Văn bản ngữ văn 7

HK

Các p ơi, các p thi hok kì chưa???

Nếu rồi thì cho mk xin đề môn Văn và Lí nha!!!

Mk lớp 7 !!!

Làm ơn, chiều nay mk thi rồi!!!

LN
28 tháng 12 2016 lúc 11:03

Tớ biết nè.

Câu 1:Nhật thực xảy ra khi nào? 1 phần? toàn phần

Câu 2,Câu 3 là vẽ tia khúc xạ,phản xạ và tính góc tới,góc phản xạ,góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ.So sánh góc phản xạ,góc tới với góc khúc xạ(mk chỉ nói chung chung thui.Câu2,3 gần gần giống nhau mà)

Câu 4:a)kể tên các nguồn phát ra ánh sáng trắng,ánh sáng màu

b)Vì sao vào mùa hè mặc áo màu sáng lại mát hơn áo màu tối???

Chúc bạn thi tốt nhé!!!!!!!

Bình luận (0)
NM
28 tháng 12 2016 lúc 11:16

Đè lớp Văn 6 chị nha:

Câu 1. (2 điểm)

a. Truyện “Thánh Gióng” thuộc thể loại truyện dân gian nào? Hãy nêu đặc điểm của thể loại truyện dân gian ấy?

b. Chi tiết “Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời” có ý nghĩa như nào?

Câu 2. (2 điểm)
a. Cụm động từ là gì?
b. Tìm các cụm động từ trong những câu sau:

– Em bé đang còn đùa nghịch sau nhà

(em bé thông minh)

– Vua cha yêu thương Mị nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

(Sơn tinh, Thủy tinh)

Câu 3. (6 điểm) Kể về người thân của em (Ông bà bố mẹ anh chị…)

Bình luận (0)
NM
28 tháng 12 2016 lúc 11:19

Đề văn lớp 6:

I/ Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm) (Khoanh tròn vào đáp án đúng)

Câu 1: Định nghĩa về truyền thuyết

A. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật tưởng tượng, kỳ ảo
B. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo; thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
C. Truyền thuyết là những truyện luôn có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo; và thông qua các yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo để giải thích nguồn gốc các sự kiện.

Câu 2: Các từ: Nguồn gốc, con cháu, chăn nuôi, bánh chưng, bánh giày. Thuộc kiểu cấu tạo từ nào.

A. Từ đơn B. Từ đơn đa âm tiết C. Từ ghép D. Từ láy

Câu 3: Giải thích nghĩa của từ: Tráng sĩ

A. Người có tài lớn thời xưa.
B. Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.
C. Người lính thời xưa.
D. Vạm vỡ, to lớn.

Câu 4: Phần kết thúc truyện “Thạch Sanh” nhân dân ta muốn thể hiện điều gì?

A. Sự trừng phạt đối với tội ác của mẹ con Lý Thông.
B. Ước mơ của nhân dân về sự đổi đời
C. Thể hiện công lý xã hội
D. Cả A, B, C

Câu 5: Danh từ là gì?

A. Là những từ dùng để gọi tên
B. Là những từ miêu tả sự vật, hiện tượng
C. Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng khái niệm
D. Cả 3 trường hợp trên đều sai.

Bình luận (22)
NM
28 tháng 12 2016 lúc 11:26

Đề Văn lớp 6:

I/ Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm) (Khoanh tròn vào đáp án đúng)

Câu 1: Định nghĩa về truyền thuyết

A. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật tưởng tượng, kỳ ảo
B. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo; thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
C. Truyền thuyết là những truyện luôn có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo; và thông qua các yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo để giải thích nguồn gốc các sự kiện.

Câu 2: Các từ: Nguồn gốc, con cháu, chăn nuôi, bánh chưng, bánh giày. Thuộc kiểu cấu tạo từ nào.

A. Từ đơn B. Từ đơn đa âm tiết C. Từ ghép D. Từ láy

Câu 3: Giải thích nghĩa của từ: Tráng sĩ

A. Người có tài lớn thời xưa.
B. Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.
C. Người lính thời xưa.
D. Vạm vỡ, to lớn.

Câu 4: Phần kết thúc truyện “Thạch Sanh” nhân dân ta muốn thể hiện điều gì?

A. Sự trừng phạt đối với tội ác của mẹ con Lý Thông.
B. Ước mơ của nhân dân về sự đổi đời
C. Thể hiện công lý xã hội
D. Cả A, B, C

Câu 5: Danh từ là gì?

A. Là những từ dùng để gọi tên
B. Là những từ miêu tả sự vật, hiện tượng
C. Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng khái niệm

Câu 6: Xem xét câu thơ sau mắc lỗi gì?

“Ai vô Phan rang, phan thiết
Ai lên Công tum, tây nguyên, đắc lắc”

A. Lỗi dùng từ. C. Cả hai trường hợp A, B.
B. Lỗi chính tả D. Lỗi dùng dấu ngắt câu

Câu 7: Các truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ” Thầy bói xem voi” thuộc thể loại nào?

A. Truyện cổ tích C. Truyện cổ dân giang.
B. Truyện truyền thuyết D. Truyện ngụ ngôn.

Câu 8: Chức vụ ngữ pháp điển hình của danh từ là:

A. Làm vị ngừ
B. Làm định ngữ
C. Làm chủ ngữ
D. Làm bổ ngữ.

Câu 9: Truyện “Treo biển”“Lợn cưới áo mới” thuộc thể loại nào?

A. Truyện cổ tích
B. Truyện cổ dân gian
C. Truyện cười
D. Truyện ngụ ngôn.

Câu 10: Các từ: “Những, các, mọi, từng, tất cả” thuộc từ loại:

A. Số từ C. Lượng từ
B. Danh từ D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 11: Cho các cụm từ “Viên quan ấy, cánh đồng kia, cha con nhà nọ” các từ: Ấy, kia, nọ thuộc từ loại nào?

A. Địnhnh từ C. Chỉ từ
B. Danh từ D. Lượng từ

Câu 12: Chức vụ ngữ pháp điển hình của động từ trong câu là:

A. Chủ ngữ C. Vị ngữ
B. Định ngữ D. Bổ ngử

II. Tự luận: (7,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm)

a. Thế nào là truyện ngụ ngôn?

b. Kể tên các truyện ngụ ngôn mà em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6?

Câu 2 (1,5 điểm)

a. Thế nào là danh từ?

b. Hãy tạo thành cụm danh từ cho các danh từ sau: Mưa, ngôi nhà.

c. Đặt câu với hai cụm danh từ vừa tạo thành?

Câu 3 (4,0 điểm)

Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quí mến?

_____ Hết _____

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

B

C

B

D

C

B

D

C

C

C

C

C

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm)

a/ Nêu đúng khái niệm truyện ngụ ngôn cho 1,0 điểm:

– Là truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo truyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

b/ HS nêu đầy đủ, đúng tên các truyện ngụ ngôn đã học ở lớp 6 cho 0,5 điểm:

– Tên các truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

Câu 2 (1,5 điểm)

a. Nêu đúng khái niệm danh từ (0,5 điểm): Danh từ là những từ chỉ sự vật, hiện tượng, khái niệm.

b. HS tạo đúng mỗi cụm danh từ được 0,5 điểm.

VD

– Ngôi nhà màu xanh ấy

– Một trận mưa to

c. Đặt câu có chứa cụm danh từ vừa tạo thành, mỗi câu đúng được 0,5 điểm.

Câu 3 (4,0 điểm)

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.

Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.

Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.

Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.

Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”

Bình luận (3)
HT
28 tháng 12 2016 lúc 9:54

Xin để gian lận à

Bình luận (4)
AL
28 tháng 12 2016 lúc 15:29

nhung noi song khac nhau nen de k giong nhau nha bn

5 tingsssssssss nak

Bình luận (1)
NM
28 tháng 12 2016 lúc 16:20

Đề KHTN lớp 6:

I. Trắc nghiệm khách quan (5 điểm)

Câu 1: Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A: (1đ)

Câu 2: Hãy khoanh tròn vào chỉ 1 chữ cái (A, B, C, D, E) đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng: (4đ)

1. Điểm khác nhau cơ bản của thực vật với động vật là:

A. Thực vật sống khắp nơi trên trái đất, phản ứng chậm với các chất kích thích từ bên ngoài
B. Thực vật tự tổng hợp chất hữu cơ, phản ứng chậm với các chất kích thích từ bên ngoài, phần lớn không có khả năng di chuyển
C. Thực vật rất đa dạng và phong phú, phần lớn không có khả năng di chuyển
D. Thực vật rất đa dạng và phong phú và sống khắp nơi trên trái đất

2. Cây có rễ cọc là cây có

A. Nhiều rễ con mọc ra từ 1 rễ cái
B. Nhiều rễ con mọc ra từ gốc thân
C. Nhiều rễ con mọc ra từ nhiều rễ cái
D. Chưa có rễ cái không có rễ con

3. Bộ phận quan trọng nhất của hoa là:

A. Tràng hoa và nhị C. Nhị hoa và nhụy hoa
B. Đài hoa và nhuỵ D. Tràng hoa và nhụy hoa

4. Chức năng quan trọng nhất của lá là:

A.Thoát hơi nước và trao đổi khí
B. Hô hấp và quang hợp
C. Thoát hơi nước và quang hợp
D. Hô hấp và vận chuyển chất dinh dưỡng

5. Nguyên liệu chủ yếu lá cây sử dụng để chế tạo tinh bột là

A. CO2 và muối khoáng C. Nước và O2
B. O2 và muối khoáng D. Nước và CO2

6. Cây có thể sinh sản sinh dưỡng bằng thân bò là:

A. Cây rau muống C. Cây cải canh
B. Cây rau ngót D. Cây mùng tơi

7. Cây rau má có thể sinh sản sinh dưỡng bằng

A. Rễ C. Lá
B. Thân D. Củ

8. Tế bào thực vật khác tế bào động vật chủ yếu là:

A. Vách tế bào và nhân C. Lục lạp và nhân
B. Tế bào chất và nhân D. Vách tế bào và lục lạp

II. Tự luận (5 điểm)

Câu 3: Trình bày cấu tạo bộ phận sinh sản chính của hoa (1đ)

Câu 4: Kể tên 10 loại cây và sắp xếp chúng vào 2 nhóm rễ cọc và rễ chùm (1đ)

Câu 5: Trình bày ý nghĩa sự biến dạng của lá (1đ)

Câu 6: Trình bày thí nghiệm của sự vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan ở cây (2đ)

Bình luận (0)
NM
28 tháng 12 2016 lúc 16:26

Đề thi KHTN lớp 6:

Câu 1 (2 điểm):

Phân biệt rễ cọc và rễ chùm. Cho ví dụ.

Câu 2 (3 điểm):

Trình bày cấu tạo trong và chức năng các bộ phận của thân non.

Câu 3 (2 điểm):

Quang hợp là gì ? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp.

Câu 4 (3 điểm):

Mỗi em có thể làm gì để tham gia vào việc bảo vệ và phát triển cây xanh ở địa phương ?

—– Hết —–

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 SINH 6

Câu Đáp án Điểm

Câu 1(2 điểm)

– Rễ cọc có rễ cái to, khoẻ đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên từ rễ cái. Ví dụ: Cây cải, cây hồng xiêm, cây nhãn,…

– Rễ chùm gồm nhiều rễ to, dài gần bằng nhau, thường mọc toả ra từ gốc thân. Ví dụ: Cây tỏi, cây lúa, cây dừa,…

1 đ

1 đ

Câu 2 (3 điểm)

– Vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ:

+ Biểu bì bảo vệ các bộ phận bên trong

+ Thịt vỏ dự trữ và tham gia quang hợp

– Trụ giữa gồm bó mạch và ruột:

+ Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ

+ Mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng

+ Ruột chứa chất dự trữ

0,5 đ

1 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

Câu 3 (2 điểm)

– Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi.

– Sơ đồ :

2015-12-20_214341

1 đ

1 đ

Câu 4 (3 điểm)

– Bảo vệ môi trường: Không vứt rác bừa bãi, bảo vệ môi trường nước, môi trường đất,…

– Không đốt rừng.

– Không chặt cây bừa bãi.

– Trồng them nhiều cây xanh.

– Tuyên truyền cho mọi người về ý thức bảo vệ và phát triển cây xanh.

1 đ

0,5 đ

0,5 đ

0.5 đ

0,5 đ

Tổng câu 10 đ
Bình luận (0)
NM
28 tháng 12 2016 lúc 16:34

Đề hay văn lớp 6:

Câu 1: ( 4điểm)

Chép chính xác bài ca dao sau vào tờ giấy thi và cho biết những từ in đậm thuộc từ loại nào mà em đã học?

Trong đầm gì đẹp bằng sen

xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Câu 2: ( 2điểm)

Câu văn sau có bao nhiêu tiếng?

– Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

Câu 3: ( 4 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu bản thân mình.

———- HẾT ———-

Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi HK1 môn Văn 6

Câu 1 (4 điểm)

– Học sinh chép chính xác bài ca dao ( 2 điểm).

Viết sai một từ trừ 0,1đ.

Câu 2( 2 điểm)

– Xác định đúng 9 tiếng ( 2 điểm)

Câu 3( 4 điểm)

– Kể được những nét tiêu biểu về bản thân mình:

+ Tên, tuổi, học lớp mấy, ở đâu…( 1 điểm).

+ Kể được một số việc làm hàng ngày ( 1 điểm)

+Kể được sở thích, ước mơ nguyện vọng của bản thân (2 điểm)

– Viết sai 5 chữ , 5 lỗi chính tả trừ ( 1 điểm)

Bài viết làm mẫu:

Chào các bạn, mình là Hà Thị Chung, học sinh lớp 6A của một trường vùng trung du- Bắc Bộ. Trường THCS Chương Xá- Huyện Cẩm Khê- tỉnh Phú Thọ. Hôm nay, mình sẽ giới thiệu về bản thân cho các bạn nghe nhé!

Như các bạn học sinh lớp 6, năm nay mình 11 tuổi. Sinh nhật của mình vào một ngày mùa thu ngày 23- 8, mẹ nói mình sinh vào một ngày mát mẻ nên mình thấy thích mùa thu lắm! Hẳn là các bạn cũng muốn biết về gia đình mình đúng không? Mình là em út trong gia đình, mình có chị gái đang học lớp 8 và em trai là học sinh lớp 4. Bố mình là Hà Huy Hoàng, bố làm kỹ sư xây dựng, ngôi nhà của mình do bố thiết kế, bố còn dành riêng cho mấy chị em mình một khu vui chơi nữa. Đó là nơi mình hay ngồi đọc sách mỗi khi mệt mỏi đấy! Mẹ mình là Nguyễn Thị Hoa, mẹ có tâm sự: Mẹ yêu mọi người xung quanh và yêu cả nghề nghiệp của mẹ nữa, nên mình thấy nghề giáo viên mà mẹ chọn rất phù hợp.

Mình thích rất nhiều thứ các bạn ạ! Màu mà mình yêu thích là màu đỏ và màu trắng. Màu đỏ là màu cờ Tổ quốc, màu khăn quàng, màu của may mắn, màu của dòng máu đang chảy trong mỗi người… Mình thích mặc đồng phục màu trắng, đó cũng là màu rất hợp cho học sinh chúng mình đúng không các bạn? Môn học mà mình yêu thích là môn Văn, trong Văn có những câu chuyện hay, những bài học lý thú, những con người, số phận mình chưa được gặp và muốn sẻ chia. Mình cũng thích những môn khoa học nữa, đó là thế giới để mình thấy sự phát triển, sinh sôi. Nên sau này lớn mình rất mong sẽ được làm một nhà khoa học để thỏa thích niềm đam mê tìm hiểu về thế giới và ghi lại những điều mình từng gặp.

Mỗi người trong chúng ta đều mong muốn có những người bạn tốt, mình cũng vậy! Mình thích kết bạn với những người hòa đồng, chân thành, biết nỗ lực trước những khó khăn và tôn trọng người khác.

Ngoài thời gian học bài mình thích giúp bố mẹ trông em, dạy em học bài, giúp mẹ nấu ăn… mình rất muốn nấu ăn ngon như mẹ nữa.

Mình không thích những người gây mất đoàn kết với bạn bè, không thích đi đến trường mà không có bạn đi cùng vì con đường trở nên xa hơn, mình cũng không thích ở nhà một mình, không thích trêu chọc người khác cũng không thích bị điểm kém…

Trên đây là những lời giới thiệu về bản thân để các bạn hiểu mình hơn. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe.

___________ HẾT __________

Bình luận (0)
NM
28 tháng 12 2016 lúc 16:35

Đề Văn hay lớp 6 :

Câu 1(1 điểm).

Trình bày điểm giống và khác nhau giữa truyện Truyền thuyết và truyện Cổ tích ?

Câu 2(1 điểm).

Nêu nội dung ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh Thuỷ Tinh”

Câu 3(2 điểm )

Danh từ là gì? Trong câu danh từ thường đảm nhiệm các chức vụ cú pháp nào ? Cho ví dụ ?

Câu 4( 5 điểm)

Kể về một thầy giáo (hoặc một cô giáo) mà em quý mến

———————–Hết———————–

Đáp án và hướng dẫn chấm điểm

Đề thi HK1 Văn 6 năm 2009 -2010

Câu 1. (2 điểm)

a) (1điểm) Giống nhau:

– Đều là truyện dân gian …

– Đều có yếu tố tưởng tượng, hoang đường, kì ảo,..

b) (1điểm) Khác nhau:

Truyền thuyết

Cổ tích

– Kể về nhân vật, sự kiện thời quá khứ…

– Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân về các sự kiện, nhân vật lịch sử

– Kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc…

-Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về công bằng xã hội: Cái thiện chiến thắng cái ác,…

Câu 2. (1,5 điểm). Mỗi ý gạch đầu dòng 0,5 điểm

Nộị dung ý nghĩa của văn bản “Sơn Tinh Thuỷ Tinh

– Giải thích hiện tượng mưa gió, lũ lụt ở đồng bằng Bắc bộ

– Thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên nhiên của người Việt cổ

– Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

Câu 3. (1,5điểm)

a. (0,5 điểm)

– Danh từ là những từ dùng để chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,…

b. (1 điểm)

– Chức vụ cú pháp của danh từ:

+ Làm chủ ngữ trong câu: Lan học bài.

+ Có khi làm vị ngữ: Bố em là công nhân.

Câu 4. (5 điểm)

* Yêu cầu: Nêu được tình cảm với thầy (cô) giáo mà người viết yêu kính nhất

* Nội dung:

A. Mở bài: (0,5đ)

– Giới thiệu khái quát về người thầy ( hay cô giáo) mà em sắp kể

B.Thân bài: (4đ)

– Miêu tả một vài nét về người thầy ( hoặc người cô) mà em yêu quý (Chú ý nhấn mạnh những nét riêng, những nét ấn tượng)

– Kể về một nét nào đó đặc biệt trong tính cách (hoặc tác phong, hoặc tình yêu thương đối với học trò,…)

– Đối với riêng bản thân em tình cảm sâu sắc nhất đối với người thầy (hay người cô giáo ) đó là gì?

– Tình cảm của em đối với thầy giáo hay cô giáo đó ra sao ?

C. Kết bài: (0,5đ)

Nay tuy không còn được học thầy (cô) đó nữa nhưng em vẫn nhớ về thầy cô bằng sự kính trọng và yêu mến sâu sắc ra sao?

* Hình thức: Kể theo ngôi thứ nhất. Giọng kể thể hiện cảm xúc trân trọng, gần gũi, thân thương đối với thầy ( cô) giáo.

Bài làm mẫu Kể về một thầy giáo (hoặc một cô giáo) mà em quý mến:

Với mỗi học sinh, các bạn sẽ có một tấm gương thầy cô giáo mẫu mực, đáng yêu đáng kính của riêng mình. Với riêng tôi, tôi sẽ không thể nào quên cô Minh, giáo viên chủ nhiệm lớp 6H của tôi bây giờ.

Cô Minh là giáo viên chủ nhiệm và cũng là cô giáo dạy Tiếng Anh của lớp tôi. Cô có dáng người cao và gầy. Đôi mắt cô rất sáng và đẹp. Dáng cô đi lúc nào cũng nhanh nhẹn và có phần vội vã. Cũng đúng thôi vì cô là một giáo viên dạy giỏi cùa trường nên cô thường xuyên bận rộn với rất nhiều việc.

Còn tôi lại là một đứa học sinh nhút nhát và nắm bắt bài rất chậm. Nhất là với môn Tiếng Anh thì tôi càng chậm hiểu hơn nữa. Tuy thế, tôi cũng chẳng dám hỏi ai bao giờ. Ai mà thèm quan tâm đến một đứa học dốt như tôi chứ! Cô Minh cũng vậy thôi. Cô cũng sẽ chỉ thích những hạn học giỏi, thông minh.

Cứ thế, tôi tự cô lập mình trong cái thế giới vỏ ốc của mình. Điểm kiểm tra thấp dần, đến nửa đầu học kì một thì tôi là một trong những học sinh yếu nhất lớp. Tôi chán nản vô cùng và trở nên ít nói, lì chơi với bạn bè cùng lớp. Chắc rằng cũng chẳng có ai muốn chơi với tôi.

Một hôm, khi tôi đang gật gù buồn ngủ thì có tiếng hỏi:

– Lát nữa chắc cô kiểm tra đấy, cậu học với tớ không?

Tôi ngao ngán ngẩng lên thì thấy Bình – cậu lớp trưởng học giỏi nhất lớp đang chờ mình trả lời. Phần vì nể, phần vì lo kiểm tra thật tôi đành gật đầu. Thật không ngờ, Bình lại giảng hay đến thế. Cậu ấy nói đến đâu tôi hiểu đến đấy. Sau buổi ấy, tôi thường xuyên được bạn ấy giúp đỡ rất tận tình…

Cứ như vậy, tôi học khá dần lên, tôi luôn cảm ơn Bình đã giúp đỡ tôi nhiều đến thế. Cho đến một ngày…

Hôm ấy, khi tôi đang sung sướng cầm hài kiểm tra Tiếng Anh được điểm 8 thì có tiếng gọi tôi lên phòng giáo viên gặp cô chủ nhiệm. Tôi lo lắng không biết có chuyện gì. Tôi đâu có mắc lỗi gì mà cô cần gặp tôi? Nhưng thật lạ là nhìn thấy tôi cô lại tươi cười. Bảo tôi ngồi xuống bên cạnh, cô nhìn tôi với ánh mắt đùa vui:

– Bạn Bình có hay bắt nạt em không?

Thấy tôi vẫn ngơ ngác. Cô lại hỏi:

– Em và Bình cùng học với nhau vậy có gì không muốn hỏi các thầy cô em cứ hỏi bạn ấy nhé!

Rồi giọng cô trầm xuống:

– Cô rất tiếc là không có nhiều thời gian để theo sát và giúp đỡ các em. Cô chỉ nắm được tình hình lớp qua các bạn cán bộ lớp. Bình đã hứa là sẽ giúp đỡ em vậy em yên tâm và cố gắng nhé!

Bây giờ thì tôi đã hiểu ra tất cả! Thì ra, cô đã họp cán bộ lớp, hỏi han về tình hình học tập của từng người rồi phân công học sinh giúp đỡ lẫn nhau. Tôi đã từng nghĩ cô là người lạnh lùng, chỉ thích những học sinh giỏi và ghét bỏ những đứa học kém như tôi. Thật không ngờ!… Trở về lớp học, tôi thấy xúc động quá! Vậy là chưa bao giờ tôi đơn độc, còn có biết bao người chăm lo, giúp đỡ tôi học hành. Và tôi thầm biết ơn tất cả những điều tốt đẹp cô giáo chủ nhiệm đã mang đến cho tôi.

—————————- HẾT —————————-

Bình luận (0)
NM
28 tháng 12 2016 lúc 16:39

Đề Văn lớp 6:

A. PHẦN VĂN BẢN

I. Các thể loại truyện dân gian: (định nghĩa)

1. Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

2. Cổ tích: Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:

Nhân vật bất hạnh (Người mồ côi, người con riêng, người có hình dạng xấu xí…); Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ; Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch; Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người).

Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

3. Truyện ngụ ngôn:

Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống

4. Truyện cười: Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.

II. Đặc điểm tiêu biểu của các thể loại truyện dân gian

Truyền thuyết Cổ tích Ngụ ngôn Truyện cười
Là truyện kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử thời quá khứ Là truyện kể về cuộc đời của các nhân vật quen thuộc Là truyện kể mượn chuyện loài vật, đồ vật, cây cối hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người. Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống
Có chi tiết tưởng tượng,kì ảo Có chi tiết tưởng tượng kì ảo Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý Có yếu tố gây cười
Có cốt lõi sự thật lịch sử, cơ sở lịch sử

Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhan dân đối với nhân dân và nhân vật lịch sử được kể

Thể hiện niềm tin và ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện, cái tốt, cái lẽ phải Nêu lên bài học để khuyên dạy người đời Nhằm gây cười, mua vui, phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội, hướng con người đến cái tốt
Người kể, người nghe tin câu chuyện có thật. Người kể, người nghe không tin câu chuyện có thật
III/ Hệ thống kiến thức các văn bản ở các thể loại truyện dân gian
Thể loại Tên truyện Nhân vật
chính
Chi tiết tưởng tượng kì ảo Nghệ thuật Ý nghĩa
Cổ tích CRCT Lạc Long Quân, Âu Cơ Nguồn gốc và hình dạng của LLQ, ÂC và việc sinh nở của ÂC) Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo

Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh

Ngợi ca nguồn gốc cao quí của dân tộc và ý nguyện đoàn kết gắn bó của dân tộc ta.
BCBG Lang Liêu LL được thần mách bảo: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo” Sử dụng chi tiết tưởng tượng

Lối kế chuyện theo trình tự thời gian.

Suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước
Thánh Gióng Thánh Gióng Sự ra đời kì lạ và tuổi thơ khác thường.

Ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt cùng Gióng ra trận.

Gióng bay về trời.

Xây dựng người anh hùng giữ nước mang màu sắc thần kì với chi tiết kì ảo, phi thường, hình tượng biểu tượng cho ý chí, sức mạnh của cộng đồng người Việt trước hiểm hoạ xâm lăng

Cách xâu chuổi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với hình ảnh thiên nhiên đất nước: lí giải ao, hồ, núi Sóc, tre ngà

Ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta.
ST, TT ST, TT Hai nhân vật đều là thần, có tài năng phi thường Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh ST, TT với chi tiết tưởng tượng kì ảo

Tạo sự việc hấp dẫn (ST, TT cùng cầu hôn MN)

Dẫn dắt, kế chuyện lôi cuốn, sinh động

Giải thích hiện tượng mưa bão xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước; thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ.
Sự tích Hồ Gươm Lê Lợi – chủ tướng của nghĩa quân Lam Sơn Rùa Vàng, gươm thần Xây dựng tình tiết thể hiện ý nguyện, tinh thần của dân ta đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm

Sử dụng một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa (gươm thần, RV)

Giải thích tên gọi HHK, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do LL lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang và ý nguyện đoàn kết, khát vọng hoà bình của dân tộc ta.
Thạch Sanh Thạch Sanh TS là một nhân vật có nguồn gốc xuất thân cao quí (được Ngọc Hoàng sai thái tử đầu thai làm con, thần dạy cho võ nghệ)

Tiếng đàn (công lí, nhân ái, yêu chuộng hoà bình)

Niêu cơm thần: (tình người, lòng nhân đạo)

Cung tên vàng

Sắp xếp tình tiết tự nhiên khéo léo (công chúa bị câm trong hang sâu, nghe đàn khỏi bệnh và giải oan cho TS nên vợ chông)

Sử dụng những chi tiết thần kì

Kết thúc có hậu

Ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện
Em bé thông minh Em bé thông minh
(nhân vật thông minh)
Không có yếu tố thần kì, chỉ có câu đố và cách giải đố Dùng câu đố để thử tài- tạo tình huống thử thách để em bé bộc lộ tài năng, phẩm chất

Cách dẫn dắt sự việc cùng mức độ tăng dần, cách giải đố tạo tiếng cười hài hước

Đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian; tạo ra tiếng cười
Cây bút thần
(truyện cổ tích Trung Quốc)
Mã Lương
(kiểu nhân vật có tài năng kì lại)
ML nằm mơ gặp và được cho cây bút bằng vàng, ML vẩt trở nên thật Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật kì ảo

Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật tăng tiến phản ánh hiện thực cuộc sống với mâu thuẩn xã hội không thể dung hòa

Kết thúc có hậu, thể hiện niềm tin của nhân dân vào khả năng của những con người chính nghĩa, có tài năng.

Khẳng định tài năng, nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân, chống lại các ác

Ước mơ và niềm tin của nhân dân về công lí xã hội và khả năng kì diệu của con người.

ÔLĐCVCCV Vợ chồng ông lão Hình tượng cá vàng – là công lí, là thái độ của nhân dân với người nhân hậu và những kẻ tham lam. Tạo nên sự hấp dẫn cho truyện bằng yếu tố hoang đường

Kết cấu sự kiện vừa lặp lại tăng tiến; Xây dựng hình tượng nhân vật đói lập, nhiều ý nghĩa; Kết thúc truyện quay về hoàn cảnh thực tế.

Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.
Ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng Ếch Có yếu tố ẩn dụ ngụ ý Xây dựng hình tượng gần gũi với đơì sống

Cách nói ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên, sâu sắc

Cách kể bất ngờ, hài hước, kín đáo

Ngụ ý phê phán những người hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ chúng ta phải biết mở rộng tầm nhìn, không chủ quna kiêu ngạo.
Thầy bói xem voi 5 thầy bói mù Có yếu tố ẩn dụ ngụ ý Cách nói ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên, sâu sắc:

Lặp lại các sự việc Cách nói phóng đại Dùng đối thoại, tạo tiếng cười hài hước, kín đáo
Khuyên con người khi tìm hiểu về một sự vật, hiện tượng phải xem xét chúng một cách toàn diện.
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng 5 bộ phân của cơ thể người Có yếu tố ẩn dụ, ngụ ý Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ (mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người) Nêu bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng không thể sống đơn độc, tách biệt mà cần đoàn kết, tư, gắn bó để cùng tồn tại và phát triển.ơng trợ
Đeo nhạc cho mèo Có yếu tố ẩn dụ, ngụ ý Sgk (đọc thêm) Sgk (đọc thêm)
Truyện cười Treo biển Chủ nhà hàng bán cá Có yếu tố gấy cười (người chủ nghe và bỏ ngay, cuối cùng cất nốt cái biển) Xây dựng tình huống cực đoan, vô lí (cái biển bị bắt bẻ) và cách giải quyết một chiều không suy nghĩ, đắn đo của chủ nhà hàng

Sử dụng những yếu tố gây cười

Kết thúc bất ngờ: chủ nhà hành động cất nốt cái biển

Tạo tiếng cười hài hước, vui vẻ, phê phán những người thiếu chủ kiến khi hành động và nêu lên bài học về sự cần thiết phải tiếp thu ý kiến có chọn lọc.
Lợn cưới, áo mới Anh lợn cưới và anh áo mới Có yếu tố gây cười (cách hỏi, cách trả lời và điệu bộ khoe của lố bịch) Tạo tình huống gây cười

Mỉêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ khoe rất lố bịch của hai nhân vật

Sử dụng biện pháp nghệ thuật phóng đại.

Chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của – một tính xấu khá phổ biến trong xã hội.

IV. So sánh các thể loại dân gian

1/ So sánh truyền thuyết và truyện cổ tích.

Giống nhau:

Đều có yếu tố hoang đường, kì ảo. Đều có mô típ như sự ra đời kì lạ và tài năng phi thường của nhân vật chính

Khác nhau:

Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện được kể. Truyện cổ tích kể về cuộc đời của các nhân vật nhất định và thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về công lí xã hội.

* So sánh NN với TC:

Giống nhau: Đều có chi tiết gây cười, tình huống bất ngờ.

Khác nhau:

Mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học trong cuộc sống. Mục đích của truyện cười là mua vui, phê phán, chế giễu những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.

V. Văn học trung đại:

Đặc điểm truyện trung đại:

Thường được tính từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX – Văn xuôi chữ Hán. Nội dung mang tình giáo huấn Vừa có loại truyện hư cấu, vừa có loại truyện gắn với ký hay sử Cốt truyện đơn giản. Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể, qua hành động và ngôn ngữ thoại của nhân vật.

1. Con hổ có nghĩa: có hai con hổ có nghĩa

A. Nghệ thuật:

Sử dụng nghệ thuật nhân hoá, xây dựng mang ý nghĩa giáo huấn. Kết cấu truyện có sự tăng cấp khi nói về cái nghĩa của hai con hổ nhằm tô đậm tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.

B. Ý nghĩa văn bản: Truyện đề cao giá trị đạo làm người: Con vật còn có nghĩa nghĩa huống chi là con người.

2. Mẹ hiền dạy con:

A – Nghệ thuật:

Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian với năm sự việc chính về mẹ con thầy Mạnh Tử Có nhiều chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động đối với người đọc.

B – Ý nghĩa:

Truyện nêu cao tác dụng của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Vai trò của bà mẹ trong việc dạy dỗ con nên người.

3. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.

A – Nghệ thuật:

Tạo nên tình huống truyện gay cấn Sáng tạo nên các sự kiện có ý nghĩa so sánh, đối chiếu Xây dựng đối thoại sắc sảo có tác dụng làm sáng lên chủ đề truyện (nêu cao gương sáng về một bậc lương y chân chính)

B – Ý nghĩa:

Truyện ngợi ca vị Thái y lệnh, không những giỏi về chuyên môn mà còn có tấm lòng nhân đức, thương xót người bệnh. Câu chuyện là bài học về y đức cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau.

Lưu ý: Phần tóm tắt văn bản: đọc lại văn bản, tóm tắt theo cách ngắn gọn nhất

Bình luận (0)
NM
28 tháng 12 2016 lúc 16:46

Đề KHTN lớp 6:

Câu 1: Nêu đặc điểm của cơ thể sống?

Trả lời: Cơ thể sống có những đặc điểm quan trọng sau đây:

Có sự trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài) thì mới tồn tại được. Lớn lên và sinh sản.

VD: con gà, cây đậu, con chó, cây bàng…..

Câu 2: Nêu đặc điểm chung của thực vật? Vì sao nói thực vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú?

Trả lời:

Đặc điểm chung của thực vật là: Tự tổng hợp được chất hữu cơ. Phần lớn không có khả năng di chuyển. Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài. Ta nói thực vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú vì thực vật sống ở mọi nơi trên trái đất, có nhiều loài khác nhau, thích nghi với môi trường sống.

Câu 3: Dựa vào đâu để phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa?

Thực vật có hoa gồm những cơ quan nào? Nêu ví dụ về một số cây có hoa, một số cây không có hoa.

Trả lời:

Dựa vào cơ quan sinh sản để phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa: Thực vật có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt. Thực vật không có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt. Thực vật có hoa gồm có các loại cơ quan sau: Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá có chức năng chính là nuôi dưỡng cây. Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt có chức năng sinh sản, duy trì và phát triển nòi giống. VD: Cây có hoa: cây cải, cây sen, cây lúa……. Cây không có hoa: cây rêu, cây quyết, dương xỉ….

Câu 4: Tế bào thực vật có hình dạng và kích thước như thế nào? Bao gồm những thành phần nào? Mô là gì? Kể tên một số mô thực vật.

Trả lời:

Tế bào thực vật có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, cấu tạo gồm các thành phần chính sau: Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định . Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào. Chất tế bào: chứa các bào quan. Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Không bào Mô là một nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng. VD: mô phân sinh ngọn, mô mềm, mô nâng đỡ.

Câu 5: Trình bày quá trình phân bào? Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật?

Trả lời:

Tế bào sinh ra và lớn lên đến một kích thước nhất định sé phân chia thành 2 tế bào con, đó là sự phân bào. Chỉ những tế bào ở mô phân sinh mới có khả năng phân chia, quá trình phân bào diễn ra như sau: Đầu tiên từ 1 nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau. Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện một vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành hai tế bào con. Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho tới khi bằng tế bào mẹ Sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp cây sinh trưởng và phát triển.

Câu 6: Có mấy loại rễ chính ? Nêu ví dụ minh họa.

Rễ gồm mấy miền? Nêu chức năng của mỗi miền?

Trả lời:

Có 2 loại rễ chính: Rễ cọc: gồm rễ cái và các rễ con.VD: rễ cây cải, mít , xoan, nhãn…. Rễ chùm: gồm những rễ con mọc từ gốc thân. VD: rễ cây lúa, ngô, hành.. Rễ gồm 4 miền: Miền trưởng thành: có chức năng dẫn truyền. Miền hút: hấp thụ nước và muối khoáng. Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra. Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ.

Câu 7: Nêu các bộ phận của miền hút và chức năng của chúng?

Trả lời: Cấu tạo của miền hút gồm 2 bộ phận chính:

Vỏ gồm: biểu bì có nhiều lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan. phía trong là thịt vỏ có chức năng vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa. Trụ giữa gồm mạch gỗ và mạch rây, ruột. Mạch gỗ chuyển nước và muối khoáng, mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ đi nuôi cây. Ruột chứa chất dự trữ.

Câu 8: Cây cần nước và các loại muối khoáng như thế nào? Bộ phận nào của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng?

Trả lời:

Cây cần nước và các loại muối khoáng hòa tan, trong đó cần nhiều muối đạm, muối lân, muối kali. Nhu cầu nước và muối khoáng là khác nhau với từng loai cây, các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây. Bộ phận lông hút của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng. Nước và muối khoáng trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây.

Câu 9: Có những loại rễ biến dạng nào? Nêu chức năng của chúng.

Trả lời:

Rễ củ: chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả. VD: cây cải củ, cà rốt Rễ móc: giúp cây leo lên. VD: trầu không, hồ tiêu, vạn niên thanh. Rễ thở: lấy oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất. VD: bụt mọc, mắm, bần. Rễ giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. VD: tơ hồng, tầm gửi.

Câu 10: Thân cây gồm những bộ phận nào? Có mấy loại thân?

Trả lời:

Thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách. Chồi nách phát triển thành cành mang lá hoặc cành mang hoa. Có những loai thân sau: Thân đứng gồm: thân gỗ (bàng, xoan, lim..), thân cột (cau, dừa..), thân cỏ (cỏ mần trầu). Thân leo: gồm thân cuốn (mồng tơi), tua cuốn (mướp, đậu ván) Thân bò: rau má, …

Bình luận (0)
H24
29 tháng 12 2016 lúc 19:56

ạn hỏi nguyenducphuong ý nó đi khắp nơi tìm đề thi cho bạn đó

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PT
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
CV
Xem chi tiết
HU
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
SB
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
TB
Xem chi tiết
2N
Xem chi tiết