câu 1 : phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa ( giống và khác nhau ) , cho ví dụ về 2 từ để so sánh ( từ 1 ví dụ trở lên )
câu 2 : khái niệm từ đồng nghĩa và nêu các loại từ đồng nghĩa
câu 3 : xác định lỗi trong câu sau và sửa lại cho đúng
a, nó chăm chỉ nghe kể chuyện đầu đến cuối
b, đối với bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa
câu 4 : viết 1 đoạn văn ngắn có nội dung tự chọn từ 5 - 7 câu trong đó có sử dụng ít nhất 2 cặp từ trái nghĩa
* Khác nhau:
- Từ đồng âm: Những từ khác nhau nhưng có cách phát âm giống nhau và có nghĩa hoàn toàn khác nhau.
-Từ nhiều nghĩa: Một từ có thể mang nhiều nét nghĩa khác nhau trong những ngữ cảnh khác nhau. Trong đó có 1 nghĩa gốc và nhiều nghĩa chuyển. Những nét nghĩa này không hoàn toàn khác nhau. VD: * Từ đồng âm: Kiến bò đĩa thịt bò * Từ nhiều nghĩa: - Cây viết đẹp quá ! - Em đang viết bài Câu 2:
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có thể chia từ đồng nghĩa thành 2 loại.
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối)
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái)
a, nó chăm chỉ nghe kể chuyện từ đầu đến cuối
=> chỉ--> chú
b, đối với bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa
=> Bỏ từ đối với
Câu 4:
Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đươngd làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống..
- Những từ trái nghĩa là: thẳng >< quanh co; đứng >< ngồi; trắng >< đen; gần >< xa; lên >< xuống.
Câu 1 :
Từ đồng âm là nhiều từ nhưng nghĩa các từ trong văn cảnh đều là nghĩa gốc (còn gọi là nghĩa chính hay nghĩa đen). Còn từ nhiều nghĩa thì chỉ là một từ có một nghĩa gốc còn các nghĩa khác là nghĩa chuyển từ nghĩa gốc. Ví dụ : - Chúng ta cùng ngồi vào bàn để bàn về cách dạy Tiếng Việt. - Bàn phím của chiếc đàn này thật xinh.Câu 2 :
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có thể chia từ đồng nghĩa thành 2 loại.
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.
Câu 3 :
a, Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối.
b, Bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.( bỏ Đối với ) .
Câu 4 :
Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đường làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi chiều, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát hay vang trời của những người dân hay đi làm cỏ Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.
- Những từ trái nghĩa là:
thẳng > < quanh co;
đứng > < ngồi;
trắng > < đen;
gần > < xa;
lên > < xuống .