Văn bản ngữ văn 7

VN

Câu 1: Suy nghĩ của em về nét tương đồng đặc sắc của hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Câu 2: Em có cảm nghĩ gì về thân phận của người phụ nữ trong bài ca dao: "Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu"

VD
29 tháng 10 2017 lúc 18:09

câu 2 :

Trong kho tàng văn học Việt Nam có biết bao nhiêu bài thơ nói về số phận hẩm hiu của người phụ nữ trong thời phong kiến như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc…Từ lâu trong ca dao cũng thể hiện được số phận không may mắn của người phụ nữ trong xã hội xưa:


Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu


bài ca dao thể hiện được số phận của người phụ nữ. Bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em” để chỉ cho thân phận những người phụ nữ xưa. Nghệ thuật so sánh ví thân phận người con gái như trái bần trôi. Trái bần nhỏ bé trước những sóng gió của cuộc đời. Trái bần ấy lẻ loi trên dòng sông trôi đi đâu thì chưa ai biết. “Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu” câu thơ thể hiện được sự lênh đênh của thân phận người phụ nữ.

Họ không được quyết định thân phận và số phận của mình, họ nhỏ bé lẻ loi đơn độc như trái bần trôi để mặc cho sóng gió táp dồi trôi dạt khắp nơi. Động từ “dồi”, “tấp” thể hiện được sự nghiệt ngã của dòng đời. Nó như muốn nhấn chìm người phụ nữ, nhấn chìm họ xuống dưới đáy của đại dương kia. Nhưng rồi lại thôi trêu đùa người phụ nữ như một thứ đồ chơi. Sóng gió kia không phải sóng gió của tự nhiên mà chính là xã hội phong kiến là chế độ bất công nam quyền. Người phụ nữ phải chịu biết bao nhiêu đắng cay nhưng không thể làm gì chỉ biết than thân trách phận.


Có thể thấy bài ca dao đã thể hiện được số phận lênh đênh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ không được sống những ngày tháng yên bình, không được yêu thương trân trọng. Cuộc đời của họ là phải đương đầu với sóng gió.

Bình luận (0)
DT
29 tháng 10 2017 lúc 18:11

Câu 1:

Nét tương đồng và đặc sắc qua hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương.
- Nét tương đồng: đều viết về tình yêu quê hương sâu sắc: “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch nói về nỗi sầu nhớ khu xa quê hương còn Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương thể hiện cảm xúc bồi hồi, niềm vui xen lẫn ngậm ngùi ngày trở về quê hương.
- Nét đặc sắc:
+ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: vọng nguyệt hoài hương (nhìn trăng nhớ quê) là một chủ đề phổ biến trong thơ xưa. vâng trăng gợi nên nỗi buồn xa xứ, mong ước được đoàn tụ nơi quê nhà. Điều đặc sắc là đề tài không mới nhưng nhà thơ vẫn tạo nên một bài thơ hay, thấm thía hồn người do cách dùng từ đối xứng cử đầu (ngẩng đầu-hướng ra nhìn cảnh trăng sáng) – đê đầu (cúi đầu-hướng vào hồn mình nhớ cố hương).
+ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: thể hiện tình cảm gắn bó với quê hương bằng nghệ thuật đối rất chỉnh về cả ý và lời. Hai câu thơ cuối, tác giả dùng những hình ảnh, âm thanh tươi vui (tiếng chào, tiếng cười của đám trẻ nhỏ) để phản ánh hiện thực: ông đã trở thành khách lạ trên chính quê hương mình. Ở đây, ta thấy thoáng chút ngậm ngù của nhà thơ.

Bình luận (0)
DT
29 tháng 10 2017 lúc 18:12

Câu 2:

Trong văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về thân phận chua xót của người phụ nữ trong chế độ cũ.

Người phụ nữ xưa đã trở thành đề tài cho nhiều nhà văn nhà thơ lấy làm nguồn cảm hứng sáng tạo. Như tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc, Độc Tiểu Thanh Ký…

Thân phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến được phác họa lên với những đau đớn, tủi hờn, khi họ sống mà không có quyền hưởng hạnh phúc, không có quyền quyết định số phận của chính mình. Người phụ nữ xưa luôn phải phụ thuộc vận mệnh của mình vào người đàn ông của gia đình, phải chịu luật tam tòng, tứ đức trói buộc đời họ.

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

Bài ca dao, là nỗi lòng của người phụ nữ trong trong chế độ nghiệt ngã xưa. Chính cụm từ “thân em” đã nói lên những ai oán của người phụ nữ, khi họ biết số phận của mình luôn phải chịu nhiều cay đắng, nghiệt ngã hẩm hiu.

Nghệ thuật so sánh ví von thân phận của người con gái với trái bần trôi. Một trái nhỏ quả chín thơm và ngọt nhưng trước những sóng gió nghiệt ngã của cuộc đời, quả ngọt đó không thể nào được giữ gìn nguyên vẹn, mà vị vùi dập tan nát tơi bời.

Trái bần trôi đó, nhỏ bé, cô đơn rơi trên dòng sông cuộc đời chưa biết đi đâu về đâu, chưa biết sẽ bị xô dạt tới phương trời nào. Câu thơ nói lên sự lênh đênh của số phận người phụ nữ xưa. Cuộc sống của họ luôn chịu cảnh “ba chìm bảy nổi” chẳng biết sẽ trôi dạt phương nào. Đúng như lời thơ trong bài “Bánh trôi nước” của bà Hồ Xuân Hương viết

” Thân em vừa trắng lại vừa tròn’
Ba chìm bảy nổi với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Người phụ nữ không bao giờ có quyền quyết định số phận của mình họ chỉ như trái bần trôi, như những viên bánh trôi nước mà thôi, lênh đênh phiêu dạt khắp cuộc đời, không biết chốn nào là nơi hạnh phúc.

Những sóng gió cuộc đời luôn tìm cách nhấn chìm những người phụ nữ xuống đáy bùn lầy, khiến cuộc sống của họ trở thành địa ngục trần gian. Những sóng gió kia chính là những định kiến xã hội, những đạo luật vô lý khoác lên thân phận người phụ nữ.

Trong một xã hội “trọng nam kinh nữ” người phụ nữ chỉ là thân phận hèn mọn, sống như nô lệ núp bóng bên cạnh người đàn ông của mình. Mọi quyền hành đều do người đàn ông quyết định.

Một cuộc sống vô lý như vậy khiến cho người phụ nữ chỉ biết than thân, trách phận biết kêu lên ai oán, cho ông trời nhìn “thấu” cảnh nhục của trần gian.

Bài ca dao đã tái hiện số phận người phụ nữ trong chế độ xưa. Họ không có quyền sống cho mình mà luôn phải sống vì người khác, sống theo ý kiến của người khác. Hạnh phúc là điều gì đó xa xỉ với người phụ nữ xưa.

Bình luận (0)
VD
29 tháng 10 2017 lúc 18:07

câu 1:https://hoc24.vn/hoidap/question/125003.html

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
QD
Xem chi tiết
QD
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
QD
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
DY
Xem chi tiết