Văn bản ngữ văn 7

TM

Câu 1: Trong văn bản ''Ý nghĩa văn chương'', Hoài Thanh khẳng định:

''Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muông hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống...''

Em hiểu ý kiến trên ntn?

Câu 2: Cảm nhận về vẻ đẹp của bài ca dao sau:

'' Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.''

Câu 3: Các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam có nội dung rất phong phú nhưng vẫn tập trung vào 2 chủ đề lớn là tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo.

Qua các bài thơ'' Sông núi nước Nam'', '' Phò giá về kinh'', '' Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra'', em hãy làm sáng tỏ nội dung tinh thần yêu nước của thơ trữ tình trung đại Việt Nam.

Giúp mk vs, mai pải nộp r!khocroi

DA
7 tháng 3 2017 lúc 22:49

Câu 1: Trước tiên ta phải hiểu câu trên có ý nghĩa như thế nào? văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng tức là văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống của con người vô cùng phong phú, phức tạp. Cuộc sống của chúng ta vốn muôn màu, muôn vẻ và cũng vì thế mà văn chương rất đỗi phong phú, đa dạng. Điều này ta có thể dễ dàng nhận thấy được. Trong văn bản ” Sông nước Cà Mau” Đoàn Giỏi đã tái hiện một cách chân thực, sống động cảnh sông ngòi chằng chịt như mạng nhện với thiên nhiên hoang sơ, những địa danh đặc biệt của vùng đất mũi với những cái tên theo đúng đặc trưng riêng của chúng và cảnh buôn bán nhộn nhịp, tấp nập trên khu chợ nổi. Tìm hiểu văn bản ta có thể hình dung rõ nét cảnh thiên nhiên và con người ở vùng đất cực nam của Tổ Quốc. Hay trong tác phẩm “Tắt đèn” nhà văn Ngô Tất Tố đã khắc họa chân thực xã hội phong kiến thối nát, đời sống cực khổ của nhân dân mà cụ thể là nhân vật chị Dậu. Vì sưu cao thuế nặng, chị đã phải bán chó, bán con để chuộc chồng. Tuy nghèo khó, bần hàn song chị vẫn dũng cảm ném nắm tiền vào mặt tên quan phủ để bảo vệ sự trong sạch của mình. Nỗi đau, sự uất ức, tủi nhục, cảnh nghèo đói, cực khổ bị vắt kiệt sức lực của người dân dưới chế độ phong kiến đã khiến người đọc vô cùng thông cảm, tiếc thương cho số phận của những “con cò” khốn khổ. Như vậy, văn chương đã thực sự làm tốt công việc của mình, nó còn chạm đến trái tim người đọc, khiến họ vui, buồn, thương xót, căm phẫn theo nhịp điệu của bài văn. Không chỉ có chức năng tái hiện mà văn chương còn ” sáng tạo ra sự sống”. Tức là nó giúp con người biết ước mơ về những gì chưa có để biến chúng thành hiện thực trong tương lai. Trong tác phẩm” dế mèn phiêu liêu ký” của Tô Hoài, kết thúc câu chuyện Mèn đã kêu gọi bạn bè sống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Đó chính là ước mơ, là hòa bình, hữu nghị về một thế giới không còn chiến tranh, hoàn toàn tươi đẹp, tràn ngập tiếng cười mà tác giả muốn gửi gắm qua thế giới loài vật sinh động. Hay trong truyền thuyết ” Sơn Tinh Thủy Tinh”, khi hai thần giao chiến với nhau, trước cơn thịnh nộ long trời nở đất của Thủy Tinh, Sơn Tinh vẫn bình tĩnh ” bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi” bảo vệ nhân dân. Đó là ước mơ từ xa xưa của nhân dân ta, muốn chống chọi được với thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống ấm no, hạnh phúc của mình. Ngày nay, không phải là sức mạnh kì diệu của thần thánh mà chính là bàn tay, ý chí của con người chứ không gì khác đắp lên những con đê vững chắc như bước tường thành để chống chọi với lũ lụt, giông bão và sự giận dữ của thiên nhiên. Vậy là từ những ước mơ cao đẹp trong văn chương, con người đã có động lực, niềm tin và hiện thực hóa chúng trong tương lai, càng ngày càng xây dựng một xã hội văn minh, tươi đẹp.

Bình luận (2)
DA
7 tháng 3 2017 lúc 22:51

Câu 2:

"Anh đi anh nhớ quê nhà

.......................................

Nhớ ai tát nước bên đg hôm nao"

Canh rau muống,cà dầm tương- ôi cái hình ảnh sao đơn sơ giản dị và ấm áp thế!
bà tôi bảo ngày ấy,cái thời bà còn chân lấm tay bùn, quê hương còn nghèo lắm,cũng như quê ương của người xa xứ trong bài ca dao,mọi thứ quá đơn giản,chỉ có vậy,chỉ canh rau cầ dầm nhưng nó đi cùng với tuỏi thơ những chiều cắt cỏ chăn trâu,đi cùng người quê nhưng đêm hè sáng sao hay sớm đông lạnh giá,có thể nhỏ bé giản dị nhưng là kí ước mộng mơ,là kỉ niệm một thời nông nổi.Đi xa xứ,người nhớ về quê hương là nhớ ngay cái hình ảnh chân chất của người nông dân dãi nắng dầm sương,nhớ ngay,thương ngay cái hình ảnh cô gái tát nước bên đồng những đêm mơ đổ cả ánh trăng vàng ... bài ca dao thấm đẫm tình quê,cái tình cảm vô hình đeo bám người ta đến nơi chân trời,như một mối duyên nợ khó dứt.chẳng ai là khôgn có quê hương.người xa quê trong bài ca dao trên đã gửi vào trong những câu thơ thật thà chân chất một nỗi nhớ đơn sơ mà sâu sắc,một nỗi nhớ khắc khoải về miền quê xa.......

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
NH
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
DD
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
DG
Xem chi tiết
SG
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết