Học kì 2

DQ

Câu 1:Thế nào là quyền sử hữu tài sản của công dân? Nêu VD?

Câu 2:Công dân k có quyền sở hữu những tài sản gì?

Giúp mk vs nha mai mk kiểm tra học kì rùivui

NL
22 tháng 5 2017 lúc 19:17

Trong kinh tế chính trị, sở hữu là một phạm trù cơ bản, phản ánh mối quan hệ giữa người với người trong việc chiếm dụng của cải vật chất của xã hội và tư liệu sản xuất.

Quyền sở hữu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Quyền sở hữu là một trong các quyền của con người và phải được găn liền với tài sản. Điều 164 Bộ luật dân sự hiện hành quy định: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản”.

- Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ và quản lý tài sản.

- Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Hay nói cách khác, quyền sử dụng là quyền khai thác lợi ích về vật chất và tinh thần của tài sản mà mình đang giữ theo ý muốn(như dùng xe để đi, nhà ở…).

- Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. Hay nói cách khác, quyền định đoạt là quyền quyết định về mặt pháp lý số phận của tài sản(như bán, tặng, cho, để lại thừa kế… tài sản).

Người chủ sở hữu(có thể là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác) sẽ có đủ ba quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền quyết định tài sản. Trên thực tế, khi người chủ sở hữu một tài sản nào đó cho tổ chức hoặc cá nhân khác mượn hoặc thuê tài sản nào đó cho tổ chức hoặc cá nhân khác, cá nhân đó có hai quyền: quyền chiếm hữu và quyền sử dụng, còn quyền định đoạt vẫn nằm trong tay của chủ sở hữu. Theo đó, các tổ chức hoặc cá nhân này không có quyền định đoạt (như bán, tặng, cho, để lại thừa kế, phá hủy…) đối với tài sản của người chủ sở hữu (là người có tài sản cho thuê, cho mượn).

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DV
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
HC
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết