Câu 1: Xác định và nêu tác dụng của các câu đặc biệt trong các đoạn trích sau:
a, Cách đó ba năm, một đồng chí từ Đồng Tháp Mười về, mang về một con gà, con
mái to vàng. Ôi chao, một con gà!
b, Buổi hầu sáng hôm ấy.
Con mẹ Nuôi, tay cầm lá đơn, đứng ở sân công đường.
c, Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm
chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!
Câu 2: Trong các trường hợp sau, đâu là câu rút gọn, đâu là câu sai ngữ pháp? Hãy
sửa lại những câu sai đó cho đúng.
a, Qua bài thơ “Bánh trôi nước” đã cho ta thấy ý thức về phẩm giá của người phụ nữ.
b, Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
c, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
d, Với bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến đã ca
ngợi một tình bạn cao đẹp.
Câu 3: Trong các câu sau đây, câu nào là câu rút gọn? Nêu tác dụng của câu rút gọn
đó.
a, Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa.
b, Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn!
c, Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
d, Huế ơi! Quê mẹ của ta ơi !
Câu 4 : Trình bày hiểu biết của em về đặc điểm của văn bản nghị luận (Gợi ý : Luận
điểm, luận cứ, lập luận). Chép một đoạn văn nghị luận em đã học hoặc đọc thêm và
chỉ ra luận điểm của đoạn văn đó.
Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 8 đến 10 câu nêu suy nghĩ của em về việc
học. Trong đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt (gạch chân câu đặc biệt).
Câu 1: Xác định và nêu tác dụng của câu đặc biệt trong các đoạn trích sau :
a / Câu đặc biệt : Ôi chao, một con gà !
Tác dụng của câu đặc biệt này : Thổ lộ cảm xúc rất yêu thích và thích thú trước một nét đẹp của con gà đó.
b/ Câu đặc biệt : Buổi hầu sáng hôm ấy.
Tác dụng của câu đặc biệt này : Xác định thời gian sự việc trong buổi sáng hôm ấy.
c/ Câu đặc biệt : Trông gớm chết !
Tác dụng của câu đặc biệt này : Thổ lộ cảm xúc Nam Cao thấy ghê rợn trước một dung mạo kiểu rất đáng sợ của anh chàng Chí Phèo với đầy những nét chạm trổ.
Câu 4 :
Luận điểm
Đọc lại văn bản Chống nạn thất học (Bài 18, SGK) và trả lời các câu hỏi:
- Luận điểm chính của bài viết là: chống nạn thất học.
- Nó được nêu ra dưới dạng nhan đề và cụ thể hóa thành những câu văn sau:
+ Một trong những việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí.
+ Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi (...) biết viết chữ quốc ngữ.
- Vai trò của luận điểm này: là linh hồn của bài viết, thống nhất các đoạn văn thành một khối. Nói cách khác các đoạn văn về nội dung cũng như hình thức phải làm cho luận điểm được sáng rõ.
- Luận điểm muốn được thuyết phục thì phải:
+ Đúng đắn, chân thực.
+ Đáp ứng nhu cầu thực tế.
Câu 5
Tùng...Tùng...Tùng...Tiếng trống trường vang lên thật giòn giã báo hiệu giờ ra chơi đã (câu đặc biệt) đến. Các bạn học sinh từ các dãy nhà tầng ùa ra sân trường như đàn ong vỡ tổ. Trên sân trường đông vui nhộn nhịp ấy, các bạn học sinh chơi đủ thứ trò chơi. Từ nhảy dây (câu có trạng ngữ) cho đến đá cầu. Nhưng đâu phải cứ ra chơi là ai cũng xuống sân, vẫn có những bạ đứng câu đặc biệt trên ban công. Tán gẫu và vui đùa. (câu rút gọn)