Bài 23. Môi trường vùng núi

MT

Câu 1 nêu vị trí và đặc điểm khí hậu của môi trường đới ôn hòa ? đặc điểm khí hậu của môi trường ôn đới hải dương , ôn đới lục địa và địa trung hải?

Câu 2 để sản xuất ra khối lượng hàng hóa lớn có giá trị cao nền nông nghiệp tiên tiến ở đới ôn hòa đã áp dụng những biện pháp gì ?

Câu 3 nêu đặc điểm đô thị hóa ở đới ôn hòa ? những vấn đề nảy sinh và hướng giải quyết ?

Câu 4 nêu thực trạng, nguyên nhân,hậu quả,biện pháp của ô nhiễm không khí và nước ở đới ôn hòa ?

Câu 5 nêu vị trí đặc điểm khí hậu của môi trường hoang mạc ? trình bày các hoạt động kinh tế và nêu nguyên nhân biện pháp hoang mạc ngày càng mở rộng ?

Câu 6 nêu vị trí đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh ? tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của trái đất ?

Câu 7 trình bày đặc điểm khí hậu , thực vật của môi trường vùng núi ? nêu sự khác biệt về cư trú của con người ,ở 1 số khu vực trên thế giới ?

PL
27 tháng 11 2016 lúc 13:01

Câu 1: Đặc điểm khí hậu

-Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh.

Thời tiết có nhiều biến động thất thường do:
Vị trí trung gian giữa hải dương (khối khí ẩm) và lục địa (khối khí khô lạnh)
Vị trí trung gian giữa đới nóng (khối khí chí tuyến nóng khô) và đới lạnh (khối khí cực lục địa).

 

 

Bình luận (0)
NT
27 tháng 11 2016 lúc 13:02

Câu 2:

- Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo:

+ Hộ gia đình

+ Trang trại

- Sử dụng nhiều dịch vụ nông nghiệp, vận dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất

- Tổ chức sản xuất theo quy mô lớn kiểu công nghiệp

- Chuyên môn hóa sản xuất cao, vận dụng nhiều khoa học kĩ thuật: tưới tiêu, nhà kính, tuyển chọn giống cây trồng,.. thích nghi với thời tiết, khí hậu.

Câu 3:
- Đặc điểm đô thị hóa:
+ Đô thị hóa ở mức độ cao

+ Hơn 75% số dân thành thị

+ Các đô thị phát triển có quy hoạch ( nhà ở, hệ thống đường giao thông, các công trình kiến trúc được sắp xếp một cách hợp lí, khoa học )

+ Lối sống thành thị đã trở nên phổ biến.

- Các vấn đề nảy sinh:
+ Vấn đề ô nhiễm môi trường

+ Ùn tắc giao thông

+ Thiếu việc làm, nhà ở, nước sạch

+ Diện tích đất canh tác bị thu hẹp

- Biện pháp:

+ Quy hoạch lại các đô thị theo hướng phi tập trung

+ Xây dựng nhiều thành phố vệ tinh

+ Chuyển các hoạt động công nghiệp về vùng nông thôn

Bình luận (0)
PL
27 tháng 11 2016 lúc 13:04

Câu 2 để sản xuất ra khối lượng hàng hóa lớn có giá trị cao nền nông nghiệp tiên tiến ở đới ôn hòa đã áp dụng những biện pháp gì ?

Trả lời:

- Áp dụng khoa học – kĩ thuật.

- Sản xuất chuyên môn hóa.

- Sản xuất theo qui mô lớn.

- Lai tạo, tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi.


 

Bình luận (0)
PL
27 tháng 11 2016 lúc 13:08

Câu 3 nêu đặc điểm đô thị hóa ở đới ôn hòa ? những vấn đề nảy sinh và hướng giải quyết ?

Đặc điểm cơ bản của đô thị hóa đới ôn hòa là:
+ Tỉ lệ dân đô thị cao, hơn 75% dân cư sinh sống trong các đô thị.
+ Là nơi tập trung nhiều đô thị nhất trên thế giới.
+ Các đô thị phát triển theo qui hoạch, không chỉ mở rộng qua xung quanh mà còn vương lên cả chiều cao lẫn chiều sâu, kết nối với nhau thành các chuỗi đô thị.
+ Lối sống đô thị đã trở thành phổ biến trong phần lớn dân cư ở môi trường đới ôn hoà.
Những vấn đề cần phải giải quyết ở những đô thị hóa thuộc đới ôn hòa về môi trường: Ô nhiễm môi trường.
Về giao thông: Ùn tắc giao thông.
Về quy hoạch phát triển: Thiếu chổ ở, công trình công cộng, lao động trẻ.
Về các vấn đề xã hộ: Tỉ lệ thất nghiệp, người vô gia cư cao.
Từ đó gây ra nhiều tệ nạn xã hội.

Bình luận (0)
PL
27 tháng 11 2016 lúc 13:34

Câu 6 :nêu vị trí đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh ? tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của trái đất ?

Tại sao nói : đới lạnh là hoang mạc lạnh của Trái Đất?
Trả lời:
Vì đới lạnh cũng có lượng mưa ít, rất khô hạn, biên độ nhiệt ngày và năm lớn, có rất ít người sinh sống, thực động vật nghèo nàn nên
cũng được coi như hoang mạc nhưng nhiệt độ quá thấp nên gọi là hoang mạc lạnh.

 

 

 

Bình luận (0)
PL
27 tháng 11 2016 lúc 13:36

Câu 4 nêu thực trạng, nguyên nhân,hậu quả,biện pháp của ô nhiễm không khí và nước ở đới ôn hòa ?

- Ô nhiễm không khí:

+ Hiện trạng: bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề.

+ Nguyên nhân: Khói bụi từ các nhà máy, phương tiện giao thong thải vào khí quyển.

+ Hậu quả: Tạo nên những trận mư a xít, tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái đất nóng nên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng tan ở hai cực, mực nước đại dương dâng cao, Khí thải còn làm thủng tầng Ôzôn.

- Ô nhiễm nước:

+ Hiện trạng: Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm nước song hồ, nước ngầm, nước biển.

+ Nguyên nhân: ô nhiễm nước biển là do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển, . Ô nhiễm nước sông, hồ và nước ngầm là do hóa chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng chất thải nông nghiệp.

+ Hậu quả: Làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất.

Bình luận (2)
BT
27 tháng 11 2016 lúc 16:35

1.Đới ôn hoà là nơi gặp nhau của không khí nóng và không khí lạnh.
- Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh vì so với đới nóng, nhiệt độ thấp hơn và lượng mưa ít hơn, nhưng so với đới lạnh thì nhiệt độ lại cao hơn và lượng mưa nhiều hơn. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo vị trí gần cực (gần đới lạnh) hay gần chí tuyến (gần đới nóng).
- Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính thất thường thể hiện ở các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10° - 15°C trong vài giờ. Gió
Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương vào làm cho thời tiết biến động rất khó dự báo.

Môi trường đới ôn hoà có sự phân hoá theo không gian và thời gian.
- Thiên nhiên thay đổi theo 4 mùa rõ rệt : xuân, hạ, thu, đông
- Sự phân hoá theo không gian thể hiện ở sự thay đổi của thực vật, khí hậu, cảnh quan từ tây sang đông, từ bắc xuống nam, từ thấp lên cao.
Ví dụ : Từ tây sang đông, thực vật từ rừng lá rộng —> rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim ; khí hậu thay đổi từ ôn đới hải dương sang ôn đới lục địa.
ở vĩ độ cao. mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn.
Ờ gần chí tuyến có môi trường địa trung hải: mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu đông,...

vị trí: đới ôn hòa nằm giữa đới nóng và đới lạnh.

 

- Ôn đới hải dương:

Mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0oC , mưa quanh năm ( Khoảng 800-1000 mm/năm) , nhìn chung là ẩm ướt.

- Ôn đới lục địa :

Mùa đông lạnh ,khô , mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè . Càng vào sâu trong lục địa , tính chất lục địa càng tăng : Mùa hè nóng hơn, mùa đông lạnh hơn, từ tháng 11 đến tháng 4 có tuyết rơi vì nhiệt độ thấp < 0o

Khí hậu địa trung hải :

Mùa hè nóng,khô, mùa thu đông không lạnh và có mưa.

Bình luận (0)
BT
27 tháng 11 2016 lúc 16:35

2.

- Áp dụng khoa học – kĩ thuật.

- Sản xuất chuyên môn hóa.

- Sản xuất theo qui mô lớn.

- Lai tạo, tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi.



 

Bình luận (0)
BT
27 tháng 11 2016 lúc 16:36

3.Có tỉ lệ dân đô thị cao, hơn 75% dân cư sinh sống trong các đô thị.
- Tập trung nhiều đô thị nhất thế giới, có các siêu đô thị.
- Các đô thị phát triển theo quy hoạch.
- Các đô thị mở rộng kết nối với nhau liên tục thành chuỗi đô thị hay chùm đô thị.
- Lối sống đô thị đã phổ biến trong phần lớn dân cư.

 

 

Khi các đô thị phát triển quá nhanh nảy sinh các vấn đề xã hội như thiếu việc làm, thiếu nhà ở, thiếu các công trình công cộng, nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội,...

 

Bình luận (0)
BT
27 tháng 11 2016 lúc 16:40

5.Hoang mạc trên thế giới phân bố chủ yếu ở dọc theo hai đường chí tuyến.

Cực kì khô hạn, thể hiện ở lượng mưa rất ít và lượng bốc hơi cao. Tính chất khắc nghiệt của khí hậu thể hiện ở sự chênh lệch nhiệt độ hoá ngày và năm lớn.

Trong các nguyên nhân gây ra nạn sa mạc hóa, phần lớn là do tác động của con người. Việc lạm dụng đất đai trong các ngành chăn nuôi gia súc, canh tác ruộng đất, phá rừng đốt đồng, trữ nước, khai giếng, tăng lượng thổ diêm và biến đổi khí hậu toàn cầu đã góp sức làm sa mạc hóa nhiều vùng trên trái đất.

 

Hoạt động kinh tế cổ truyền dựa vào sự thích nghi của con người với môi trường hoang mạc khắc nghiệt, các hoạt động như chăn nuôi du mục, trồng trọt trong các ốc đảo, chuyên chở hàng hoá và buôn bán.
- Hoạt động kinh tế hiện đại: con người cải tạo hoang mạc như đưa nước tới bằng kênh đào hay giếng khoan để trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng đô thị, khai thác tài nguyên, phát triển du lịch, ...

 

Bình luận (0)
BT
27 tháng 11 2016 lúc 16:41

6.Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.
Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, hiếm khi thấy Mặt Trời và thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10°C, thậm chí xuống đến -50°C.

Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm) và chủ yếu ờ dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ). Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt khi
mùa hạ đến.

 

Bình luận (0)
BT
27 tháng 11 2016 lúc 16:42

7.ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.

Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.

 

Bình luận (0)
BT
27 tháng 11 2016 lúc 16:37

4.Có hai nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa: - Do khói bụi từ các nhà máy và xe cộ thải vào không khí. - Do bất cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tử làm rò rỉ các chất phóng xạ vào không khí.

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
YT
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
1A
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết