Ôn tập lịch sử lớp 7

TH

* Cảm nhận của bản thân về truyền thống đấu tranh cách mạng của quân dân Biên Hòa – Đồng Nai ?

TT
27 tháng 11 2018 lúc 11:20

Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ nước gắn bó với nhau. Dựng nước luôn luôn gắn chặt với giữ nước, trong đó dựng nước là yếu tố cơ bản. Phải xây dựng được đất nước hùng mạnh về mọi mặt mới có điều kiện, khả năng chiến thắng các thế lực thù địch và phải giữ được nước mới có điều kiện để xây dựng đất nước. Trong quá trình hình thành và phát triển, truyền thống đó có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ tư tưởng và các thành quả tinh thần và vật chất của nhân dân ta.
Truyền thống dựng nước và giữ nước trong buổi bình minh lịch sử - nước Văn Lang - Âu Lạc (3000 - 179 TCN)
Trở về thời đại các vua Hùng dựng nước, ngày nay còn tìm thấy các di chỉ văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn... (có niên đại xa nhất cách đây 4000-3500 năm), rất nhiều công cụ bằng đồng, cùng những vũ khí thô sơ để tự vệ: lưỡi cày, lưỡi búa, mũi tên, lưỡi dao, giáo, rìu, dao găm và những mảnh giáp che thân bằng đồng...
Nhưng sự nghiệp củng cố nền độc lập và thúc đẩy chế độ phong kiến phát triển từ sau Ngô Quyền vẫn ở trong tình trạng bị ngoại xâm đe dọa. Trong thư gửi Đinh Toàn (con nối ngôi Đinh Tiên Hoàng), vua Tống đã nói rõ việc "lấy lại Giao Châu bị mất" vì cuối đời Đường "nhiều khó khăn chưa kịp khu xử". Đất nước ta lại bị đe dọa. Đã vậy Đinh Toàn lại còn nhỏ. Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga đã biết đặt quyền lợi quốc gia, quyền lợi cộng đồng lên trên quyền lợi dòng họ, trao ngôi vua cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, vì mục đích giữ vững và bảo toàn chủ quyền quốc gia.
Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo hùng hổ kéo vào nước ta. Theo gương Ngô Quyền lúc trước, quân dân ta đã đóng cọc trên sông Bạch Đằng và mai phục đường bộ. Cuối mùa xuân 981, quân xâm lược Tống bị đại bại. Lại một lần nữa truyền thống giữ nước được phát huy.
Sau nhà Đinh, nhà Tiền Lê đánh giặc giữ nước, phát huy truyền thống của cha ông, rồi đến nhà Lý. Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ vùng núi non hiểm trở (Ninh Bình) địa thế chật hẹp ở Hoa Lư về Đại La (Hà Nội) và đổi tên là thành Thăng Long. Điều này chứng tỏ thế mới của một quốc gia độc lập mà Lý Công Uẩn đã nêu trong Chiếu dời đô: "Đóng nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu mai sau".
Bước vào những năm cuối thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh vũ trang dưới sự chỉ huy của các văn thân sĩ phu yêu nước chống Pháp đã thất bại. Nhưng kẻ trước ngã xuống đã có người sau nối bước. Hoàng Hoa Thám cầm đầu cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế - Bắc Giang (1887-1913), làm cho kẻ thù thất điên bát đảo. Rồi khởi nghĩa của Trịnh Văn Cấn ở Thái Nguyên, của Việt Nam quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu... khởi xướng ở Yên Bái.
Vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ do kẻ thù gây nên, phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta sau đó vẫn tiếp tục sôi nổi, từ phong trào Đông Du, vận động cứu nước của Phan Bội Châu và phong trào cải cách của Phan Chu Trinh, đến các cuộc khởi nghĩa của đồng bào các dân tộc thiểu số anh em trên mọi miền đất nước...
Các cuộc khởi nghĩa và các phong trào đó đều bị dìm trong biển máu, song nhân dân ta, dân tộc ta quyết không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Truyền thống dựng nước và giữ nước không ngừng được phát huy và tô thắm thêm, đã góp phần vào việc tìm ra con đường cách mạng đúng đắn mà Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương về sau này.
Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội II của Đảng lao động Việt Nam (2-1951) Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"(1). Chính nhờ kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước trên cơ sở tiếp thu và vận dụng sáng tạo những tinh hoa của triết học và văn hóa phương Đông và phương Tây mà Nguyễn ái Quốc (Hồ Chí Minh) đã ra đi tìm đường cứu nước (1911) và đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin (1920). Con đường cứu nước đúng đắn đã được tìm thấy. Đó là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Con đường cứu nước bắt đúng xu thế của lịch sử, nhờ đó Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp được sức mạnh của dân tộc và của thời đại.
Ngay sau khi ra đời (1930), Đảng ta đã tuyên truyền, giác ngộ, xây dựng lực lượng cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Qua các phong trào 1930-1931, 1936-1939, Đảng ta đã tập hợp quần chúng, tôi luyện họ trong cuộc đấu tranh cách mạng, phát triển lực lượng mọi mặt của nhân dân ta, chuẩn bị đón thời cơ giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc.
Với đường lối chiến lược đúng đắn, với những chính sách kịp thời và linh hoạt, nhất là từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ tám (5-1941), cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đã thành công. Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân điển hình ở một nước thuộc địa nửa phong kiến do giai cấp công nhân lãnh đạo. Thắng lợi ấy đã đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Đó là thắng lợi của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, dân chủ của giai cấp công nhân, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Đó là thắng lợi của đường lối phát huy truyền thống dân tộc với sức mạnh của thời đại, tài tình tạo thời cơ, nắm vững thời cơ, khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại vườn hoa Ba Đình (Hà Nội), khai sinh ra nước Cộng hòa dân chủ Việt Nam. Người trịnh trọng tuyên bố: "Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa".
"Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".
Bản Tuyên ngôn độc lập là một trang vẻ vang trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nó chấm dứt chính thể quân chủ và chế độ thực dân áp bức. Nó mở ra một kỷ nguyên mới dân chủ cộng hòa. Đó là bản Tuyên ngôn độc lập thứ ba của dân tộc sau bản Tuyên ngôn độc lập thời Lý và Bình Ngô đại cáo thời Lê Lợi - Nguyễn Trãi.
Phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước trong thời kỳ từ cách mạng tháng Tám thành công đến nay
Ngay sau khi giành được chính quyền, chúng ta chưa có thời gian để tổ chức và củng cố lực lượng thì tai họa đã dồn dập kéo đến. ở miền Bắc, 18 vạn quân Tưởng (Trung Quốc) kéo vào mượn cớ tước vũ khí quân Nhật, kỳ thật là thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, lật đổ chính quyền cách mạng, giúp bọn phản động tay sai như "Việt Nam quốc dân Đảng", "Việt Nam cách mệnh đồng minh hội"... lên nắm chính quyền. ở miền Nam, được quân Anh che chở, quân Pháp quay trở lại đánh chiếm nước ta một lần nữa.
Trong khi đó, đất nước vừa trải qua nạn đói khủng khiếp do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra vào đầu năm 1945. Nạn lụt lội cũng vừa xẩy ra ở miền Bắc; kinh tế, tài chính nước ta kiệt quệ. Đất nước còn bị bao vây bốn phía.
Hơn lúc nào hết, lúc này dựng nước và giữ nước phải gắn bó chặt chẽ với nhau. Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những nhiệm vụ quan trọng để xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân; phát động chiến dịch tăng gia sản xuất chống giặc đói, xóa nạn mù chữ, chống giặc dốt; củng cố lực lượng vũ trang chống giặc ngoại xâm.
Về đối ngoại, chính quyền cách mạng vận dụng chính sách, sách lược khôn khéo, mềm dẻo, thêm bạn bớt thù, tranh thủ thời gian để chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Chính nhờ đó mà đất nước có thể vượt được thời kỳ cực kỳ khó khăn "ngàn cân treo sợi tóc", chuẩn bị lực lượng để tiến hành cuộc kháng chiến tất yếu sẽ xẩy ra.
19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu. Nhân dân cả nước nhất tề đứng dậy đánh giặc cứu nước trong chín năm kháng chiến trường kỳ với hàng trăm trận đánh, nhân dân ta đã đẩy kẻ địch từ thế mạnh với âm mưu đánh nhanh, sang thế yếu buộc phải đánh lâu dài với ta và cuối cùng đã thất bại hoàn toàn ở Điện Biên Phủ (1954). Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ được ghi vào lịch sử dân tộc ta và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1946-1954), Đảng lãnh đạo nhân dân ta thực hiện chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc, xây dựng nhà nước dân chủ tiến bộ, dần dần xóa bỏ những tàn tích của chế độ phong kiến; hoàn thiện từng bước nhà nước của dân, do dân và vì dân bằng cách phát huy hiệu lực của Hiến pháp 1946; xây dựng dần đời sống kinh tế văn hóa, phát triển khoa học kỹ thuật, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho một xã hội tiến bộ.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, đế quốc Mỹ đưa bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm, thay chân thực dân Pháp về miền Nam lập ra chính phủ tay sai, rồi chính thức xâm lược nước ta. Dưới ngọn cờ của Đảng, nhân dân ta đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước bất khuất, đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ và bè lũ tay sai.
Sức mạnh Việt Nam là kết quả tổng hợp của sự hy sinh phấn đấu trực tiếp của đồng bào miền Nam, cộng với sự hy sinh phấn đấu của nhân dân miền Bắc trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện mọi mặt cho cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào miền Nam. Dưới ngọn cờ của Đảng hơn bao giờ hết truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc từng bước được bồi đắp qua hàng ngàn năm lịch sử nay càng được phát huy mạnh mẽ, phong phú và sáng tạo, đã lập được những kỳ tích vĩ đại, vẻ vang vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Từ phong trào Đồng Khởi Bến Tre, chiến thắng ấp Bắc, qua chiến thắng Vạn Tường, chiến thắng hai mùa khô 1965-1966, 1966-1967, chiến thắng Mậu Thân 1968, chiến thắng Điện Biên Phủ trên không vào tháng 12.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
VT
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
AP
Xem chi tiết
QB
Xem chi tiết
DM
Xem chi tiết
PK
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
YH
Xem chi tiết