Khái quát lịch sử thế giới trung đại

LT

Câu 1 : Người Ấn Độ đã đạt được những thành tựu tiêu biểu gì về văn hóa ? Nền văn hóa của Ấn Độ đã ảnh hưởng tới Đông Nam Á và Việt Nam như thế nào ?

Câu 2 : Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Châu Âu đã được hình thành như thế nào ?

Câu 3 : Giới thiệu ngắn gọn một công trình văn hóa tiêu biểu ở Đông Nam Á mà con biết ?

TL
7 tháng 10 2018 lúc 19:18

Câu 1

* Những thành tự văn hóa

- Tư tưởng: Là quê hương của các tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay: đạo Hin-đu, đạo Bà-la-môn, đạo Phật.

- Chữ viết: Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Chữ Phạn trở thành ngôn ngữ để sáng tác các tác phẩm thơ ca, văn học, các bộ kinh “khổng lồ”, đồng thời là nguồn gốc của chữ Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.

- Văn học - nghệ thuật: Hàng loạt các tác phẩm chính luận, sử thi, kịch thơ,… Nổi tiếng nhất là hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na. Thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa - ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ, tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng.

- Nghệ thuật kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.

* Ảnh hưởng

Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á trên 4 lĩnh vực chính. Cụ thể là:

- Tôn giáo: nhiều nước Đông Nam Á theo đạo Phật, đạo Hin-đu trở thành quốc giáo như Chăm-pa, Campuchia, Thái Lan…

- Chữ viết: chữ Phạn được truyền bá sang Đông Nam Á từ những thế kỉ đầu công nguyên. Ban đầu nhiều dân tộc sử dụng chữ Phạn làm chữ viết của mình, về sau nhiều nước sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn: chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me, chữ Mi-an-ma, chữ Lào…

- Văn học: văn học Ấn là nguồn cảm xúc, đề tài cho văn học viết và văn học truyền miệng các dân tộc Đông Nam Á.

-Nghệ thuật: Kiến trúc Hin-đu như: Tháp Chàm (Việt Nam), Ăng-co Vát (Campuchia)… Kiến trúc Phật giáo như: Ăng-co Thom (Campuchia), Thạt Luổng (Lào)…

- Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng khá toàn diện, sâu sắc đến các dân tộc Đông Nam Á. Tuy nhiên, mỗi dân tộc vẫn xây dựng cho mình một nền văn hóa mang đậm bản sắc riêng.

Câu 2:

- Quý tộc, thương nhân châu Âu trở nên giàu có nhờ việc cướp bóc của cải và tài nguyên từ các nước thuộc địa. - Họ mở rộng việc kinh doanh, lập công ty thương mại, đồn điền, bóc lột sức lao động của người làm thuê. Từ đó người làm thuê trở thành giai cấp vô sản. - Giai cấp vô sản được hình thành từ những người bị bóc lột, tước đoạt ruộng đất buộc phải làm trong các xí nghiệp và nhà máy của giai cấp tư sản. => Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành. Câu 3 [bạn lên mạng tham khảo xem]
Bình luận (4)

Các câu hỏi tương tự
CM
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
KM
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PK
Xem chi tiết