình đẳng và tính cộng đồng). Các sinh hoạt văn hóa ở miền Bắc lúc đó theo hướng hòa hợp tập thể, các sản phẩm văn hóa được xem là phong kiến, tư sản, văn hóa lai căng hay văn hóa thực dân mới, văn hóa thị trường tiêu dùng đều bị bài trừ, như cấm thời trang, các quầy bar, sàn nhảy, phòng trà, cấm ả đào, chầu văn, nhạc trẻ, nhạc vàng, tiểu thuyết dâm ô, kinh dị, kiếm hiệp, "tâm lý xã hội",..., nhưng các sản phẩm văn hóa được xem là tinh hoa của nhân loại như opera, giao hưởng thính phòng, hay đậm chất dân tộc có lợi cho việc xây dựng xã hội chủ nghĩa thì vẫn được cho phép. Áo đại cán thời đó được ưa thích nhưng cán bộ và quần chúng bình dân thường may áo khác nhau (mẫu áo đại cán có từ thời Tôn Trung Sơn, vì Mao Trạch Đông tôn trọng Tôn Trung Sơn nên chấp thuận). Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 xóa bỏ những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, lạc hậu. Ngược lại ở miền Nam, dưới thời Đệ Nhất cộng hòa, do Ngô Đình Diệm chịu ảnh hưởng của Nho giáo nên ông cũng cấm các vũ trường, sàn nhảy, coi trọng ăn mặc nề nếp... tuy nhiên các hoạt động này vẫn ẩn nấp ở các phòng trà. Sang thời kỳ Đệ Nhị Cộng hòa thì các hoạt động văn hóa tự do hơn, các truyện chưởng, tâm lý xã hội của Hồng Kông, Đài Loan pha trộn ảnh hưởng văn hóa Nho, Lão và tư bản chủ nghĩa chiếm ưu thế trong giải trí[290]. Pháp luật miền Nam thời kỳ này quy định nhiều điều cấm đoán, xử phạt khắt khe đối với việc vi phạm nghĩa vụ vợ chồng, giải quyết ly hôn dựa trên cơ sở lỗi của người chồng, thậm chí Bộ luật gia đình năm 1959 còn cấm vợ chồng không được ly hôn... Nhiều lĩnh vực của hôn nhân và gia đình bị bỏ khuyết như vấn đề thừa kế tài sản giữa vợ và chồng... Cả ba bộ luật 1959, 1964, 1972 đã bãi bỏ chế độ đa thê song vẫn thừa nhận nguyên tắc bất bình đẳng giữa vợ và chồng, phân biệt đối xử giữa các con, quyền gia trưởng của người chồng vẫn tiếp tục được duy trì...[291] Sau 1975, Nhà nước chủ trương quét sạch các tàn dư "văn hóa thực dân mới", "phản động", "đồi trụy", văn hóa thị trường, màu sắc cá nhân chủ nghĩa, hưởng thụ, "trụy lạc" nên các sàn nhảy, quầy bar,... đều bị đóng cửa; người dân ăn mặc đơn giản, vắng bóng thời trang, như khuyến khích (không ép buộc) đàn ông để tóc ngắn, phụ nữ để tóc dài. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 của Việt Nam Dân chủ cộng hòa có hiệu lực trên toàn quốc, lúc này các nguyên tắc của Nho giáo đối với gia đình mới chấm dứt về pháp lý trên toàn Việt Nam[292].

Sau khi Đổi mới, Nho giáo ít nhiều có điều kiện khôi phục, tuy nhiên những năm gần đây văn hóa phương Tây ngày càng chiếm ưu thế, đặc biệt ở các đô thị, trong giới trẻ. Tự do cá nhân có điều kiện phát triển, phá vỡ nhiều truyền thống cũ[293].

Ở Việt Nam những người ảnh hưởng nhiều của Nho giáo chủ yếu là những người lớn tuổi, theo tâm lý sinh lý của người lớn tuổi thích sống chậm, hoài niệm, ít chấp nhận và cập nhật cái mới, xem trọng lễ nghĩa truyền thống. Công chức, giáo viên,... cũng hay chịu ảnh hưởng của Nho giáo, tính năng động thường kém hơn doanh nhân. Phần nhiều nông dân do quen sống an phận, nếp sống cộng đồng gắn kết ở nông thôn, ít tiếp xúc văn hóa phương Tây, cũng chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo (thể hiện trong lối ứng xử, sở thích ăn mặc, nghe nhạc xem phim,...). Nông dân chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo thường rất ngưỡng mộ những người có học, nhưng thường là những người có học để làm công chức (làm quan) hay công tác xã hội chứ không phải làm kinh tế "chạy theo lợi ích cá nhân". Do Nho giáo đề cao lối sống tập thể theo huyết thống, đại gia đình, và đẳng cấp, nên trong dân gian hay có các châm ngôn như "con ông cháu cha" (chỉ việc con quan rồi lại làm quan theo nếp phong kiến), "một người làm quan cả họ được nhờ" hay truyền thống "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó", chỉ sự áp đặt của cha mẹ lên con cái mang tính gia trưởng, và sự thụ động ỷ lại của con cái với cha mẹ, "môn đăng hộ đối" chỉ hôn nhân do cha mẹ sắp đặt, phải cùng đẳng cấp "quân tử", không cho con lấy kẻ "tiểu nhân", ở các gia đình "quân tử" (đẳng cấp trên về địa vị, học vấn hay tài sản)[294].

Đặc điểm nữa của Nho giáo là rất coi trọng quan hệ gia đình, các bộ luật thời phong kiến và phong tục hương ước quy định rất chi tiết, khắt khe tang cha, mẹ, chồng,...phải tổ chức thế nào, để tang bao lâu, ăn mặc trong tang lễ thế nào, khóc lóc ra làm sao. Các nhà kinh doanh phim, nhạc đánh vào tâm lý tầng lớp ảnh hưởng đạo Nho, cho ra các sản phẩm phim, nhạc chủ đề gia đình mang màu sắc bi lụy để thu lợi nhuận [295]. Mặc dù có một số điểm chung giữa Nho giáo và chủ nghĩa xã hội như coi trọng nếp sống cộng đồng, nhưng trong Nho giáo coi trọng gia đình, thì chủ nghĩa xã hội muốn mở lòng hơn với những người khác, Nho giáo coi trọng tu thân còn chủ nghĩa xã hội coi trọng cải tạo xã hội. Nho giáo không cổ súy cho tự do tình dục, tự do hôn nhân, chủ nghĩa cộng sản đề cao tự do yêu đương, nhưng tình yêu đó cần xuất phát từ sự trong sáng không có vụ lợi về tiền bạc, địa vị, không thể trở thành hàng hóa; ngược lại xã hội tư bản coi trọng tự do tình dục, tình yêu, hôn nhân nhưng trong thời kinh tế tư bản thường thấy nhiều quan hệ tình yêu hay hôn nhân không xuất phát từ tình cảm đích thực mà vì lợi ích toan tính cá nhân, thường là vật chất và dễ đổ vỡ, và nạn mại dâm tăng nhanh. Trong xưng hô, những người cộng sản hay gọi nhau là "đồng chí", từ này một thời lan rất rộng trong xã hội, vào cả nhiều gia đình, không phân biệt tuổi tác, chức phận, còn những người ảnh hưởng của Nho giáo thì hay xưng hô theo chức phận, tuổi tác (như trong công sở, doanh nghiệp hay gọi ông chủ, tổng giám đốc,...), còn ảnh hưởng của văn hóa tư bản phương Tây thì hay gọi cấp trên là sếp, hay ngài,... chung chung[296][297][298].

Từ cuối thế kỷ XX, việc Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế thị trường và hội nhập thế giới đã làm nảy sinh những nguy cơ lớn đối với Văn hóa Việt Nam. Nguy cơ bên trong là sự xói mòn và băng hoại giá trị văn hoá truyền thống. Nguy cơ bên ngoài là việc văn hoá, lối sống phương Tây xâm lấn văn hoá bản địa, tạo ra sự tiêu diệt bản sắc văn hoá dân tộc. Nho giáo cũng như nhiều tôn giáo Việt Nam truyền thống (Phật giáo, đạo Mẫu...) luôn coi trọng đạo đức gia đình, giá trị hôn nhân nên đều không ủng hộ việc con cái kiện tụng cha mẹ, phản đối tình dục bừa bãi, coi trọng trinh tiết của phụ nữ, phản đối quan hệ tình dục trước hôn nhân... đến nay các giá trị này vẫn có ảnh hưởng nhưng ngày càng bị phai nhạt đi do văn hóa phương Tây du nhập một cách thiếu chọn lọc vào Việt Nam ngày càng nhiều[293]. Nếu dân tộc Việt Nam bị "hoà tan" bởi văn hóa ngoại lai, đó sẽ là một thảm hoạ lớn và cũng là một loại diệt vong, ghê gớm không kém gì họa mất nước. Trước nguy cơ đó, nhiều người Việt Nam tìm cách hướng về bảo lưu các giá trị truyền thống, tạo ra những cơ hội cho Nho giáo tái sinh. Nho giáo là thành phần quan trọng hàng đầu đã kiến tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam, do đó bảo vệ truyền thống văn hóa Việt Nam sẽ là điều không thể thực hiện được nếu gạt bỏ những gì thuộc về Nho giáo[299].

Nhìn chung trong dư luận có nhiều quan điểm khác nhau. Những người theo quan điểm dân tộc chủ nghĩa có hai hướng, một hướng coi Nho giáo là một thành tố của văn hóa dân tộc, có nhiều điểm tích cực, cần bảo tồn, hướng thứ hai coi Nho giáo là hệ tư tưởng phong kiến Trung Quốc du nhập sang Việt Nam để cai trị người Việt nên cần bài trừ. Một số người theo hướng chủ nghĩa bảo thủ xem Nho giáo là một thành tố văn hóa dân tộc, có lợi cho phát triển kinh tế, ổn định xã hội; những người theo hướng chủ nghĩa tự do chủ trương Nho giáo nên bình đẳng với các hệ tư tưởng khác, bên trong lẫn du nhập từ bên ngoài, tức sự đa nguyên về văn hóa. Một số người thích chủ nghĩa tư bản, coi trọng hội nhập quốc tế, kể cả văn hóa, xem trọng cạnh tranh văn hóa, chủ yếu là văn hoá thị trường. Những người khác quan niệm xã hội chủ nghĩa không loại trừ văn hóa đại chúng và đa dạng văn hóa trong thời kỳ quá độ, cũng như các mặt mà họ xem là tích cực của văn hóa phong kiến, tư bản, nhưng vẫn có sự định hướng theo hướng xã hội chủ nghĩa, hiểu theo nghĩa xây dựng "con người xã hội chủ nghĩa", có đủ trình độ, ý thức để tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại kể cả phương Đông và phương Tây như phim nghệ thuật, nhạc giao hưởng, opera, các phim, tác phẩm văn học đoạt giải thưởng cao của quốc tế (như Nobel văn học, giải Oscar, Cành Cọ vàng...), và bảo tồn văn hóa dân tộc không trái tôn chỉ xã hội chủ nghĩa; do đó sự tiếp thu Nho giáo ở họ là "gạn đục, khơi trong"[300]. Trong khi bảo tồn văn hóa Việt Nam, tiếp thu văn hóa nước ngoài thì phải đồng thời chống cả hai xu hướng cực đoan là "sùng ngoại" (coi cái gì của phương Tây cũng là tốt) lẫn "sùng cổ"[301].

Theo nhận định của Hồ Sĩ Quý (Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam), "thời gian gần đây ở Việt Nam, trong xu hướng chung của việc thực hiện tư tưởng giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống, nhiều yếu tố văn hoá Nho giáo đã được khôi phục và đề cao, thậm chí trong các trường học, khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" đã được coi như một phương châm ứng xử nền tảng của giáo dục. Mặc dù thực hiện thì chưa được bao nhiêu, nhưng trong tư tưởng, cả xã hội đều thấy các giá trị văn hoá truyền thống mà trong đó những nét tích cực của văn hoá Nho giáo là một bộ phận, đang cần phải được tôn vinh và khôi phục như là một trong các phương thức để ứng xử với các dạng văn hoá ngoại sinh, ngoại lai đang du nhập từ làn sóng toàn cầu hóa... trên những nét lớn là phù hợp với tâm lý chung của cả cộng đồng trên con đường tiến tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh."[302]

Bình luận (0)
DD
11 tháng 11 2018 lúc 17:46

1, Nho giáo, còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tửđề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội thịnh trị. Nho giáo rất có ảnh hưởng tại ở các nước châu Á là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc và Việt Nam. Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho, Nho sĩ hay Nho sinh.
2, Nhà Minh là triều đại cuối cùng do người Hán kiến lập trong lịch sử Trung Quốc. Năm 1368, Chu Nguyên Chương sau khi tiêu diệt các thế lực quần hùng, tại phủ Ứng Thiên đăng cơ, quốc hiệu Đại Minh do hoàng thất họ Chu, nên còn được gọi là Chu Minh. Đầu thời kiến quốc, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương định đô tại phủ Ứng Thiên (nay là Nam Kinh), đến năm Vĩnh Lạc thứ 19 (1421), Minh Thành Tổ Chu Đệ dời đô đến phủ Thuận Thiên (nay là Bắc Kinh), kinh sư cũ đổi thành Nam Kinh.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
BT
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
HA
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
MK
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết