Trái đất

NL

Câu 1:Mô tả chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời?Tại sao Trái đất quay quanh Mặt trời lại sinh ra 2 thời kì nóng&lạnh luân phiên nhau ở khắp nơi trên Trái đất?

Câu 2: Mô tả chuyển động của Trái đất quanh trục. Tại sao Trái đất có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp nơi trên trái đất?

Câu 3: Hiện tượng ngày ngắn, đêm dài ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất?

Giải thích câu ca dao: đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Câu 4: Tác hại của động đất, núi lửa.

GIÚP MÌNH VỚI, CÁC BẠN ƠI, NHANH LÊN NHÉ! MÌNH SẮP THI RỒI!!!!

TT
18 tháng 12 2017 lúc 17:55

1.Mô tả:

- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình elip gần tròn.

- Hướng chuyển chuyển động từ Tây sang Động.

- Thời gian Trái Dất chuyển động quanh MT 1 vòng là 365 ngày 6h

- Khi chuyển động quanh MT độ nghiêng và hướng nghiêng của trục ko đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến.

Tại sao Trái Đất........:

Vì:Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm. Vì trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng của trục trên mặt phẳng quỹ đạo (mặt phẳng chứa quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời), làm cho có lúc nửa cầu Bắc, có lúc nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Nửa cầu nào nghiêng về phía Mặt Trời thì nửa cầu đó đang là thời kì nóng; Nếu nửa cầu không ngả về phía Mặt Trời thì nửa cầu đó đang là thời kì lạnh trong năm.

2.Mô tả:

- Trái Đất quay quanh trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66 độ 33' trên mặt phẳng quỹ đạo.

- Hướng tự quay từ Tây sang Đông

- Thời gia TĐ quay một vòng quanh trục hết 24h. Vì vậy trên bề mặt TĐ được chia thành 24 khu vực giờ. Mỗi khu vực có một giờ riêng được gọi là giờ khu vực.

- Khu vực giờ có kin tuyến gốc đi qua được gọi là khu vực giờ gốc( đánh số 0)

- giờ được tính theo khu vực giờ gốc là giờ G,M,T

Tại sao khắp.....:

: Nhờ có sự vận đông tự quay quanh trục của TĐ từ Tây Sang Đông nên khắp mọi nơi trên TĐ đều lần lượt có ngày và đêm

Bình luận (0)
TT
18 tháng 12 2017 lúc 18:01

4. Núi lửa: Khi núi lửa phun dung nham của nó có thể vùi lấp thành thị, làng mạc, ruộng nương và làm chết nhìu người

Động đất: Làm cho nhà cừa, đường xá cầu cống bị phá hủy và làm chết nhìu người.

Bình luận (1)
TT
18 tháng 12 2017 lúc 17:57

3.

Do trục Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66°33’ nên không trùng với đường sáng tối. => Từ đó sinh ra hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa ở hai nửa cầu. + Mùa nóng ngày dài đêm ngắn. + Mùa lạnh ngày ngắn đêm dài. -Càng lên vĩ độ cao mức độ chênh lệch giữa ngày và đêm càng lớn - Quanh năm ở xích đạo ngày bằng đêm. - Ngày xuân phân (21/3) và thu phân (23/ 9) là hai ngày duy nhất trên Trái Đất đều có ngày dài bằng đêm .
Bình luận (0)
TT
18 tháng 12 2017 lúc 17:58

3.Tháng năm trong câu ca dao trên là tháng năm âm lịch, nhằm vào tháng 6 dương lịch, khi mà mặt trời đang trên đà di chuyển từ xích đạo lên chí tuyến Bắc. Các khu vực thuộc bán cầu Bắc có ngày dài và đêm ngắn, điều đó trái ngược với bán cầu Nam, đêm dài, ngày ngắn. Ngày 22-6 tức ngày hạ chí, mặt trời chiếu sáng vuông góc với vĩ độ 23.5 tức chí tuyến Bắc, các nước ở bán cầu Bắc có ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm, điều này trái ngược với bán cầu Nam.
Sau đó, mặt trời lại di chuyển về hướng xích đạo. Ngày 23-9 hay Thu phân,mặt trời chiếu sáng vuông góc với đường xích đạo, các nơi trên trái đất có ngày và đêm dài bằng nhau. Sau đó, mặt trời di chuyển xuống phía Nam.
Tháng 10 âm lịch, nhằm vào tháng 11, 12 dương lịch, khi mà mặt trời đang di chuyển xuống bán cầu Nam. Các nước ở Bắc bán cầu có ngày ngắn, đêm dài, các nước ở Nam bán cầu có ngày dài và đêm ngắn. Ngày 22-12 hay đông chí, mặt trời chiếu vuông góc với vĩ tuyến 23.5 độ Nam tức chí tuyến Nam, khu vực bán cầu nam có ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm, khu vực bán cầu Bắc có đêm dài nhất và ngày ngắn nhất trong năm. Sau đó mặt trời tiếp tục di chuyển lên xích đạo và tiếp tục chu kỳ chuyển động của mình.

Bình luận (3)
TT
18 tháng 12 2017 lúc 18:02

Đúng thì cho mình một cái đúng ko mất công viết từ nãy tới giờ. hazzz

Bình luận (3)

Các câu hỏi tương tự
NL
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
NS
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
DM
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết