Tập làm văn lớp 6

VX

các bn giúp mik nhé: cảm nhận đoạn thơ:

Canh cá trầu mẹ thường hay nấu khế

Khế trong vườn thêm một ít rau xanh

Ừ thế đó mà một đời xa cách

Ba mươi năm trở lại nhà nước mắt xuống mâm cơm

cảm ơn các bn :)

NL
10 tháng 10 2017 lúc 19:05

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/71912.html

Bình luận (0)
NT
10 tháng 10 2017 lúc 19:07

Ôi! Nhớ biết mấy cái hương vị thân thương của quê nhà, của lòng mẹ. Ba mươi năm, quãng thời gian quá dài đủ để người ta cảm nhận sâu sắc hai từ mong nhớ. Người con đã trở về, đã khác xưa nhiều lắm, nhưng món canh mẹ nấu vẫn vậy, vẫn là cá tràu nấu khế cùng một ít rau thơm. Cái món ăn nhỏ bé, vậy mà chứa đựng cả tình yêu thương to lớn của người mẹ dành cho con. Cái món ăn thân thuộc, nhưng mới lạ mỗi khi nghĩ đến, mỗi lần nếm lại. Bởi những lúc đó, nó còn hoà quyện thêm vị ngọt của yêu thương, vị cay của nỗi niềm da diết, và hơn cả là vị mặn nước mắt chứa chan... Chế Lan Viên đã rất tinh tế khi bày tỏ tình cảm của mình qua hình ảnh vô cùng giản dị nhưng ý nghĩa: Canh cá tràu...

Bình luận (0)
H24
10 tháng 10 2017 lúc 22:37

Tham khảo :))

Có lẽ, ai trong mỗi chúng ta cũng có những kỉ niệm về quê hương yêu dấu! Với Đỗ Trung Quân thì :

“ Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày…”

, song với Chế Lan Viên – một người con của xứ sở miền Trung- quê gốc ở Cam Lộ, Quảng Trị , rồi sau chuyển về sống tại An Nhơn, Bình Định thì hoàn toàn khác – với ông, quê hương gắn liền với tình mẹ và món ăn mà mẹ nấu:

Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế
Khế trong vườn, thêm một tí rau thơm
Ừ, thế đó mà một đời xa cách mẹ
Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm

( CANH CÁ TRÀU – Hoa trên đá – Nxb. Văn học – 1984)

Bài thơ ngắn, gọn, giản dị mà sâu lắng! Giản dị trong từng câu chữ, bình dị trong tên gọi món ăn. Cá tràu hay cá quả, cá lóc đều là một, nhưng khi nhắc đến tên cá tràu, người miền Trung nào cũng thấy nhớ, thấy thương- nhớ dư vị quê hương, thương con người chân chất, mộc mạc, lam lũ, ít màu mè, hoa lá. Vậy nhưng món canh này lại vừa ngon, vừa hấp dẫn. Có màu vàng, vị thanh chua của khế, điểm xuyết sắc xanh và thơm nức của “rau thơm” quyện trong thịt cá trắng ngần:

Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế
Khế trong vườn, thêm một tí rau thơm

Nó ngon, đậm đà, đầm ấm! Có lẽ, tứ thơ được gợi hứng từ câu ca dao: “Anh đi anh nhớ quê nhà; Nhớ canh rau muống nhớ cà đầm tương”; nhưng không phải đưa đẩy để nhớ người thương như bài ca dao; mà bởi vì mẹ! Bát canh đơn sơ ấy là cả công sức lam lũ của mẹ mới có được, từ cá, khế hay rau thơm! Vị ngọt lành của bát canh không chỉ do vị ngọt thật sự mà còn ngọt thêm bởi tình mẹ bao la!

Thế nhưng, cuộc đời thật lắm nhưng điều không như ý! Tiếng “ừ” trong câu “Ừ, thế đó mà một đời xa cách mẹ” nghe như ngậm ngùi, tiếc nuối, xót xa! Bởi:

“Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm”

Ba mươi năm- kể từ ngày tác giả đi theo cách mạng năm 1945! Vì nhiệm vụ mà phải xa mẹ biền biệt, khi nhớ mẹ chỉ để trong lòng, chỉ cất giữ tiếng mẹ như kỉ vật thiêng liêng, mong chờ ngày thống nhất sẽ vỡ òa trong tiếng mẹ, bên tình mẹ, được yêu thương, vỗ về, nũng nịu, vì:

Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”

(Con cò)

Nhưng than ôi, sau ba mươi năm, giây phút đoàn viên, nhà còn đây, bát canh cá tràu còn đây, tiếng nói quê hương còn đây mà mẹ đã đi rồi! Tiếng gọi mẹ yêu thương giờ không còn được gọi nữa, tiếc nuối, bùi ngùi, day dứt, đau khổ đan xen, để rồi ngồi bên bát canh ngọt lành mà “Nước mắt xuống mâm cơm”. Quả như lời thơ của Thích Nhất Hạnh:

Rủi mai này Mẹ hiền có mất đi
Như đóa hoa không mặt trời
Như trẻ thơ không nụ cười
ngỡ đời mình không lớn khôn thêm
Như bầu trời thiếu ánh sao đêm

Bài thơ kết thúc“trong sự dồn nén cảm xúc qua thể thơ thất ngôn hiên đại nên vừa sâu sắc, vừa trong sáng trong ý và tứ thơ. Nó không chỉ nói lên tình cảm của tác giả với mẹ mà còn nói dùm cho lòng ta. Bởi vậy, để hiểu nó ta phải cảm bằng tâm và tình, nó giúp ta nhận ra chân lí rất đỗi bình thường: những ai ***** đừng để mẹ buồn, đừng để nước mắt mẹ rơi, biết không.

Bài thơ vùa nhẹ nhàng, giản dị mà cũng thật thâm thúy!

Sau hàng ngàn năm ngủ quên, thơ ca Việt Nam bừng tỉnh qua phong trào Thơ Mới. Nó không chỉ khởi đầu cho những cái tôi cá nhân tiến bộ mà còn thức tỉnh tâm hồn, khao khát tự khẳng định mình của nữ giới, được thể hiện trong sáng tác của nữ sĩ Anh Thơ. Hồn thơ của bà trong sáng, đẹp đẽ, thấm đẫm hồn quê hương Kinh Bắc, đặc biệt qua bài thơ “Chiều xuân”:

Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen xà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió.
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm.
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa
.

Bài thơ đặc tả nét đặc sắc của thời tiết xứ bắc vào mùa xuân nói riêng và của cả đất trời đang vào xuân!

Ba khổ thơ trong bài là ba cảnh đẹp khác nhau! Khổ đầu là cảnh bến vắng. Khổ tiếp là cảnh đường đê. Cuối cùng là cánh đồng quê thân thuộc! Mỗi khổ thơ đẹp như một bài thơ tứ tuyệt!

Trong chiều mưa lạnh này, nơi bến sông rìa làng càng tiêu điều vắng vẻ. Một khung cảnh không âm thanh, không sắc màu tươi sáng: mưa rơi rất êm qua từ láy “êm êm” gợi tả một không gian êm đềm trong làn “mưa xuân phơi phới bay”; bến rất vắng, có được con đò thì cũng lười biếng bất động – Con đò chiều mưa được nhân hoá, như một kẻ lười biếng nằm nghỉ, vô tâm và vô tình; một quán nước không người “im lìm” đến lạ. Động đậy một chút chỉ là những cánh hoa xoan tím rụng tơi bời. Nhưng những cánh hoa ấy lại quá nhỏ và nhẹ, nó lẫn với màn mưa rồi cùng chìm vào cái vắng và lặng của trời chiều. Một bức tranh quê thanh tĩnh đến lạ, đẹp đến ngẩn người!

Vẫn làn mưa bụi ấy bay dăng nhưng đã có sự hoạt động: có đàn sáo khi bay khi đậu, có trâu bò gặm cỏ, và những “Cánh bướm rập rờn bay trước gió”. Đoạn thơ có nhiều nét tươi mát và thơ mộng. Chữ “non”, chữ “biếc” gợi lên màu xanh ngọt ngào; chữ “tràn” gợi tả vẻ tốt tươi, mơn mởn, căng đầy sức sống, nhựa sống của những thảm cỏ xuân trên đường đê uốn lượn, nó chứng tỏ người viết biết quan sát và lại có hồn thơ nên cảnh vừa thực lại vừa có cái kì ảo, như câu thơ: “Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa” hay cái sắc “cỏ non tràn biếc cỏ”“đàn sáo mổ vu vơ”. Những ý thơ ấy điểm xuyết cho những câu thơ tả thực, tạo nên cái lung linh sinh động của cảm giác, ảo giác. Có những cảnh bình thường, quen thuộc, hàng ngày ai cũng thấy, qua mắt nhìn Anh Thơ bỗng nhiên mới mẻ đầy kì thú.

Điều đáng quý ở Anh Thơ là chị tìm cảm hứng ngay từ những khung cảnh bình dị đời thường. Chị không mĩ lệ hóa nhưng vẫn tìm được cái đẹp trong sự bình dị ấy. Đoạn cuối bài thơ “Chiều xuân” vẫn là cảnh thường thấy ở chốn quê: cảnh ngoài cánh đồng đang mùa cào cỏ. Bài thơ rất dễ bằng phẳng nếu ở đoạn cuối này không có nét gì đột biến. Nét đột biến ở đây là… một cô nàng yếm thắm, một cái giật mình thảng thốt làm bừng sáng không gian thơ, như “hồn dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”:

“Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng

Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra

Làm giật mình một cô nàng yếm thắm

Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa”.

Nó có nét đột biến như Xuân Diệu trong bài “Đây mùa thu tới”:

“Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”

So với cảnh đầu bài thơ, ở đây không gian đã hoạt động hơn, đã có con người làm lụng và cảm xúc, ruộng lúa sắp ra hoa thay vì hoa xoan rụng. Một cái khởi đầu của mầm sống thay cho một sự tàn lụi. Cảnh sắc bớt vắng vẻ, bài thơ có được cái ấm áp của đời thường.

“Chiều xuân” là một bức cổ hoạ xinh xắn. Không phải cảnh lầu son gác tía, mà là cảnh bình dị, thân thuộc nơi đồng quê, làng quê thuộc đồng bằng Bắc Bộ ngày xưa, là hồn xuân xứ sở. “Chiều xuân” là một bài thơ hay và đậm đà.

Bình luận (3)
NT
10 tháng 10 2017 lúc 19:08

Nhan đề của bài thơ là tên của một mòn ăn dân dã rất quen thuộc trong mâm cơm thường nhật của mọi gia đình Việt Nam, kể cả Nam, Trung, Bắc. Đó là món canh cá tràu. Cá tràu ở miền Bắc gọi là cá quả và miền nam gọi là cá lóc. Cá tràu là tiềng miền Trung, quê hương của tác giả. Để món canh này có được vị chua có nơi nấu với dấm, với chanh, với mẻ, với thơm, với lá me, trái me … và đặc biệt là với khế như trong bài thơ này nhà thơ đã biết :

Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế

Khế trong vườn, thêm một tí rau thơm

Đúng là canh cá tràu không chỉ ngon mà còn đẹp. Bởi lẽ đây là một món ăn với nhiều màu sắc hòa hợp. Ít nhất cũng là màu vàng của khế chín, màu xanh của rau thơm và màu trắng của khứa cá tràu. Không chỉ ngon miệng mà còn ngon mũi và mắt.

Tô canh cá tràu chính là kết tinh bao công sức của mẹ. Khế trong vườn. Rau thơm cũng trong vườn. Mọi thứ trong vườn đều do mẹ nhiều công vun trồng chăm bón. Không những thế, tô canh còn là một công trình bếp núc của mẹ.

Nếu chàng trai trong ca dao ngày xưa xa quê, nhớ nhà là “nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương” những món ăn dân dã quen thuộc của quê nhà thì đây là món cá tràu cũng là duyên cớ gợi Chế Lan Viên nhớ về mẹ, nhớ về quê hương của mình.

Ừ, thế đó mà một đời xa cách mẹ

Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm

Nếu câu ba là một trầm tư sâu lắng thì câu 4 khép lại bài thơ là một nỗi buốt nhức lòng. Nói “ba mươi năm” là tính từ tháng 8 năm 1945, thời điểm nhà thơ rời nhà tham gia cách mạng, đến ngày thống nhất đất nước 30 tháng 4 năm 1975 ông mới trở lại nhà. Cụm từ thế đó thật cô động và hàm xúc, nêu bật lên được nỗi đau của nhà thơ : chỉ là một tô canh cá tràu nấu với khế vườn nhà giản dị thế thôi mà ông phải trải qua đến ba mươi năm chiến tranh dữ dội : máu, nước mắt đau thương, tang tóc, mất mát hy sinh, li biệt đến vô cùng … mới được một ngày nếm lại. Nhưng than ôi ! Giờ đây tô canh cá tràu nấu với rau khế vườn nhà tuy vẫn còn đó, nhưng mẹ thương yêu, người hay nấu canh cá tràu xưa, đã khuất bóng còn đâu !

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LY
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
TK
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NQ
Xem chi tiết