Bài 8. Trọng lực - Đơn vị lực

LT

Câu 1: Nếu dụng cụ và đơn vị đo độ dài, thể tích, khối lượng, lực. Cầu 2: Thế nào là hai lực cân bằng?Nêu kết quả tác dụng của lực lên một vật và đơn vị lực. Câu 3:Nếu khái niệm trọng lực, trọng lượng? Phương và chiếu của trọng lực là gì? Câu 4: Khi nào ở vật xuất hiện lực đàn hồi? Đặc điểm của lực đàn hồi? Câu 5: Khối lượng riêng, trọng lượng riêng của một chất là gì? Viết công thức tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng. (Giải thích rõ các đại lượng có mặt trong công thức) Câu 6: Kế tên những máy cơ đơn giản thường dùng. Nêu công dụng của máy cơ đơn giản.

H24
31 tháng 1 2021 lúc 11:07

Câu 2: 

- Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.

Câu 3:

- Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

- Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật đó.

Phương và chiều của trọng lực:

+Phương: thẳng đứng

+Chiều: hướng từ trên xuống dưới (hướng về phía Trái Đất)

Câu 4:

- Lực đàn hồi xuất hiện khi một vật bị tác dụng môt lực vào vật đó. 

Đặc điểm:

- Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn, thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi nên các vất tiếp xúc với hai đầu của nó.

- Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.

Bình luận (0)
H24
31 tháng 1 2021 lúc 11:17

Câu 5:

- Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích (1 m3) chất đó

\(D=\dfrac{m}{V}\)

Trong đó:

D là khối lượng riêng ( kg/m3)

m là khối lượng (kg)

V là thể tích (m3)

- Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó

\(d=\dfrac{P}{V}\)

Trong đó:

d là trọng lượng riêng ( N/m3)

P là trọng lượng (N)

V là thể tích (m3)

Câu 6:

Máy cơ đơn giản thường dùng: 

* Ròng rọc

Công dụng:

- Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp (không cho ta lợi về lực và cũng không cho ta lợi về đường đi).

- Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật (lợi về lực nhưng lại thiệt về đường đi).

* Đòn bẩy

Công dụng:  làm thay đổi hướng của lực vào vật

* Mặt phẳng nghiêng

Công dụng: giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực tác dụng vào vật

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
BP
Xem chi tiết
SJ
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PA
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết