Văn bản ngữ văn 7

KK

Cảm nhận về bài ca dao sau :

'' Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn vũ canh gà thọ xương

Mịt mù khói tỏa ngàn xương

Nhịp chày yên thái mặt gương Tây Hồ

HELP ME

DC
1 tháng 10 2017 lúc 8:23

Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh mùa thu vào buổi sáng sớm nơi kinh thành Thăng Long. Mỗi câu thơ là một cảnh đẹp được chấm phá qua ngòi bút đặc sắc của các tác giả dân gian nhằm ca ngợi cảnh đẹp quê hương:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói toả ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Ca dao dân ca xưa và kể cả không ít những nhà thơ đã tả nhiều về vẻ đẹp thanh bình kinh thành Thăng Long. Cảnh mùa thu thật đẹp, gió nhẹ nhẹ đủ làm gợn sóng mặt hồ Tây, bên bờ hồ liễu rủ biêng biếc. Câu thơ mở đầu cho thấy gió rất nhẹ, gió không thổi mà chỉ đưa nhẹ nhàng làm đung đưa những cành trúc rậm rạp la đà sát mặt đất. Cành trúc được làn gió thu trong trẻo, mát lành vuốt ve êm dịu, cùng vói gió cành trúc khẽ lay động bay cùng chiều gió.

Gió đưa cành trúc la đà

Cảnh đẹp thật gợi cảm, gợi tình trong khí thu mát mẻ trong lành. Câu thơ có màu xanh của trúc, khe khẽ của gió, và đương nhiên khí thu, tiết thu, bầu trời khoáng đạt, những cánh diều vi vu trên không, đằng sau những cành trúc la đà là tiếng oanh vàng thánh thót.

Mùa thu câu cá - Bài thơ nổi tiếng tả cảnh sắc mùa thu nơi đồng bằng Bắc Bộ của Nguyễn Khuyến cũng có gió nhẹ làm mặt ao lăn tăn, chiếc lá thì khẽ đưa vèo. Còn Đỗ Phủ thì “Hai cái oanh vàng kêu liễu biếc”. Đó chính là những tín hiệu mùa thu.

Nếu như ta chỉ cảm nhận bằng thị giác là chính sau những cành trúc la đà mặt đất thì câu thơ thứ hai lại là động là âm thanh.

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Đây là thủ pháp quen thuộc lấy xa tả gần, lấy động tả tĩnh. Xa xa văng vẳng tiếng chuông Trấn Vũ êm êm gây không khí rộn ràng náo động. Tiếng gà tàn canh Thọ Xương vọng tới. Tiếng chuông ngân vang hoà cùng tiếng gà gáy le te. Âm thanh như tan ra hoà cùng đất trời sương khói mùa thu. Trong làn sương khói, ánh sáng đêm thu bao phủ tràn khắp mọi nẻo, nhịp chuông vang vọng cùng gà gáy như làm cho mọi vật càng mơ màng thơ mộng hơn. Cuộc sống đang say tràn trong niềm vui háo hức:

Mịt mù khói toả ngàn sương

Khói toả mịt mù được đảo lại mịt mù khói toả. Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ làm tăng sự huyền ảo lung linh của cảnh vật, của cuộc sống. Mặt đất một màu trắng mờ, do màn sương bao phủ. Nhìn cận cảnh hay viễn cảnh đều có cảm giác như mặt đất đang chìm trong khói phủ. Cuộc sống yên bình tĩnh lặng, vũ trụ đang quay, thời gian trôi đi, trời trở về sáng. Tiếng chày đều tay từ phường Yên Thái ngân vang dồn dập. Nhịp chày chính là nhịp đập của cuộc sống, sức sống mạnh mẽ của kinh đô này. Bình minh ửng hồng phía đằng Đông xua tan làn sương khói. Hồ Tây mênh mông phẳng lặng như chiếc gương khổng lồ sáng dần lên in hình phố cổ. Đây là hình ảnh trung tâm mặt gương Tây Hồ, một tứ thơ toả sáng làm cho cả bài bừng lên:

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Bài thơ tả cảnh dẹp kinh thành Thăng Long, nhưng thông qua miêu tả cảnh, ẩn chứa tình cảm tự hào về quê hương đất nước:

Rủ nhau chơi khắp Long Thành

Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai

Quê hương đang ngày ngày thay da đổi thịt, cảnh tình thấm vào nhau rung động mãi trong hồn ta. Tâm hồn tác giả thật say sưa mới có những vần thơ hay đến vậy.

Bài ca dao để lại trong ta ấn tượng tuyệt vời về Thăng Long. Nó giúp ta yêu hơn tự hào hơn, về kinh đô ngàn năm văn hiến. Bài ca dao mang vẻ đẹp cổ điển hoa lệ như một bài cổ thi trác tuyệt.

Bình luận (1)
TP
28 tháng 6 2018 lúc 8:48

Gợi ý:

- Cành trúc được làn gió thu trong trẻo, mát lành vuốt ve êm dịu, cùng vói gió cành trúc khẽ lay động bay cùng chiều gió.

''Gió đưa cành trúc la đà'''

+Cảnh đẹp thật gợi cảm, gợi tình trong khí thu mát mẻ trong lành. Câu thơ có màu xanh của trúc, khe khẽ của gió, và đương nhiên khí thu, tiết thu, bầu trời khoáng đạt, những cánh diều vi vu trên không, đằng sau những cành trúc la đà là tiếng oanh vàng thánh thót.

+Mùa thu câu cá - Bài thơ nổi tiếng tả cảnh sắc mùa thu nơi đồng bằng Bắc Bộ của Nguyễn Khuyến cũng có gió nhẹ làm mặt ao lăn tăn, chiếc lá thì khẽ đưa vèo. Còn Đỗ Phủ thì “Hai cái oanh vàng kêu liễu biếc”. Đó chính là những tín hiệu mùa thu.

-Nếu như ta chỉ cảm nhận bằng thị giác là chính sau những cành trúc la đà mặt đất thì câu thơ thứ hai lại là động là âm thanh.

''Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương''

+Đây là thủ pháp quen thuộc lấy xa tả gần, lấy động tả tĩnh. Xa xa văng vẳng tiếng chuông Trấn Vũ êm êm gây không khí rộn ràng náo động. Tiếng gà tàn canh Thọ Xương vọng tới. Tiếng chuông ngân vang hoà cùng tiếng gà gáy le te. Âm thanh như tan ra hoà cùng đất trời sương khói mùa thu.

-Trong làn sương khói, ánh sáng đêm thu bao phủ tràn khắp mọi nẻo, nhịp chuông vang vọng cùng gà gáy như làm cho mọi vật càng mơ màng thơ mộng hơn. Cuộc sống đang say tràn trong niềm vui háo hức:

''Mịt mù khói toả ngàn sương'''

+Khói toả mịt mù được đảo lại mịt mù khói toả. Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ làm tăng sự huyền ảo lung linh của cảnh vật, của cuộc sống. Mặt đất một màu trắng mờ, do màn sương bao phủ. Nhìn cận cảnh hay viễn cảnh đều có cảm giác như mặt đất đang chìm trong khói phủ. Cuộc sống yên bình tĩnh lặng, vũ trụ đang quay, thời gian trôi đi, trời trở về sáng. Tiếng chày đều tay từ phường Yên Thái ngân vang dồn dập. Nhịp chày chính là nhịp đập của cuộc sống, sức sống mạnh mẽ của kinh đô này. Bình minh ửng hồng phía đằng Đông xua tan làn sương khói.

-Hồ Tây mênh mông phẳng lặng như chiếc gương khổng lồ sáng dần lên in hình phố cổ. Đây là hình ảnh trung tâm mặt gương Tây Hồ, một tứ thơ toả sáng làm cho cả bài bừng lên:

''Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.'''

Bình luận (0)
TH
28 tháng 6 2018 lúc 9:20

Ca dao dân ca là tấm gương bức xạ hiện thực khách quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và những phong tục tập quán riêng. Hình ảnh về thiên nhiên, cuộc sống, về truyền thống dân tộc, quan hệ xã hội được phạm trù hóa theo những cách khác nhau, bằng những hình thức ngôn ngữ khác nhau. Ca dao dân ca không chỉ cho thấy những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam mà còn làm nổi bật lên tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người thiết tha. Đó là kết tinh thuần tuý của tinh thần dân tộc, là nét đẹp trong văn hóa dân gian Việt Nam. Trong ca dao, dân ca, hình ảnh làng quê Việt Nam hiện lên với tất cả vẻ đẹp mộc mạc, giản dị và thân thương nhất. Mỗi một miền quê đều có những câu hò, điệu hát rất chung mà lại rất riêng, mang âm hưởng của từng vùng miền. đối với người Hà Nội, có lẽ những câu thơ dưới đây đã quá quen thuộc và trở thành một phần trong kí ức của mỗi người con thủ đô.

"Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. Mịt mù khói tỏa hơi sương, Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ."

Bài ca dao trên là một bài thơ của nhà văn Dương Khuê - một tác giả đời Nguyễn, với lối sáng tác theo phong cách dân gian, sau khi ra đời bài thơ đã được đông đảo quần chúng đón nhận nhiệt tình, được dân gian hóa và người dân Việt Nam đã dần chấp nhận nó như một tác phẩm dân gian “Ca dao”. Bài ca dao hiện lên với tất cả những gì thân thuộc và gần gũi nhất, đó là bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp về cảnh Tây Hồ với nét bút độc đáo miêu tả nhịp sống con người, đó là cuộc sống bình yên, no ấm của người dân lao động.

"Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương."

Sử dụng mô típ “gió đưa” quen thuộc, tác giả thể hiện được sự tinh tế của mình qua ngòi bút tả cảnh, ông khéo léo lấy gió-một thứ vô hình làm đòn bẩy tạo nên cảnh hữu tình, một chuyển động nhẹ nhàng, êm ái, là sự kết hợp hài hòa, ý vị của thiên nhiên. Cơn gió nhẹ nhàng, mơn man đưa đẩy cành trúc mềm mại, một bức tranh thi vị như dần hiện ra. Câu ca dao ngắt nhịp 4/4, tạo ra hai vế đối: "Tiếng chuông Trấn Vũ – canh gà Thọ Xương" , cân xứng và hòa hợp như chính tiếng chuông chùa Trấn Vũ với tiếng gà gáy sang canh của làng Thọ Xương vọng tới, hòa hợp như sự hòa hợp giữa gió và trúc giữa thiên nhiên. Tác giả dường như đã diễn tả một cách trọn vẹn một tiếng chuông ngân dài trong màn sương đêm như một hơi thở phập phồng. Đặt trong khung cảnh thiên nhiên, nhịp sống con người hài hòa tinh tế của bài ca dao, tiếng chuông thực sự trở nên ấm áp và có hồn làm sao! Phải chăng đó là tiếng hồn thiêng của dân tộc, tiếng chuông Trấn Vũ ngân lên như ru hồn người vào cõi xa xăm, vẫn trong phép đối của câu ca dao, đối lập với âm thanh ngân vang, vọng về của tiếng chuông là tiếng gà gáy sang canh-một thứ âm thanh đã đi sâu trong tiềm thức của nhịp sống đời thường dân dã - canh gà Thọ Xương. Với nghệ thuật tả cảnh vô cùng tinh tế, lấy cái xa nói gần, lấy động để tả tĩnh, nhà thơ đã mở ra trước mắt chúng ta một bức tranh phong cảnh về cuộc sống yên bình, êm ả và thơ mộng vốn có của chốn kinh đô Thăng Long cổ xưa.
Tiếng chuông ngân vang hòa cùng tiếng gà le te gáy, hai âm thanh ấy như hòa quyện vào nhau và tan ra trong màn sương mịt mờ trời thu, cảnh vật như trở nên thơ mộng hơn bao giờ hết.

“Mịt mù khói tỏa thành sương”

Với đảo ngữ “Mịt mù khói tỏa” trên ngàn sương bao la, mênh mông đã làm cho không gian cảnh vật trở nên mịt mờ, huyền ảo và tĩnh lặng biết nhường nào. Bên cạnh đó, từ láy “mịt mù” với danh từ “khói” và độg từ “tỏa” đã mang đến cho câu ca dao một ý nghĩa biểu cảm đặc biệt, ngoài ra, thủ pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng cũng vô cùng khéo léo và kín đáo, màn sương đêm được ví như khói tỏa, phép so sánh này có tính chất tạo hình cao giúp cho cách diễn tả vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát lại rất giàu chất thơ.

“Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Tiếp nối những âm thanh dân dã đời thường trong màn khói mờ ảo, tiếng chày giã vỏ dó ở phường Yên Thái vang lên rộn rã, dồn dập, nhịp nhàng. Tiếng chày vang lên cũng khiến ta liên tưởng tới hình ảnh của những người thợ Yên Thái cần mẫn, tài hoa với tay nghề thành thục, lao động vô cùng cực nhọc, vất vả để tạo ra sản phẩm độc đáo, đẹp cho đời. Nhưng có lẽ tiếng giã ấy sẽ chỉ còn mãi trong câu ca dao trên khi nghề làm giấy dó không còn tồn tại nữa. Bằng biện pháp tu từ ẩn dụ và so sánh được kết hợp, vận dụng hài hòa, tác giả vẽ lên một cảnh sắc tuyệt đẹp: “Mặt gương Tây Hồ” Ánh bình minh lúc này đã dần xua tan màn sương khói, hình ảnh Hồ Tây dần hiện lên với vẻ yên tĩnh, mênh mông và bao la, nước hồ trong xanh, phẳng lặng chẳng khác gì một tấm gương khổng lồ. Qua cách miêu tả trên, ta cũng cảm nhận được phần nào vẻ đẹp rạng ngời của thắng cảnh Hồ Tây – thắng cảnh của kinh thành Thăng Long, một biểu tượng thiêng liêng của hồn nước ngàn năm.

Bài thơ sử dụng ngôn ngữ dân gian tự nhiên, trong sáng, trữ tình, cùng với thể thơ lục bát thuần nhị, hàm súc mang lại cho bài thơ sự giản dị, gần gũi. Với hai cặp lục bát ngắn gọn được sử dụng, bài ca dao gói vào trong đó tất cả cảnh đẹp thiên nhiên Tây Hồ với những hình ảnh, âm thanh bằng những cảm nhận tinh tế, diễn tả cái hay, cái đẹp, khắc họa rõ nét bức tranh thiên nhiên, hình ảnh đất nước tươi đẹp, cuộc sống bình yên, no ấm và không kém phần thi vị trong cảm nhận của tác giả, qua đó ta còn thấy được tình yêu của tác giả đối với thiên nhiên, đất nước và con người. Bên cạnh đó, bài thơ cũng khiến tôi cảm thấy yêu Hà Nội hơn, mặc dù trong trí nhớ của tôi trước đây, Hà Nội chỉ là một thành phố bụi bặm, ồn ào tiếng còi xe, nhưng có lẽ ở một khía cạnh nào đó, khi ta quan sát kĩ thì Hà Nội bình yên, ấm áp và đáng yêu hơn nhiều.

Bình luận (0)
PH
1 tháng 10 2017 lúc 20:26

Lười thế không tự làm à,bài này làm từ lau rồi mà

Bình luận (2)
GG
16 tháng 11 2021 lúc 21:56

đồng ý

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PL
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
EA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết