Câu 2 (5 điểm)
Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. (Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 7, tập 1) a. Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ. b. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ đó trong việc thể hiện nội dung. Câu 3( 5 đ): Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài ca dao sau? Trong đầm gì đẹp bằng sen? Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Câu 4 (5 điểm): Trình bày cảm nhận về những cái hay của đọan văn sau: “ ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ ti ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh”. (Trích “Mùa xuân của tôi”- Vũ Bằng) Câu 5( 3 điểm ) Trình bầy cảm nhận của em về doạn văn sau: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.” (Mùa xuân của tôi- Vũ Bằng- Ngữ văn 7, tập 1) Câu 6 (3.5 điểm) Tìm và phân tích tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau: “Năm qua đi, tháng qua đi Tre già măng mọc có gì lạ đâu Mai sau Mai sau Mai sau Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh”. (Tre Việt Nam - Nguyễn Duy) câu 7 (3 điểm): Hãy chỉ rõ và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong những câu thơ sau: “ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy, Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu. Ngàn dâu xanh ngắt một màu, Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” (Sau phút chia ly - Đoàn Thị Điểm). Câu 6( 4 điểm ) Điểm giống nhau và khác nhau về âm thanh và về nghĩa của các từ: nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh. Câu 8 (5 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau: “ Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi… và không bao giờ có hai màu lại hoà hợp hơn được nữa: Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền”(Một thứ quà của lúa non: Cốm - Thạch Lam)hơn nữa e mới học xong lớp 12 tuổi thôi, không giúp cj đc,
sao nghỉ hè rồi vẫn có btvn zậy cj ?
*Câu1:
*Yêu cầu:
Đây là đoạn văn biểu ảm tình yêu Sài Gìn của nhân vật trữ tình trong tùy bút Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương.
- Câu mở đầu đoạn văn bộc lộ tình cảm một cách khái quát, những câu sau bộc lộ tình yêu Sài Gòn một cách cụ thể. Với những hình ảnh đối lập, sự liệt kê cho thấy tôi yêu Sài Gòn da diết, yêu rất nhiều thứ, nhiều lúc, nhiều nơi: Yêu thiên nhiên yêu nắng, yêu mưa, yêu sớm, yêu chiều, yêu đêm, yêu ngày, yêu nhịp sống của phố phường lúc tĩnh lặng, yêu cả những lúc phố phường náo động, dập dìu, yêu những lúc thời tiết đẹp trời, rồi yêu cả thời tiết lúc trái chứng trở trời. Và cuối cùng tác giả lí giả cho cái tình cảm của mình bằng một câu ca dao càng làm nổi bật tình yêu sâu sắc đối với quê hương. Thông qua tình yêu của tác giả ta cảm nhận được nét đẹp riêng, độc đáo của thiên nhiên, khí hậu và phố phường Sài Gòn.
- Điệp ngữ "tôi yêu" nhắc đi nhắc lại nhiều lần cùng với hình ảnh gợi cảm nắng ngọt ngào, gió nhớ thương, cây mưa nhiệt đới bất ngờ, trời ui ui buồn bã...... ta như cảm thấy nhân vật trữ tình huy động tất cả các giác quan để cảm nhận một cách tinh tế thiên nhiên, phố phường Sài Gòn để bộc lộ tình yêu Sài Gòn sâu nặng, thiết tha.
- Đoạn văn gợi nhắc mọi người về tình yêu đối với quê hương, đất nước.
*Câu 2:
a) - Điệp ngữ: Vì
Đặc điểm: điệp ngữ cách quãng
- Liệt kê: Tổ quốc; xóm làng; bà; tiếng gà; ổ trứng hồng.
Đặc điểm: trình bày từ khái quát đến cụ thể.
b) Viết đoạn văn cảm nhận:
- Xác định được vị trí, nội dung chính của đoạn thơ: Sau những kỉ niệm về bà hiện lên trong hồi tưởng, người chiến sĩ trở về với hiện tại và bộc lộ cảm xucvs, suy nghĩ về mục đích chiến đấu
- Điệp ngữ cách quãng "vì" lặp lại bốn lần ở bốn dòng thơ liên tiếp gây chú ý cho người đọc, nhân smanhj nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ.
- Trở về hiện tại, người chiến sĩ nghĩ nhớ ngay đến nhiệm vụ chiến đấu và mục đích cao cả của nhiệm vụ đó. Phép liệt kê theo trình tự từ khái quát đến cụ thể đã giúp tác giả đưa ra một loạt hình ảnh gợi cảm và có hệ thống: Tổ quốc, xóm làng, bà, tiếng gà, ổ trứng. Hệ thống đó nằm trong một tập hợp mà hình ảnh sau là" tập hợp con" của hình ảnh trước. Nhờ phép liệt kê, tình cảm của tác giả vừa được thể hiện ở diện rộng vừa có chiều sâu.
- Điệp ngữ"vì" kết hợp phép liệt kê trên đây một cách nhuần nhuyễn không chỉ nhấn mạnh được mục đích chiến đấu mà cón lí giải một cách cảm động ngọn nguồn của lòng yêu nước, làm sáng lên một chân lí phổ biến. Liên hệ: " Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc" . Tiếng gà trưa vọng với rtieengs của quê hương, gia đình, đất nước.
- Đoạn thơ ngắn, diễn đạt tự nhiên với việc kết hợp hai phép tu từ đã hoàn thiện mạch cảm xúc của bài thơ, làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước của nhân vật trữ tình.
*Câu 3:
Một số biện pháp nghệ thuật:
+Câu hỏi tu từ (câu 1): đặt ra câu hỏi để khẳng định
+Liệt kê (câu 2): vẻ đẹp hài hòa của bông sen.
+Đảo trật tự ngữ pháp- điệp ngữ(câu 3): nhấn mạnh lần nữa vẻ đẹp của hoa sen- vẻ đẹp từ trong ra ngoài. Đồng thời, làm bước tiến cho câu cuối cùng, câu thơ quan trọng nhất.
+Ẩn dụ: Hình ảnh bông hoa sen trong đầm lầy là hình ảnh ẩn dụ cho phẩm chất con người.
C1:
Đoạn văn trên được trích trong văn bản tùy bút: “Sài Gòn tôi yêu” Nó biểu cảm tình yêu Sài Gòn của nhân vật trữ tình Minh Hương. Câu mở đầu đoạn văn bộc lộ tình cảm một cách khái quát, những câu sau bộc lộ tình yêu Sài Gòn một cách cụ thể chân thật nhất. Với những hình ảnh đối lập, sự liệt kê cho thấy tôi yêu sài Gòn da diết, yêu rất nhiều thứ, nhiều lúc, nhiều nơi: Yêu thiên nhiên yêu nắng, yêu mưa, yêu sớm, yêu chiều, yêu đêm, yêu ngày, yêu nhịp sống của phố phường lúc tĩnh lặng, yêu cả những lúc phố phường náo động, dập dìu, yêu những lúc thời tiết đẹp trời, rồi yêu cả những lúc thời tiết trái chứng trở trời. Và cuối cùng tác giả lí giải cho cái tình cảm của mình bằng một câu ca dao càng làm nổi bật tình yêu sâu sắc đối với quê hương. Thông qua tình yêu của tác giả ta cảm nhận được nét đẹp riêng, độc đáo của thiên nhiên, khí hậu và phố phường Sài Gòn. Điệp ngữ tôi yêu nhắc đi nhắc lại nhiều lần cùng với hình ảnh gợi cảm nắng ngọt ngào, gió nhớ thương, cây mưa nhiệt đới bất ngờ, trời ui ui buồn bã,… ta như cảm thấy nhân vật trữ tình huy động tất cả các giác quan để cảm nhận một cách tinh tế thiên nhiên, phố phường Sài Gòn để bộc lộ tình yêu Sài Gòn sâu nặng, thiết tha.Qua đó đoạn văn gợi nhắc mọi người về tình yêu đối với quê hương, đất nước.
C3;Một số biện pháp nghệ thuật:
+ Câu hỏi tu từ (câu 1): Đặt ra câu hỏi để khẳng định. + Liệt kê (câu 2): Vẻ đẹp hài hòa của bông sen. + Đảo trật tự ngữ pháp - Điệp ngữ (câu 3): Nhấn mạnh lần nữa vẻ đẹp của hoa sen – vẻ đẹp từ trong ra ngoài. Đồng thời, làm bước tiến cho câu cuối cùng, câu thơ quan trọng nhất. + Ẩn dụ: Hình ảnh bông hoa sen trong đầm lầy là hình ảnh ẩn dụ cho phẩm chất của con người.c7:
* Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là phép điệp liên hoàn (điệp vòng) : có nghĩa là tiếng cuối cùng của câu trên được dùng mở đầu cho câu kế tiếp. Ở đoạn thơ trê, những tiếng được điệp vòng là "thấy" và "ngàn dâu" .
* Tác dụng của phép điệp liên hoàn là gởi tả hình ảnh trùng điệp hoặc tâm trạng, cảm xúc mênh mang kéo dài, dai dứt , triền miên ...
Câu 6:
Giống nhau:Nhóm các động từ này biểu thị trạng thái khi nhô lên hạ xuống khi nổi khi chìm
Khác nhau:
+Nhấp nhô:nhô lên thụt xuống liên tiếp ko đều nhau
+Phập phồng:phồng lên xẹp xuống 1 cách liên tiếp
+Bập bềnh:Từ gợi tả dáng chuyển động lên xuống nhấp nhô theo làn sóng làn gió
Câu 1:
Ngay trong phần đầu của bài tuỳ bút, tác giả đã bộc lộ tình yêu nồng nhiệt, thiết tha của mình với thành phố Sài Gòn. Điệp từ tôi yêu được điệp lại ở đầu các câu văn như ngân đi ngân lại điệp khúc tình yêu, như nhấn thêm vào bản đàn tâm trạng rộn rã yêu thương của nhà văn.
Minh Hương yêu Sài Gòn với tất cả những cái đáng yêu, cả những điều không mấy dễ chịu của nó. Dường như hình ảnh Sài Gòn đã ăn sâu vào trong tiềm thức, trở thành một phần máu thịt không thể thiếu trong cuộc sống của ông.
Tình yêu Sài Gòn sâu nặng khiến nhà văn có được cảm nhận thật chính xác và tinh nhạy về thành phố. Con mắt tinh tường của nhà văn nhận ra cả cái sắc nắng “ngọt ngào” buổi sớm mai, cái “nhớ thương” của cơn gió lộng buổi chiều, cái ào ào đột ngột của những cơn mưa nhiệt đới; cả sự “trái chứng” của thời tiết đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh; cả cái nhịp sống đa dạng của phố phường; thưa thớt về đêm khuya, náo động, dập dìu vào giờ cao điểm; cả cái không khí mát dịu, thanh sạch ở những con đường rợp bóng cây xanh... Tất cả đã tạo nên vẻ đẹp và những nét riêng biệt cho thành phố phương Nam này.
Có thể nói, đây là đoạn văn kết hợp cảm xúc với quan sát tinh tế, đậm chất trữ tình.
Câu 2:
a) - Điệp ngữ: vì . Đặc điểm: điệp ngữ cách quãng.
- Liệt kê: Tổ quốc; xóm làng; bà; tiếng gà; Ổ trứng hồng. Đặc điểm: trình bày từ khái quát đến cụ thể. Câu 3:Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chẹn nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hồi tanh mùi bùn.
Không hiểu bài ca dao xuất hiện từ bao giờ nhưng có nhiều y kiến cho rằng đây là bái ca dao mà nghệ thuật tuyệt vời và ý nghĩa triết lí nhân sinh sâụ sắc gắn liền với nhau, tạo nên giá trị muôn đời.
Hình ảnh cây sen được miêu tả vừa cụ thể, chân thật vừa mang tính tượng trưng và khái quát rất cao. Ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen, tác giả dân gian nhằm phản ánh niềm tự hào của con người Việt Nam là luôn giữ được tâm hổn trong sáng, phẩm chất thanh cao, dù hoàn cảnh sống có nghiệt ngã đến mức nào.
Ở câu mở đầu:
Trong đầm gì đẹp bằng sen.
Tác giả đã khẳng định hoa sen đẹp nhất so với tất cả các loài hoa nở trong đầm bằng một câu hỏi tu từ khéo léo, lôi cuốn người nghe, đặt họ vào vị trí và tâm thế thưởng thức cùng với mình. Để rồi sau khi so sánh, cân nhắc họ sẽ rút ra kết luận không thể khác.
Câu thứ hai:
Lá xanh bông trắng tạỉ chen nhị vàng.
Để chứng minh cho lời khẳng định ở trên là có cơ sở, tác giả tuần tự miêu tả vẻ đẹp của cây sen, từ lá xanh qua bồng trắng đến nhị vàng. Trên nền xanh của lá, nổi bật màu trắng tinh khiết của hoa; giữa màu trắng của hoa lại chen chút sắc vàng của nhị. Từ lại được dùng rất tài tình, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng màu sắc của hoa sen, từ chen nói lên sự kết hợp hài hoà giữa hoa và nhị, tất cả như cùng đua đẹp, đua tươi. Cảnh đầm sen giống như một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp hiện lên dưới ngòi bút chấm phá thần tinh.
