+ Ko để những người thường khai thác gỗ vào rừng chặt phá
+ Nên đặt biển báo
+ Bảo vệ rừng sau khi trồng
....
- Xây dựng các chương trình về thông tin - giáo dục
- truyền thông, phổ biến kiến thức về pháp luật bảo vệ và phát triển rừng nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng của các chủ rừng, chính quyền các cấp, các ngành và toàn xã hội.
- Đổi mới phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận thông tin, nhất là đối với đồng bào dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa. Đưa kiến thức cơ bản về bảo vệ tài nguyên rừng vào chương trình giảng dạy ở cấp tiểu học và trung học. In ấn, phát hành các tài liệu tuyên truyền để phân phát cho các cộng đồng, xây dựng các bảng tuyên truyền ở những khu vực công cộng, trên giao lộ, cửa rừng...
- Vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng; xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng ở cấp xã
a) Giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng, tổ chức thực hiện cơ chế hưởng lợi của người làm rừng, sắp xếp lại lâm trường quốc doanh.
- Đến nay cả nước đã giao 9,999,892ha rừng, trong đó giao cho các doanh nghiệp nhà nước 2,291,904ha, Ban quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ quản lý 3,981,858ha; hộ gia đình, cá nhân 2,806,357ha; Cộng đồng dân cư 70,730ha; các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang 228,512ha. Cho thuê 75,191ha, trong đó cho các tổ chức kinh tế thuê 69,270ha; cho hộ gia đình, cá nhân thuê 1,709ha; cho tổ chức nước ngoài thuê 4,212ha. Như vậy, về cơ bản Việt Nam đã chuyển đổi căn bản cơ chế rừng tập trung vào Nhà nước trước đây sang cơ chế quản lý mới đa dạng về chủ rừng, đặc biệt là khẳng định chủ trương tiếp tục giao rừng tự nhiên cho các hộ gia đình, cá nhân; đã thể chế hóa quy định pháp luật và triển khai trên thực tiễn việc công nhận hình thức quản lý rừng của cộng đồng dân cư. Cùng với đẩy mạnh công tác giao rừng và đất lâm nghiệp, hiện nay ngành lâm nghiệp đang giao khoán cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng và tổ chức bảo vệ gần 2,45 triệu hécta rừng, trong đó: rừng đặc dụng 285 nghìn hécta, rừng phòng hộ 2 triệu hécta, rừng sản xuất 215 nghìn hécta. Thực tiễn khẳng định đây là quan điểm phát triển lâm nghiệp đúng đắn trong nền kinh tế thị trường, nhờ đó huy động được các nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong những năm qua.
b) Nhiều cơ chế quản lý bảo vệ rừng được ban hành nhằm đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa ngày càng có hiệu quả.
- Chính sách về quyền hưởng lợi của chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/ 2001 của Thủ tướng Chính phủ bước đầu kích thích chủ rừng và người nhận khoán đầu tư bảo vệ và phát triển rừng cần tổng kết thực tiễn để sớm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp
với thực tiễn.
- Việc đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh đã được triển khai thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị và Quyết định số 187/1999/QĐ-TTg, Nghị định số 200/2004/NĐ–CP. Tuy còn những khó khăn và vướng mắc về cơ chế hoạt động, nhưng về cơ bản các lâm trường sau khi được sắp xếp lại đã được định hướng rõ nét hơn về cơ chế tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều lâm trường đã điều chỉnh giảm về quy mô diện tích (theo kiểu bao chiếm đất, sử dụng hiệu quả thấp) để dành quỹ đất lâm nghiệp giao cho các tổ chức, cá nhân khác quản lý bảo vệ tốt hơn.
- Các biện pháp quản lý rừng cộng đồng được thực hiện, trong đó việc hỗ trợ và hướng dẫn gần 40.000 cộng đồng dân cư thôn, bản xây dựng và thực hiện quy chế bảo vệ rừng đã góp phần quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, phát huy tính tự quản và sự cố kết của cộng đồng trong bảo vệ rừng.
- Thực hiện Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 25/11/ 1998 của Thủ tướng Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp. Uỷ ban nhân dân các tỉnh đã và đang tổ chức rà soát chiến lược phát triển lâm nghiệp, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã thực hiện các biện pháp tăng cường trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn, tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp. Nhìn chung, trong thời gian qua các cấp chính quyền địa phương đã nâng cao vai trò trách nhiệm trong bảo vệ rừng, tuy nhiên ở một số địa phương, nhất là chính quyền cơ sở vẫn chưa coi trọng, quan tâm đúng mức đến công tác này, rừng vẫn tiếp tục bị phá, bị cháy...
- Lực lượng kiểm lâm được đổi mới theo định hướng kiểm lâm phải bám rừng, bám dân, gắn với chính quyền cơ sở, đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân, huy động sức mạnh của toàn xã hội cho sự nghiệp bảo vệ rừng. Thời gian qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nhiều văn bản quy định tăng cường đào tạo nghiệp vụ và rèn luyện phẩm chất chính trị đối với lực lượng kiểm lâm. Tổ chức đưa trên 4.000 công chức kiểm lâm về phụ trách địa bàn cấp xã để giúp chính quyền cơ sở nắm vững tình hình tài nguyên rừng và thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng tại gốc. Việc tuyển dụng được thực hiện theo quy trình chặt chẽ hơn. Đối với những cán bộ kiểm lâm có vi phạm, dấu hiệu thoái hóa biến chất, kiên quyết xử lý kỷ luật, đưa ra khỏi ngành. Kiểm lâm đang từng bước nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân, của chính quyền các cấp trong cuộc đấu tranh bảo vệ rừng.
Theo mình
+ ko để những người hay khai thác gỗ vào rừng chặt phá
+Nên phải đặt biển báo
+ Xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng ở cấp xã
+bảo vệ rừng sau khi trồng,.............
Chúc bạn học tốt nhé
Quan điểm và mục tiêu. a. Quan điểm. - Bảo vệ rừng là trách nhiệm của toàn dân tộc, các cấp, các ngành, trong đó kiểm lâm là lực lượng nòng cốt. - Bảo vệ chặt chẽ đối với rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, mở rộng quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và nâng cao trách nhiệm tự bảo vệ đối với rừng sản xuất của chủ rừng. Các chủ rừng có diện tích rừng lớn phải có lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách. - Bảo vệ rừng gắn với phát triển, sử dụng rừng bền vững, duy trì diện tích lâm phần rừng ổn định, chú trọng bảo vệ rừng tận gốc và kiểm soát lâm sản tại nơi chế biến, tiêu thụ, hạn chế kiểm soát trong lưu thông. b. Mục tiêu Mục tiêu tổng quát: Nâng cao năng lực quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ ổn định lâm phận các loại rừng; phát huy vai trò, lợi thế của từng loại rừng, trên cơ sở bảo tồn, sử dụng, cung cấp các dịch vụ và phát triển rừng bền vững, góp phần phát triển kinh tế và xã hội, duy trì các giá trị đa dạng sinh học của rừng, góp phần tích cực bảo vệ môi trường và thích ứng, giảm thiểu biến đổi khí hậu.