Văn mẫu lớp 7

KD

Câu 1: Hãy làm rõ bản chất xấu xa của bọn phong kiến, thức dân dưới chế độ cũ (Những năm đầu thế kỉ XX), qua 2 văn bản Sống chết mặc bay( Phạm Duy Tốn) và Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu ( Nguyễn Ái Quốc)?

Câu 2:

Đây là lời của 1 người mẹ Việt Nam trong thời kháng chiến chống Mĩ nói với con trai mình:

"Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi.

Con là trái xanh mùa gieo vãi

Mẹ nâng niu. Nhưng giặc Mĩ đến nhà.

Nắng đã chiều...vẫn muốn hắt tia xa

(Mẹ- Phạm Ngọc Cảnh)

a)Phân tích dấu chấm ở giũa trong câu:'' Mẹ nâng niu. Nhưng giặc Mĩ đến nhà'' và từ "Nhưng"?.Hai dấu hiệu ấy có tác dụng gì với nội dung?

b)Chỉ ra biện pháp tu từ và phân tích tác dụng?

P/s: Các bn tự làm nha ko chép mạng!!!

Thank@@@

TA
28 tháng 3 2019 lúc 15:24

Câu 2 :

a) Dấu chấm trong câu " Mẹ nâng niu. Nhưng giặc Mỹ đến nhà " cho thấy rõ thế giới bình yên của mẹ và con, trong thế giới đó sao mà giản dị nhưng hạnh phúc biết bao ! Nhưng rồi, dấu chấm đột ngột cách đôi hai vế, mà vế sau đã phá tan khoảng trời yên bình ấy, ta thấy như đó là một dấu lặng dài khắc khoải...

b) Biện pháp tu từ :

+ So sánh :

"Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi

Con là trái xanh mùa gieo vãi"

=> Khẳng định, nhấn mạnh vị trí vô cùng to lớn của con trong trái tim mẹ. Ngọn lửa hồng ấm là hy vọng, sưởi ấm cuộc đời mẹ, trái xanh mùa gieo vãi là trái xanh mà mẹ gieo trồng sẽ lớn lên, trưởng thành hay chính ước mong của mẹ về tương lai của con sau này.

+ Ẩn dụ

" Nắng đã chiều... vẫn muốn hắt tia xa !

=> " Nắng đã chiều" là hình ảnh ẩn dụ của mẹ, mẹ đã già rồi, đã bước đến ven dốc cuộc đời như ánh hoàng hôn kia. Nhưng vì đất nước, mẹ vẫn cống hiến, hy sinh báu vật lớn nhất của mẹ là con, vẫn nén đau thương để động viên con lên đường đánh giặc. Câu thơ cho thấy tấm lòng hy sinh cao cả của mẹ, đó là phẩm chất chung của tất cả những bà mẹ Việt Nam thời bấy giờ.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
CT
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
BN
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
DD
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
PQ
Xem chi tiết
DQ
Xem chi tiết