Câu thứ ba.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Câu này có vị trí đặc biệt trong toàn bài vì nó là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết.
Từ câu thứ hai sang câu thứ ba có sự đột ngột, khác thường trong cách gieo vần {ang, anh) nhưng nhiều người không để ý. Sở dĩ như vậy là do sự chuyển vần và sự thay đổi trật tự các từ ngữ và hình ảnh đã được thực hiện một cách khéo léo, tự nhiên, hợp lí vể cả nội dung và hình thức.
Hai chữ nhị vàng ở cuối câu thứ hai được lặp lại ở đầu câu thứ ba tạo nồn tính liên tục trong tư duy, cảm xúc và sự liên kết chặt chẽ giữa nội dung với hình thức trong toàn bài.
Câu đầu và câu cuối là nhận định, đánh giá về vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của cây sen. Hai câu giữa tả thực đến từng chỉ tiết: lá xanh, bông trắng, nhị vàng (tả đi); rồi tả lại: Nhị vàng, bông trắng, lá xanh. Tả từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới. Dường như người tả đang cố chứng minh bằng được vẻ đẹp của sen: đẹp từ sắc lá đến màu hoa, màu nhị. Sau đó lại nhấn mạnh thêm bằng cách đảo ngược: đẹp từ màu nhị đến màu hoa, sắc lá. Nghệ thuật miêu tả ở đây mới đọc qua tưởng chừng đơn giản, song thực sự đã đạt tới trình độ điêu luyện, tinh vi. Nghệ thuật ấy đã tôn vinh hoa sen lên hàng hoa quý, xứng đáng tượng trưng cho vẻ đẹp của con người chân chính.
Đọc mấy câu ca dao trên, chúng ta liên tưởng tới hình dáng thanh tao, kiêu hãnh của hoa sen và trong tâm tưởng cũng bừng nở một đóa sen tuyệt đẹp!
Câu thứ tư:
Gần bùn mà chẳng hồi tanh mùi bùn.
Dù mang tính chất ẩn dụ tượng trưng nhưng trước hết vẫn là tả thực về môi trường sống của cây sen. Sen thường sống ở trong ao, trong đầm lầy, nơi có nhiều bùn. Ấy vậy má hoa sen lại rất thơm, một mùi thơm thanh khiết lạ lùng! Có thể coi đây là cái nút của toàn bài ca dao. Thiếu câu ca dao này, hình tượng của hoa sen vẫn tồn tại nhưng không có linh hồn và ý nghĩa.
Nếu câu ca dao mở đầu là luận để mang ý nghĩa khái quát về hình tượng của hoa sen thì đến câu kết của bài thờ, hình tượng bông sen trong tự nhiên đã chuyển sang hình tượng bông sen trong cuộc đời một cách uyển chuyển, nhẹ nhàng, không có một sự gượng ép nào, do đó mà nghĩa bóng của hoa sen cũng mở rộng không giới hạn.
Chính vì vậy mà tính chất tượng trưng, ẩn dụ của hình tượng thơ nổi lên, lấn át hình ảnh thực. Nó tựa hồ như một cánh cửa kì diệu, khép nghĩa đen lại và mở nghĩa bóng ra một cách thần tình.
Và thế là trong phút chốc, sen hóa thành người, bùn trong đầm (nghĩa đen) biến thành bùn trong cuộc đời (nghĩa bóng). Rồi cả hình ảnh cái đầm cùng mùi hôi tanh của bùn cũng được coi là ẩn dụ tượng trưng vì nó được hiểu theo, nghĩa bóng với những mức độ rộng hẹp, xa gần khác nhau, tuỳ theo trình độ mỗi người.
Câu 4:Vũ Bằng là một cây bút sở trường về truyện ngắn, tuỳ bút và bút kí. Văn của ông vừa có nét tinh tế, đặc sắc của một cây bút am hiểu tường tận về cuộc sống, vừa có cái đằm thắm, mặn mà của một tâm hồn yêu thương quê hương đất nước tha thiết, nồng nàn. Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt là một sáng tác tiêu biểu cho văn phong Vũ Băng.
Thiên tuỳ bút Tháng riêng mơ về trăng non rét ngọt mở đầu bằng những cảm xúc rạo rực, ngất ngây của nhà văn trước mùa xuân Bắc Việt.
Mùa xuân về đem đến bao sự đổi thay kì diệu, làm bừng lên bao sắc xuân, và nhất là trỗi dậy bao sức sống trong lòng người. Nó làm cho người ta muốn phát điên lên, muốn mở cửa đi ra ngoài, muốn có cái thú giang hồ đó đây mà thưởng ngoạn mùa
xuân, cảm thấy không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa. Mùa xuân làm cho nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải chồi ra thành những cái lá nhỏ li ti. Đặc biệt, mùa xuân về làm cho người ta “sống” lại và “thèm khát yêu thương.
Câu 5:
Vũ Bằng tên thật là Vũ Đăng Bằng (1913 – 1984) sinh tại Hà Nội, là nhà văn và nhà báo bắt đầu sự nghiệp sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám 1945. Ông có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút kí. Sau năm 1954, ông vào Sài Gòn vừa viết văn, làm báo, vừa hoạt động cách mạng.
Bài văn này trích từ thiên tuỳ bút Tháng Giêng mơ về trăng non rét ngọt in trong tập Thương nhớ mười hai. Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả phải sống trong vùng kiểm soát của Mĩ – ngụy, xa cách quê hương đất Bắc, Nhà văn đã gửi vào trang sách nỗi niềm thương nhớ quê hương, gia đình tha thiết và lòng mong mỏi đất nước hòa bình, thống nhất. Điều đó thể hiện qua hoài niệm về cảnh sắc thiên nhiên và phong vị cuộc sống hằng ngày của Thủ đô Hà Nội với vẻ đẹp mang đậm bản sắc văn hóa tinh tế của một vùng và cũng là của chung đất nước.
Nói đến tình yêu nồng nàn của mình đối với mùa xuân, tác giả mượn quy luật để khẳng định: Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì Lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.
Câu 6:
- Điểm giống nhau về âm thanh của các từ: đều có vần "âp", đều láy phụ âm đầu
- Điểm khác nhau về âm thanh của các từ: các từ có âm đọc khác nhau
- Điểm giống nhau về nghĩa của các từ: đều chỉ trạng thái không bằng phẳng
- Điểm khác nhau về nghĩa của các từ:
+ Phập phồng: phồng lên, xẹp xuống
+ Bập bềnh: trạng thái lên, xuống nhờ gió, sóng..
Câu 7:
- Các biện pháp tu từ:
+ Phép đối: Cùng trông lại/cùng chẳng thấy
+ điệp ngữ: cùng, thấy, ngàn dâu
+ phép ẩn dụ: ngàn dâu xanh ngắt
+ câu hỏi tu từ: lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
- Tác dụng
+ phép đối: thể hiện sự ngóng trông, chờ đợi của người chinh phụ
+ điệp ngữ chuyển tiếp: thấy, ngàn dâu làm cho câu thơ liền mạch, nổi bật nỗi sầu, nỗi buồn li biệt diễn ra triền miên, không nguôi diễn trong tâm hồn người chinh phụ
+ câu hỏi tu từ: cực tả nỗi buồn của nàng chinh phụ trong sự trông ngóng nhớ thương.
Câu 8:
Nhận xét trên đây của nhà văn thật tinh tế và chính xác. Cốm quả là thứ quà rất độc đáo. Nó được làm từ sản phẩm gần gũi của người dân quê. Nó là một lễ phẩm mà cánh đồng dâng tặng con người. Hương cốm là hương của lúa, một thứ hương mộc mạc, giản dị, thanh khiết của đồng quê. Cốm không chỉ là một món ăn thông thường. Nó trở thành một món quà văn hóa, phong tục nhất là với phong tục sếu tết trong hôn nhân. Vì thế, cốm đúng là một thứ quà riêng biệt.
Tác giả đã nhận xét: dùng hồng và cốm làm đồ sêu tết là rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng nội, có thể lấy làm thứ biểu trưng cho xứ sở chuyên trồng lúa nước như nước ta. Thứ lễ vật ấy lại đem sánh với quả hồng với ý nghĩa biểu trưng cho sự hòa hợp tốt đôi thì đúng là một thứ lễ nghi đầy ý nghĩa. Sự hòa hợp và tương xứng của hồng và cốm đã được tác phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị. Màu sắc thì quý giá, hài hòa; hương vị thì hòa hợp và nâng đỡ. Đó đúng là một phong tục đẹp của nhân dân ta.
sao thi hsg huyện nhiều bài mà thi muôn thế
trg mk muộn nhất là 8/5 rồi