1.Bị động với động từ có 2 tân ngữ
2.Bị động với động từ khuyết thiếu
3.Bị động với “be going to”
4.Bị động với câu mệnh lệnh thức
5. Bị động kép
6.Cấu trúc bị động với chủ ngữ giả “it”.7.Cấu trúc câu bị động với “make”, “let”, “have”, “get”
8.Bị động kép
6,7 mình ko chắc chắn có phải dạng bị động ko
1. Bị động với 2 tân ngữ
2. Bị động với động từ khuyết thiếu
3. Bị động với " be going to "
4. Bị động với câu mệnh lệnh thức
5. Cấu trúc bị động với chủ ngữ giả " it "
6. Cấu trúc câu bị động với “make”, “let”, “have”, “get”
7. Bị động kép
I- Bị động với động từ có 2 tân ngữ
Ta thường gặp một số câu có 2 tân ngữ đi sau động từ:
Ta thấy sau động từ: “gave” có 2 tân ngữ là “me” và “a book”. Trong 2 tân ngữ này thì “a book” được gọi là tân ngữ trực tiếp (trực tiếp chịu tác động của động từ “gave” – đưa.) Còn “me” được gọi là tân ngữ gián tiếp (không trực tiếp chịu tác động của động từ).
Ta hiểu động từ “đưa” ở đây là ta “cầm, nắm” “CÁI GÌ” ở trên tay rồi đứa “NÓ” cho “AI ĐÓ”. Và “CÁi GÌ” ở đây sẽ trực tiếp chịu tác động của động từ nên gọi là tân ngữ trực tiếp. Còn “AI ĐÓ” không trực tiếp chịu tác động của động từ nên gọi là tân ngữ gián tiếp.
Ta có cấu trúc câu chủ động với động từ có 2 tân ngữ:
S + V + Oi + Od
Trong đó: S (subject): Chủ ngữ
V (verb): Động từ
Oi (indirect object): tân ngữ gián tiếp (Không trực tiếp chịu tác động của động từ)
Od (direct object): tân ngữ trực tiếp (Tân ngữ trực tiếp chịu tác động của động từ)
Câu bị động sẽ có 2 trường hợp như sau:
- TH1: ta lấy tân ngữ gián tiếp lên làm chủ ngữ trong câu bị động
S + be + VpII + Od
- TH2: Ta lấy tân ngữ trực tiếp lên làm chủ ngữ trong câu bị động:
S + be + VpII + giới từ + Oi
Ví dụ:
- Chủ động: She gave me an apple yesterday. (Cô ấy đưa cho tôi một quả táo ngày hôm qua.)
S V Oi Od
(me: tân ngữ gián tiếp; an apple: tân ngữ trực tiếp)
- Bị động:
Ta lấy tân ngữ gián tiếp lên làm chủ ngữ nên “me” chuyển thành “I”.
Ta lấy tân ngữ trực tiếp “an apple” lên làm chủ ngữ và sau động từ phân từ 2 ta sử dụng giới từ “to”.
II- Bị động với động từ khuyết thiếu
Các động từ khuyết thiếu (modal verb)O: Can, could, would, should, may, might, need, must, ought to
Chủ động : S + Modal V + V(nguyên thể) + O
Bị động: S + modal V + be + VpII + (+ by + O)
III- Bị động với “be going to”
Chủ động: S + be + going to + V + O
Bị động: S + be + going to + be + VpII + (by + O)
IV- Bị động với câu mệnh lệnh thức
Ta thường gặp các câu mệnh lệnh thức như:
- Close the door! (Đóng cửa vào)
V O
- Open the book! (Mở sách ra)
V O
Ta thấy cấu trúc của của câu mệnh lệnh thức đó là:
Dạng chủ động: V + O
Bị động: S + should/must + be + V-pII
V- Cấu trúc bị động với chủ ngữ giả “it”.
It + be + adj + (for sb) + to do st
-> It + be + adj + for st to be done
VI- Cấu trúc câu bị động với “make”, “let”, “have”, “get”
Ta có:
* Make sb do st -> Make st done (by sb): bắt ai đó làm gì
* Let sb do st -> let st done (by sb): cho phép, để cho ai đó làm gì
* Have to do st -> St have to be done: phải làm gì
* Have sb do st -> have st done (by sb): Nhờ ai đó làm gì
* Get sb to do st -> get st done (by sb): Nhờ ai đó làm gì
VII- Bị động kép
1. Khi V1 chia ở các thì hiện tại như hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành.
S1 + V1 + that + S2 + V + …
* TH1: It is + V1-pII that + S2 + V + …
* TH2: Khi V2 chia ở thì hiện tại đơn hoặc tương lai đơn
S2 + is/am/are + V1-pII + to + V2(nguyên thể) +….
* TH3: Khi V2 chia ở thì quá khứ đơn hoặc hiện tại hoàn hành
S2 + is/am/are + V1-pII + to have + V2-PII + …
2. Khi V1 chia ở các thì quá khứ (quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, quá khứ hoàn thành).
S1 + V1 + that + S2 + V + ….
* TH1: It was + V1-pII + that + S2 + V + …
* TH2: Khi V2 chia ở thì quá khứ đơn:
S2 + was/were + V1-pII + to + V2 (nguyên thể) + …
* TH3: Khi V2 chia ở thì quá khứ hoàn thành:
S2 + was/ were + V1-pII + to + have + V2-pII + …