Văn bản ngữ văn 7

H24

Câu 1:Cảm nghĩ của em về Bác Hồ sau khi học xong bài“Đức tính giản dị của Bác Hồ”.

Câu 2:Hãy chứng minh câu tục ngữ: “có công mài sắt có ngày nên kim”.

Câu 3: Chứng minh nét đẹp văn hoá của con người và dân tộc việt nam qua câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Câu 4: Trình bày cảm hiểu của em về câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm( nghệ thuật+ý nghĩa)

Câu 5: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về đức tính giản dị của Bác Hồ.

Câu 6: Hãy chứng minh truyện ngắn “Sống chết mặc bay “ của Phạm Duy Tốn đã sử dụng thành công nghệ thuật tương phản để vạch trần bản chất của tên quan phủ .

Câu 7: Viết 1 đoạn văn khoảng 5-6 dòng nêu cảm nghĩ của em sau khi học đoạn trích Đức tính giản dị của Bác Hồ

Câu 8: Chứng minh rằng lòng kiên trì, nhẫn nại là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho học sinh học giỏi

Câu 9:a)Phân tích hai mặt tương phản trong truyện SỐNG CHẾT MẶC BAY của Phạm Duy Tốn. Hình ảnh tên quan phủ đi “ hộ đê “ được tác giả khắc họa như thế nào?b)Em có nhận xét gì về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, giá trị nghệ thuật của truyện trên?

Câu 10:Ông cha ta thường dạy “ Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.Bằng vốn kiến thức và sự hiểu biết của mình, em hãy chứng minh tính đúng đắn của lời dạy trên. Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân và mọi người.

GIÚP MÌNH VỚI ohogianroikhocroibucminh

TN
14 tháng 7 2017 lúc 20:41

Mk làm hơi dở nha thông cảmngaingung

Từ khi về nhà ngoại theo mẹ, Thuỷ sống đầy đủ không phải lo điều gì cả nhưng lúc nào trên khuôn mặt nhỏ nhắn xinh xinh ấy cũng hiện lên một nỗi buồn sâu thăm thẳm bên trong. Mẹ Thuỷ thấy con mình như vậy cũng có phần nào buồn bã và hối hận về việc ly hôn của mình mà ảnh hưởng đến cuộc sống của con cái. Còn về phần Thành thì tâm trạng cũng không khác gì Thuỷ. Khi rảnh rỗi Thành cũng ngồi xuống gốc cây sau vườn và buồn bã, nghĩ về em gái và người mẹ thân yêu, nỗi đau ấy như có gì đang chắn ngang cuộc sống vốn yên bình vui vẻ của Thành vậy. Được một tuần sau cái ngày thảm hoạ ấy thì Thành được ba dẫn về Long An chơi để khuây khoả tinh thần, gần với nhà ngoại của hai mẹ con Thuỷ đang ở. Vẫn như thường lệ, cứ mỗi buổi sáng Thuỷ lại đem thúng hoa quả ra ngoài chợ ngồi bán, còn Thành thì đước ba cho một ít tiền để vào chợ mua đồ. Thật tình cờ, hai anh em đã gặp nhau, cả hai đều rất đỗi vui mừng, cười tít cả mắt và la lên sung sướng. Cả hai đã tìm một chỗ để ngồi nói chuyện lúc trước nhưng cứ nói hay nghĩ về sự việc ba mẹ chia tay thì ai cũng xót xa, đau buồn. Chợt một ý tưởng loé lên trong đầu và lên kế hoạch để giúp ba mẹ có thể trớ lại với nhau.

Bình luận (0)
TN
14 tháng 7 2017 lúc 20:42

chết mk nhầm đề

Bình luận (0)
MC
14 tháng 7 2017 lúc 22:26

Câu 2 :

Dàn Ý
I/MB:
- Giới thiệu vấn đề: Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống.
- Hoàn cảnh: Từ xưa đến nay.
- Tục ngữ.
II/TB:
1. Lí lẽ:
- Dùng hình ảnh "sắt, kim" để nêu lên một vấn đề "Kiên trì".
- Kiên trì là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
- Không có kiên trì thì không làm được gì.
2. Dẫn chứng: Những người có đức tính kiên trì đề thành công:
- Dẫn chứng 1 (xưa): Trần Minh khố chuối...
- Dẫn chứng 2 (ngày nay): Tấm gương Bác Hồ...
3. Lí lẽ: Kiên trì giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được.
4. Dẫn chứng:
- Dẫn chứng 3 (ngày nay): Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay...
- Dẫn chứng 4 (thơ văn): Xưa nay đều có những câu thơ văn tương tự:
"Không có việc gì khó
Chỉ sở lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
III/KB:
- Nêu nhân xét chung: Đó là chân lí.
- Rút ra bài học: Mọi người nên tu dưỡng đức tình kiên trì, bắt đầu từ những việc nhỏ. để khi ra đời làm được việc lớn.

Bài làm :

Mỗi người đều có một ước mơ và cố gắng không ngừng nghỉ để có thể đạt được ước mơ đó. Song có nhiều vấp ngã, nhiều khó khăn, thử thách đang đợi bạn ở phía trước. Lúc đó cần có bản lĩnh, có thể kiễn nhẫn và vượt qua tất cả. Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” mang ý nghĩa răn dạy, giáo dục chúng ta cần phải nỗ lực, kiên trì và cố gắng không ngừng để đạt được ước mơ đó.

Câu tục ngữ chia thành hai vế sóng đôi, mang ý nghĩ bổ sung cho nhau. Để hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, cần hiểu cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Về nghĩa đen, câu tục ngữ rất dễ hiểu. Khi chúng ta muốn mài một cây sắt to thành một cái kim thì rất khó khăn, nhưng không phải không thể. Sự kiên trì, cố gắng sẽ giúp bạn làm được điều đó. Xét về nghĩa bóng thì câu tục ngữ nhắn nhủ mọi người về ý chí, nghị lực, bền bỉ để có thể hoàn thành thật tốt công việc cũng như theo đuổi ước mơ của mình.

Nhân dân ta từ xưa đến nay phải trải qua bao nhiêu khó khăn, mất mát. Để có được ngày tháng yên bình, cha ông ta đã phải đổi máu, đổi nước mắt. Đó chẳng phải là sự cố gắng bền bỉ, nỗ lực không ngừng nghỉ của mọi người hay sao?

Mài một cây sắt thành cây kim đối với nhiều người là chuyện ảo tưởng, không thể, mất nhiều công sức và thời gian. Đúng vậy, mỗi con người đều có con đường đi của mình, để chạm được cái đích đến thực sự không hề dễ dàng. Bởi vậy điều mà chúng ta cần phải có chính là bản lĩnh, sự kiên trì và cố gắng không ngừng nghỉ.

Câu tục ngữ được biểu hiện rất nhiều trong đời sống. Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký là một minh chứng tiêu biểu có ý chí và tinh thần đáng quý đó. Ông sinh ra đã bị cụt hai tay, tuy nhiên bằng ý chí, nghị lực, sự cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân, ông đã có thể viết bằng chân, viết rất đẹp. Như vậy tinh thần mài sắt thành kim của ông thực sự đáng khâm phục và ngưỡng mộ.

Cuộc sống của chúng ta đầy rẫy khó khăn và thử thách. Nếu vội vàng bỏ cuộc vì gian nan phía trước thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ đạt đượ kết quả như mình mong đợi.

Bên cạnh những người có sự kiên trì và cố gắng không ngừng nghỉ đó vẫn còn tồn tại rất nhiều người không có ý chí tiến thủ, nhanh chán, nhanh bỏ cuộc giữa chừng. Thực ra vì họ ngại khó, ngại khổ, ngại vất vả nên mới không chịu làm, chịu học hỏi.

Câu tục ngữ “Có kim mài sắt có ngày nên kim” có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống của mỗi người, khuyên răn con người nên học hỏi, nên cố gắng, kiên trì làm việc đến cùng. Chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng.

Bình luận (0)
MC
14 tháng 7 2017 lúc 22:45

a. Mở bài:

+ Lòng biết ơn là 1 truyền thống đạo đức cao đẹp.

+ Truyền thống ấy đã đư­ợc đúc kết qua câu tục ngữ “Ăn quả ...”.

b. Thân bài:

- Luận điểm giải thích:

Ẩn dụ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn đã gây nhận thức và truyền cảm về chân lí đó như thế nào?

- Luận điểm chứng minh..

+ Luận cứ 1: Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam vẫn sống theo đạo lí đó: con cháu biết ơn ông bà, cha mẹ.

. Thờ cúng, lễ tết, lễ hội văn hoá.

. Nhắc nhở nhau: “Một lòng thờ mẹ... con”, “Đói lòng ăn hột chà là...răng”.

+ Luận cứ 2: Một số ngày lễ tiêu biểu: Ngày 20/11 Lòng biết ơn của học trò với thầy cô giáo. Ngày 27/7Thương binh liệt sĩ.

+ Luận cứ 3: Một số phong trào tiêu biểu: Lòng biết ơn các anh hùng có công với nư­ớc.

. Sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của cha ông.

. Giúp đỡ gđ có công, tạo điều kiện về công việc, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi...

c. Kết bài:

+ Khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc.

+ Bài học: Cần học tập, rèn luyện...

Bài làm:

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.

Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả "một nắng hai sương" của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù... để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.

Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiệm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là "người ăn quả" của hôm nay, vừa là "người trồng cây" cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.

Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô... với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.


Bình luận (0)
MC
15 tháng 7 2017 lúc 2:13
Bác Hồ ta từng dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết! Thành công, thành công, đại thành công!”. Tư tưởng ấy của Người bắt nguồn từ những bài học sâu sắc trong lịch sử và cả trong vốn văn hóa của dân tộc. Tục ngữ Việt Nam cũng từng đúc kết kinh nghiệm:

"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."

Câu tục ngữ gợi lên hình ảnh rất sinh động: một cây bé nhỏ, đơn độc thì “làm chẳng nên non” nhưng “ba cây chụm lại” thì “nên hòn núi cao” “Ba cây” chỉ là cách nói ước lệ, khái quát của dân gian ý chỉ “nhiều cây thì sẽ nên rừng”.

Nhưng nếu chỉ nói chuyện cây và núi thì câu tục ngữ đã không sống lâu bền trong dân gian Việt Nam như vậy. “Một cây” và “ba cây” lã hình ảnh của cá nhân và tập thể. Và “non”, “núi cao” là hình ảnh của những công việc khó khăn, nặng nhọc. Qua hình ảnh:

" Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

câu tục ngữ đưa ra một nhận định: một cá nhân đơn lẻ thì khó làm nên việc lớn; muốn làm được những công việc khó khăn, vất vả con người phải biết đoàn kết, hợp lực với nhau. Đó chính là bài học về tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng. Chân lí trong câu tục ngữ đã được dân tộc ta chứng minh qua nhiều thế hệ bằng thực tế cuộc sống chiến đấu và lao động của dân tộc.

Trong những cuộc kháng chiến gian khó, nguy hiểm nhất của dân tộc, nhân dân ta vẫn đoàn kết một lòng vượt qua để chiến đấu và chiến thắng. Thế kỉ mười ba, đất nước ta phải đương đầu với kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới khi ấy: quân xâm lược Mông - Nguyên. “Vó ngựa Mông - Nguyên chạy tới đâu cỏ cây không mọc được đến đấy”, chúng đã đi từ Đông sang Tây, chiếm được những vùng đất đai rộng lớn và nay cũng ôm mộng xâm lược Đại Việt. Nhưng nhân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của vua tôi nhà Trần đã không cam tâm chịu thua. Vua Trần đã tổ chức nhiều hội nghị nhằm lấy ý kiến và tập hợp sức mạnh toàn quân, toàn dân. Từ hội nghị Bình Than đến hội nghị Diên Hồng, đâu đâu cũng vang lên tiếng hô “Đánh Đánh!”. Với sức mạnh như vũ bão của cả một dân tộc, ba lần quân Mông - Nguyên xâm lược là ba lần chúng phải rút chạy nhục nhã. Bước vào thế kỉ hai mươi, thế kỉ của những giông bão thời đại, đối mặt với sự xâm lược của hai đế quốc hùng mạnh nhất thế giới: thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, dân tộc ta vẫn phát huy tinh thần đoàn kết keo sơn. Bác Hồ đã kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” “bất kể đàn ông, đàn bà, người già, trẻ nhỏ không phân biệt tôn giáo đẳng cấp” đều đứng lên chống giặc.

Ngay cả khi miền Bắc đã được giải phong, miền Bắc vẫn gồng mình chung tay sản xuất để chi viện cho miền Nam đánh Mĩ. Những phong trào lao động sản xuất nổi lên như sóng cồn: “Mỗi người làm việc bằng hai”, “Lao động giỏi”, “Cờ ba nhất”, "Ba sẵn sàng", . Và rồi, qua những năm trường kì kháng chiến gian khổ, cách mạng đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Từ Cách mạng tháng Tám đến chiến dịch Điện Biên Phủ và kết lại bằng chiến dịch Hồ Chi Minh lịch sử, chiến thắng của dân tộc là bản hùng ca ca ngợi sức mạnh của tinh thần đoàn kết, ý chí sắt đá và trí tuệ phi thường của con người Việt Nam bé nhỏ. Sau này Bác Hồ đã tổng kết: “Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy (yêu nước) lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước...”.

Những lịch sử cùng minh chứng nhiều trường hợp đau lòng “Một cây làm chẳng nên non” trong lịch sử. Đó là cha con Hồ Quý Ly vì cướp ngôi nhà Trần làm mất lòng dân nên phải đơn phương trong cuộc chống giặc Minh xâm lược: “Không sợ đánh giặc chỉ sợ lòng dân không theo”. Và quả thực, nhà Hồ đã không đoàn kết được nhân dân làm mất nước ta vào tay giặc. Đó còn là bè lũ Lê Chiêu Thống làm li tán lòng người để kẻ thù ngoại bang tranh thủ cơ hội xâm lược nước ta... Lịch sử sẽ mãi lấy đó làm những bài học đắt giá.

Ngày nay, tiếp thu bài học của cha ông, đất nước ta đang phát huy sức mạnh đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân để xây dựng đời sống đưa đất nước phát triển hội nhập với thế giới.

Để xứng đáng với vai trò của những chủ nhân tương lai của đất nước, những người học sinh chúng em cần biết học tập tinh thần đoàn kết để xây dựng tập thể lớp vững mạnh và đặc biệt là để tạo nên mối quan hệ hòa thuận, yêu thương trong gia đình của mình.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
KA
Xem chi tiết
YH
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
HV
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
4T
Xem chi tiết